Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 11.1.2024
Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần BCG Land (mã chứng khoán BCR) - công ty con của Tập đoàn Bamboo Capital - vừa công bố các quyết định liên quan đến nhân sự. Cụ thể, HĐQT đã thông qua việc thôi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật đối với ông Nguyễn Thanh Hùng kể từ ngày 20.3 nhằm tập trung nhiệm vụ Phó chủ tịch HĐQT công ty. Thay vào đó, HĐQT bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tiến, hiện là Phó tổng giám đốc công ty (mới bổ nhiệm từ ngày 3.) sẽ giữ chức Tổng giám đốc BCG Land kể từ ngày 20.3. Thời hạn bổ nhiệm 1 năm. BCR cũng bổ nhiệm ông Hồ Viết Thùy giữ chức vụ Phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật từ 20.3.Bên cạnh đó, BCG Land cũng đã miễn nhiệm ông Phạm Đại Nghĩa khỏi vị trí Phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm bà Lê Nguyễn Phương Thảo khỏi chức vụ Người phụ trách quản trị kiêm thư ký công ty theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm ông Lê Nông khỏi vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển dự án. Ngoài ra, ông Nguyễn Khánh Duy cũng đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT BCG Land vì "vì lý do khách quan”. Dịp này, HĐQT BCG Land cũng thông qua việc thôi nhiệm chức vụ Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ đối với bà Huỳnh Thị Kim Tuyến kể từ ngày 28.2. Trước đó, bà Huỳnh Thị Kim Tuyến đã bị cơ quan chức năng khởi tố. Vào cuối tháng 2, ông Nguyễn Tùng Lâm - cựu Tổng giám đốc Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG) đã nộp đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT tại công ty con BCG Land nhiệm kỳ 2022 - 2027 để tập trung thực hiện nhiệm vụ mới. Kể từ ngày 28.2, ông Nguyễn Tùng Lâm cam kết từ chối việc thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ với tư cách thành viên HĐQT của BCG Land.Với sự thay đổi của một loạt lãnh đạo cấp cao, BCG Land cũng thông báo gia hạn thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 đến trước ngày 30.6 nhằm có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị. Tập đoàn Bamboo Capital và các công ty thành viên đã có nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao sau khi công bố ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch Tập đoàn bị khởi tố. Fanpage của Tập đoàn Bamboo Capital mới đây cũng thông báo tin buồn Chủ tịch HĐQT Kou Kok Yiow (Chris) đã đột ngột từ trần vào ngày 8.3 do nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 63 tuổi. Ông Kou Kok Yiow là người thay vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Hồ Nam kể từ cuối tháng 4.2024.'Ăn tết lớn' kiểu miền Tây
Hội thảo cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ của Khu Công nghệ cao TPHCM giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045, với mục tiêu xây dựng Khu Công nghệ cao TP.HCM trở thành Khu Công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo, là hạt nhân của khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông thành phố.Đây là nơi tập trung các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng trưởng cao, thu hút vốn, công nghệ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thích nghi với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói chung.Phát biểu khai mạc, GS-TS Nguyễn Kỳ Phùng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, cho biết: Khu Công nghệ cao đã trải qua 22 năm hình thành và phát triển, trong quá trình đó, Khu Công nghệ cao đã thu hút rất nhiều dự án công nghệ cao, các tập đoàn lớn hàng đầu trên thế giới đến đầu tư, đây cũng là nơi tập trung liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, góp phần cải thiện, nâng cao năng lực đầu tư của TP.HCM - vùng kinh tế trọng điểm phía nam và của cả nước.Tại hội thảo, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đã đề xuất một số góp ý nhằm phát triển Khu Công nghệ cao như: Xác định hiện trạng các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM trong thời gian qua; Xác định định hướng phát triển các khu công nghiệp tại TP.HCM; Vai trò Khu Công nghệ cao trong thúc đẩy chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao và hình thành các cụm công nghiệp cộng sinh; Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các khu công nghiệp thành khu công nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.Trong những năm qua, Khu Công nghệ cao TP.HCM đã có nhiều thành tựu đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Trong đó, có thể kể đến như hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động, xuất nhập khẩu, đặc biệt là sức lan tỏa và tạo nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, các nhà khoa học, doanh nghiệp về phát triển khoa học công nghệ, kích thích sự đổi mới sáng tạo.
