ASIAD 19: eSports Việt Nam tự tin ra quân, kỳ vọng 'tiến xa nhất có thể'
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.Lương cơ sở tăng từ ngày 1.7, người lao động, công nhân viên chức đóng BHYT thế nào?
Tập đoàn Anabuki là một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu của Nhật Bản, bao gồm 40 công ty thành viên hoạt động trong và ngoài nước. Anabuki được thành lập vào năm 1964 và hiện đang cung cấp các dịch vụ bất động sản toàn diện tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Myanmar, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Thỏa thuận Mỹ - Philippines được thời lợi dịp
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Cùng với luật giao thông đường bộ hay hoạt động đăng kiểm… bắt đầu từ ngày 1.1.2025 nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam sẽ được áp dụng. Trong đó, phân hạng, thời hạn, mẫu giấy phép lái xe, độ tuổi được phép lái xe hay việc cấp, đổi giấy phép lái ô tô cũng sẽ áp dụng những quy định mới tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng như Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về đào tạo, cấp giấy phép lái xe; giấy phép lái xe quốc tế; chứng chỉ giao thông đường bộ.Do đó, người dân sử dụng ô tô, xe máy cần chú ý nắm rõ thông tin về những thay đổi liên quan đến giấy phép lái để thực hiện đúng quy định. Dưới đây là 6 thay đổi đáng chú ý về giấy phép lái xe từ ngày 1.1.2025:Trước đây, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 tại Việt Nam chỉ có 13 hạng giấy phép lái xe gồm A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FC và FE. Tuy nhiên, để phù hợp với sự thay đổi của phương tiện giao thông tại Việt Nam, từ ngày 1.1.2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định 15 hạng gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E; tăng 2 hạng so với quy định phân hạng giấy phép lái xe trước đây.Bên cạnh đó, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng thay đổi loại xe được lái trong từng hạng. Đơn cử như GPLX hạng A1 mới cấp cho người lái xe mô tô từ trên 50 phân khối đến 125 phân khối (quy định cũ là từ 50 - dưới 175 phân khối). GPLX hạng A mới cấp cho người lái xe mô tô trên 125 phân khối (quy định cũ là bằng A2 dành cho người lái xe mô tô trên 175 phân khối). GPLX hạng B1 mới không còn cấp cho người lái xe ô tô như bằng B1 hiện nay mà sẽ cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh. Trong khi GPLX hạng B được gộp giữa hạng B1 và B2. Để phù hợp với sự thay đổi này, cuối tháng 12.2024 Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã ban hành Công văn 8976/CĐBVN-QLVT, PT&NL 2024 về việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe theo phân hạng giấy phép lái xe mới. Theo đó, để việc cấp GPLX theo các hạng mới được đảm bảo, từ ngày 1.1.2025, các Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ, cơ sở đào tạo lái xe và trung tâm sát hạch lái xe có kế hoạch tổ chức cấp đổi, sát hạch cho người dân và ký số toàn bộ danh sách trúng tuyển, danh sách cấp đổi giấy phép lái xe trước 17 giờ ngày 31.12.2024 để đảm bảo in trả GPLX cho người dân theo phân hạng GPLX cũ.Phân hạng GPLX thay đổi, do đó thời hạn tương ứng với mỗi loại GPLX cũng sẽ được điều chỉnh theo quy định mới. Cụ thể, khoản 5, điều 57 Luật Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, quy định rõ thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau: Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn; Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.Bên cạnh thời hạn với từng phân hạng GPLX, Luật Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất cũng quy định rõ độ tuổi được phép lái xe, Cụ thể, khoảng 1, điều 59 Luật Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định:Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.Người đủ 18 tuổi trở lên, được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1 và cấp chứng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng.Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE.Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE.Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.Không giống như trước đây, từ năm 2025 mẫu GPLX cũng sẽ thay đổi. Cụ thể, khoản 1 điều 31, Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe theo quy định, mẫu số 1 được áp dụng từ ngày 1/1/2025 (thời điểm Thông tư 35/2024/TT-BGTVT có hiệu lực) đến hết 31.12.2025.Mẫu số 2 được áp dụng từ 1.1.2026 theo mẫu số 02 tại Phụ lục XXIV Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.Mẫu GPLX mới có hoa văn màu hồng và các ký hiệu bảo mật (mẫu cũ là màu vàng rơm). Trong khi mã QR được chuyển sang góc phải trên cùng trên mặt sau của GPLX.Theo quy định tại khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1.1.2025, mỗi bằng lái xe sẽ có 12 điểm. Trong quá trình tham gia giao thông, tài xế khi vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông sẽ bị trừ từ 2 - 12 điểm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Trường hợp bằng lái bị trừ hết điểm thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo bằng lái xe đó.Khoản 3 Điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng quy định, để được phục hồi lại điểm GPLX, sau khi bị trừ hết điểm ít nhất là 6 tháng, người có bằng lái xe bị trừ hết điểm mới được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu có kết quả đạt yêu cầu thì người lái xe mới được phục hồi đủ 12 điểm.Không giống như trước đây, từ năm 2025 GPLX ô tô quá hạn 1 ngày cũng phải thi lại lý thuyết. Cụ thể, khoản 2, điều 34, Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định người có giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết. Nếu quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp giấy phép lái xe.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 6.2.2024
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.