Cổ phiếu bất ngờ nằm sàn la liệt, VN-Index giảm gần 40 điểm
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).Thịt quay Hà Nội gợi nhớ bóng hình cha
Ngoài hoạt động nghệ thuật, Hoa hậu Lý Kim Thảo còn tích cực với những dự án cộng đồng. Mới đây, nàng hậu trở thành khách mời tại Festival nghề muối Việt Nam 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8.3 tại Bạc Liêu, với kinh phí thực hiện khoảng 15 tỉ đồng. Trước khi lễ khai mạc diễn ra, Hoa hậu Lý Kim Thảo đã có thời gian đồng hành và tham gia trải nghiệm chương trình khảo sát thực tế cánh đồng muối của tỉnh Bạc Liêu và tham quan cơ sở hạ tầng cánh đồng muối Đông Hải. “Tôi và ê kíp đã cùng nhau rong ruổi trên các cánh đồng muối của Bạc Liêu trong suốt 2 tiếng. Được chứng kiến quá trình sản xuất muối với nhiều công đoạn, tôi thêm hiểu về nghề diêm dân cũng như những giá trị thiết thực mà họ mang lại cho cuộc sống hằng ngày. Dù bị say nắng, da có đen, tay có sạm đi một chút nhưng tôi vô cùng hạnh phúc khi có được những trải nghiệm quý giá này”, người đẹp bộc bạch. Xuất hiện trong một sự kiện hoành tráng và quy mô của quê nhà, Hoa hậu Lý Kim Thảo cho biết có phần áp lực. Người đẹp đã bàn bạc, trao đổi với ê kíp để đầu tư hình ảnh của mình một cách kỹ lưỡng. Lý Kim Thảo diện bộ áo dài trắng của NTK Lê Ngọc Lâm kết hợp lối trang điểm nhẹ nhàng. Đây cũng là lần thứ hai nàng hậu tham dự sự kiện ở quê nhà, trước đó là Festival đờn ca tài tử.Lý Kim Thảo sinh năm 1996, quê Bạc Liêu, cao 1,72 m, số đo ba vòng 86-59-93. Người đẹp đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2021. Sau cuộc thi, người đẹp thường xuyên tham gia các hoạt động quảng bá du lịch, đặc biệt là tại quê nhà, đồng thời tham gia nhiều sự kiện giải trí, xuất hiện trong các show diễn thời trang. Người đẹp 29 tuổi thừa nhận danh hiệu hoa hậu mở ra cho cô nhiều cơ hội trong công việc. Từ đó, Lý Kim Thảo được trải nghiệm, khám phá nhiều vùng đất mới, biết thêm về văn hóa của các địa phương. “Có thể nói danh hiệu hoa hậu này cũng đã góp một phần giúp tôi bước chân vào showbiz nhưng tôi nghĩ rằng để trụ vững mình cần không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và cố gắng nhiều hơn", cô chiêm nghiệm.
Tiêu thụ xe máy gấp 2,8 lần Việt Nam, Indonesia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á
Là đơn vị đào tạo trực thuộc được ĐHQG Hà Nội giao cho sứ mệnh phát triển các lĩnh vực và chương trình đào tạo mang tính chất liên ngành, sáng tạo, nghệ thuật, khoa Các khoa học liên ngành sớm ý thức được tầm quan trọng trong việc phát triển phong trào thể thao điện tử trong sinh viên.
Anh Đỗ Hữu Nhật Long (34 tuổi), ngụ ở Thái Bình, vào TP.HCM để khởi sự kinh doanh. Anh Long thuê mặt bằng trên đường Hoa Cúc, Q.Phú Nhuận, TP.HCM mở quán cà phê.
Hyundai Kona và Ford EcoSport: ‘Tân binh’ thách thức ‘ông hoàng’
Thông tin sắp xếp bộ máy được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin tại cuộc họp của Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 sáng 18.3.Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy được đánh giá "thực sự là một cuộc cách mạng". Trong đó, hiện chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ, giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ với tổ chức bên trong đã được tinh gọn đáng kể.Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).Đối với các địa phương, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (giảm 17,5%). Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm rất rõ rệt sau sắp xếp.Theo Bộ Nội vụ, sau sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, số lượng biên chế tại các bộ, ngành giảm khoảng 22.323 người (đạt khoảng 20%).Để cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"."Dự kiến, chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30.6 để đến ngày 1.7, các đơn vị hành chính cấp xã được vận hành theo tổ chức mới. Đồng thời, tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30.8 để có thể thực hiện được ngay việc vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh bắt đầu từ ngày 1.9", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.Theo bà, quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng". Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách."Tới đây, sẽ sửa luật Cán bộ, công chức để nâng cao công tác quản lý, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu liên thông của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh trở lên", Bộ trưởng Nội vụ cho hay.Bà Trà cho hay, dù vừa qua đã ban hành luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), song các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền.Vì vậy cần sửa đổi các quy định liên quan để địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm, "cởi trói" cho cán bộ. Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công.Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, không để ách tắc công việc. Đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm và xóa bỏ thủ tục hành chính; chuyển trạng thái "xin" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" cung cấp dịch vụ công cho người dân. Trong năm 2025, 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VNeID.Các địa phương khẩn trương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai, chủ động nghiên cứu phương án tái sử dụng dữ liệu đã số hóa để thực hiện đơn giản hóa đối với 200 thủ tục hành chính theo thẩm quyền