Sinh viên ngành y 'luyện' viết hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn xin việc
Hãng TASS ngày 8.3 dẫn lời ông Ken Bowersox, quan chức phụ trách các chuyến bay có người tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay Mỹ dự kiến sử dụng một cơ sở nghiên cứu mới trước thời điểm Trạm không gian quốc tế (ISS) ngưng hoạt động trong 5 năm tới."Chúng tôi muốn có một trạm khác tại chỗ để có thể tiếp tục công việc của mình ở quỹ đạo thấp của trái đất", ông trả lời báo giới, nhưng chưa nêu cụ thể.Thông tin được đưa ra khi ông trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tỉ phú Elon Musk, nhà sáng lập hãng SpaceX và hiện phụ trách Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ, về việc đưa ISS khỏi quỹ đạo và tập trung vào sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa."Hiện tại, chúng tôi đang hành động hoàn toàn theo hướng dẫn chính sách mà chúng tôi đã đưa ra, và điều đó nghĩa là chúng tôi bay trên ISS đến năm 2030. Đó là điều mà chúng tôi đã đàm phán với tất cả các đối tác quốc tế của mình", theo ông Bowersox.Quan chức này nói thêm rằng phía đối tác Nga vẫn chưa đồng ý kéo dài công việc tại ISS sau năm 2028.Theo ông, công việc ở quỹ đạo tầm thấp góp phần rất lớn vào khả năng giúp nhân loại vươn xa đến mặt trăng và sao Hỏa. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rằng loài người sẽ tiếp tục hoạt động ở quỹ đạo tầm thấp trong một thời gian dài sắp tới, và tôi nghĩ điều này sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh khả năng đi tới sao Hỏa", ông phát biểu.Trước đó hôm 20.2, tỉ phú Musk viết trên mạng xã hội X rằng "đã đến lúc bắt đầu chuẩn bị" cho việc đưa ISS khỏi quỹ đạo vì trạm không gian này đã hoàn thành nhiệm vụ và rất ít sử dụng. ISS bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo từ ngày 20.11.1998 với trọng lượng khoảng 435 tấn và có thể đạt đến 470 tấn nếu ghép với các tàu không gian. Các bên tham gia dự án gồm Canada, Mỹ, Nga, Nhật Bản và 10 nước thuộc Cơ quan Không gian châu Âu gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ý.Vào tháng 11.2022, CEO Yury Borisov của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết việc Nga tiếp tục tham gia vào dự án trên sẽ tùy thuộc vào tình trạng kỹ thuật tại khu vực của Nga, ngày Nga đưa trạm không gian của riêng mình lên quỹ đạo và các yếu tố khác.Đến nay, Nga chính thức công bố kế hoạch tiếp tục tham gia dự án ISS đến năm 2028. Vào đầu tháng 12.2024, ông Borisov nói rằng kế hoạch của Nga sẽ phối hợp với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chiều 12.1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết đến 8 giờ cùng ngày, lực lượng của Hải đội Biên phòng 2 và Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh đã cứu 6 ngư dân trên tàu cá NĐ-92357TS bị chìm khi đang vào cửa Gianh.Trước đó, lúc 3 giờ 30 ngày 12.1, Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh nhận tin báo tàu cá NĐ-92357TS do ông Nguyễn Văn Thạch (ở xã Hải Chính, H.Hải Hậu, Nam Định) làm thuyền trưởng, trên đường vào cửa Gianh, khi đến khu vực phao số 4 (cách cửa Gianh khoảng 1,5 hải lý) thì bị mắc cạn, sóng to đánh chìm. Tại thời điểm báo tin, 6 ngư dân trên tàu bám vào mũi tàu. Vì vậy, thuyền trưởng báo tin đề nghị các lực lượng chức năng hỗ trợ, ứng cứu.Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hải đội biên phòng 2 điều động xuồng cùng 20 cán bộ, chiến sĩ; Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh cũng huy động thêm tàu cá QB-98774TS với 4 ngư dân của ông Nguyễn Hữu Thọ (ở P.Tân Mỹ, TX.Ba Đồn) ra phối hợp ứng cứu. Đến 8 ngày 12.1, các lực lượng đã tiếp cận, cứu được 6 ngư dân đưa vào bờ an toàn. Quân y đơn vị đã chăm sóc y tế, ổn định tâm lý cho ngư dân. Theo chủ tàu cá NĐ-92357TS, tổng tài sản thiệt hại khoảng 6,5 tỉ đồng.Trước đó, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, tàu cá BV-92536TS do ông Võ Văn Nguyên (ở P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang neo đậu trong vùng biển thuộc cảng Hòn La bị chập điện gây cháy. Lúc này, thuyền trưởng đã lên bờ, 2 ngư dân ở lại giữ tàu đã kịp thời di dời sang tàu QNg-94157TS an toàn.Trạm kiểm soát biên phòng Hòn La phối hợp Cảng vụ Hòn La tổ chức tiếp cận phun nước cứu tàu. Tuy nhiên, do sóng to, gió lớn, lửa lan nhanh cháy rụi và gây chìm tàu. Tàu cá BV-92536TS đăng ký lần đầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã được bán lại cho ông Võ Văn Nguyên và đang trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ sang tên, đổi chủ. Đồn biên phòng Roòn đã cử cán bộ tiếp cận, động viên ngư dân, đồng thời xác minh vụ việc, thông tin thiệt hại của tàu.Ngày 12.1, UBND xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết vừa xảy ra vụ chìm tàu cá trên địa bàn.Lúc 1 giờ ngày 12.1, tàu cá mang số hiệu QB-111.31TS của ông Hoàng Quân (ở xã Bảo Ninh) đang đậu trên sông Nhật Lệ, tại vị trí phía nam cầu Nhật Lệ 2, TP.Đồng Hới thì bị phá nước dẫn đến chìm; thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 100 triệu đồng.Nhận tin báo, lực lượng chức năng và người dân huy động lực lượng, tham gia trục vớt tàu.
Cựu Chủ tịch Vimedimex được đề nghị án treo, luật sư vẫn đề nghị trả hồ sơ
Trò chuyện với PV, chị Đào cho biết sau sự việc xảy ra, đã đưa N. đi khám tại Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương và được chẩn đoán: "Chấn thương đầu do bị đánh, chấn thương phần mềm cẳng chân trái, chấn thương tụ máu đùi, chấn thương bụng bên trái, chấn thương tụ máu cánh tay do bị đánh". Đại diện Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương cũng xác nhận với PV có khám cho bệnh nhân N.T.K.N (10 tuổi) vào ngày 4.4.