Bất động sản nghỉ dưỡng chậm hồi phục
Tập 21 Solo cùng bolero lên sóng với màn tranh tài của 3 thí sinh gồm Nhất Minh, Đang Đang và Đan Chiêu. Trong đêm tranh tài này, họ phải trải qua hai thử thách gồm song ca với một khách mời và hát nối, dưới sự đánh giá của ban giám khảo là danh ca Phương Dung, danh ca Ngọc Sơn, đạo diễn Vũ Thành Vinh, ca sĩ Quang Lê và ca sĩ Tố My. Trong đêm thi, Nhất Minh kết hợp với Quỳnh Trang - con gái nuôi cố nghệ sĩ Phi Nhung trong Mùa xuân xa quê. Cả hai mở màn bằng tiểu phẩm ngày cận tết, khi những người con ở phương xa trăn trở việc đoàn tụ với gia đình. Dù là lần đầu hợp tác song cặp đôi mang đến một tiết mục ăn ý, nhận được lời khen ngợi từ phía ban giám khảo. Quỳnh Trang từng là thí sinh của Solo cùng bolero mùa 4. Khi quay trở lại chương trình với vai trò ca sĩ hỗ trợ, cô không giấu khỏi sự hào hứng. “Khi trình diễn xong, Nhất Minh có nói bạn khá run. Bài hát này là sự đột phá của hai chị em khi một người giọng Nam, một người giọng miền Trung”. Tiếp lời, Nhất Minh thừa nhận việc chọn ca khúc này trình diễn là một thử thách lớn, với mong muốn ban giám khảo thấy được sự cố gắng, bứt phá của mình. Nghệ sĩ Phương Dung dành nhiều mỹ từ cho tiết mục: “Nội lực trong giọng hát của Nhất Minh rất tốt, ngoại hình sáng sân khấu, bản hòa âm hay. Đặc biệt là Quỳnh Trang và em hát chung rất xứng đôi”. Nữ giám khảo đánh giá cao đàn em khi biết cách diễn xuất trên sân khấu, giúp bài thi hoàn thiện hơn. Theo dõi bài thi, Quang Lê cho rằng sự hỗ trợ của Quỳnh Trang giúp cho Nhất Minh có màn thể hiện ấn tượng trên sân khấu. “Gái miền Trung mà gặp trai miền Nam, các bạn đã được lòng ban giám khảo với một tiết mục đáng xem”, anh nói. Ca sĩ Ngọc Sơn khen ngợi giọng hát của Nhất Minh, song ông khuyên nam thí sinh cố gắng nghe và học tập nhiều hơn để ngày càng tiến bộ. Chứng kiến sự trở lại của Quỳnh Trang ở Solo cùng bolero, đạo diễn Vũ Thành Vinh không khỏi xúc động. “Tôi thấy Quỳnh Trang trưởng thành rõ nét, còn Nhất Minh có chút bỡ ngỡ. Tôi nghĩ đó là hình ảnh của những thí sinh ban đầu khi đến với chương trình. Ngày trước Quỳnh Trang cũng y như vậy nhưng đã có sự thay đổi, mình cứ trau dồi thì sẽ hoàn thiện hơn”, ông nói. Trong khi đó, ca sĩ Tố My “ghen tỵ” vì Nhất Minh sở hữu nhiều ưu điểm, đặc biệt là chất giọng trời phú. “Có thể bạn chưa tự tin ở một điểm nào đó nhưng tôi thấy bạn hát rất tốt. Khi xử lý, bạn phát âm rất tròn trịa, đầy cảm xúc. Tôi mong khi bạn đi hát chuyên nghiệp sẽ phát huy những sở trường đó", nữ giám khảo nói.Cầm gần 1 tỉ đồng, có nên mua ô tô cũ?
Theo số liệu nghiên cứu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), đến thời điểm cuối năm 2024, giá sơ cấp căn hộ chung cư trung bình tại Hà Nội đã đạt 70 triệu đồng mỗi m2, tăng 35,4% theo năm, khi các dự án mở bán mới đều thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang, kéo theo mặt bằng giá thứ cấp cũng tăng mạnh.Giá căn hộ liên tục tăng cao và thiết lập mặt bằng mới khiến giá thuê căn hộ cũng có xu hướng "leo thang", với mức tăng trung bình từ 10 - 20% trong năm 2024. Ở khu vực trung tâm thành phố, gần như vắng bóng các căn hộ chung cư có giá thuê dưới 10 triệu đồng/tháng. Theo đó, giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ phổ biến từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, 2 phòng ngủ từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.Tại khu vực vùng ven, giá thuê căn hộ trung bình từ 6,5 - 15 triệu đồng/tháng, tăng từ mức phổ biến từ 3 - 8 triệu đồng/tháng trong vòng chưa đầy 5 năm. Không chỉ giá thuê căn hộ tăng cao, giá thuê nhà trọ, chung cư mini cũng tăng vọt. Xu hướng này được thúc đẩy do nhu cầu thuê nhà tăng cao trước tình trạng giá bán vượt xa khả năng tài chính của phần lớn người lao động, khiến việc thuê nhà trở thành giải pháp tất yếu. Ngoài tác động từ nhu cầu thuê tăng cao, việc giá căn hộ không ngừng leo thang cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược định giá của chủ nhà. Khi giá nhà tăng cao buộc các chủ nhà phải nâng giá thuê để đảm bảo lợi nhuận và cân bằng dòng tiền đầu tư. Dù thực tế tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ ngày càng thấp do giá thuê không theo kịp mức tăng giá nhà.Tốc độ tăng giá thuê chỉ bằng khoảng ½ giá nhà trong năm 2024, trên nền tảng tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ tại Việt Nam chỉ ở mức khoảng dưới 4%, phổ biến dưới 2%, thấp hơn so với việc gửi tiết kiệm.Bên cạnh đó, việc giá vật liệu xây dựng, chi phí bảo trì và phí quản lý chung cư gia tăng cũng góp phần đẩy giá thuê lên mức mới, đặc biệt đối với các căn hộ có vị trí tốt và tiện ích đầy đủ.Sự thay đổi trong tư duy và lối sống của người trẻ, đề cao sự linh hoạt trong việc lựa chọn nơi sống, ưu tiên thuê nhà để dễ dàng thay đổi chỗ ở theo công việc, phong cách sống hoặc tiếp cận các khu vực có tiện ích tốt hơn, cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường căn hộ cho thuê.VARS nhận định: Việc giá thuê liên tục tăng cao, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, có thu nhập trung bình và thấp, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Chi phí thuê nhà chiếm tới 35 - 50% thu nhập, cộng với các chi phí sinh hoạt khác, người trẻ gần như không có khả năng tích lũy.Nhiều người không còn đủ khả năng chi trả, buộc phải thu hẹp không gian sống, tìm kiếm lựa chọn rẻ hơn hoặc thậm chí rời khỏi các thành phố lớn. Xu hướng dịch chuyển ra các khu vực vùng ven ngày càng rõ ràng hơn, nhờ giá thuê thấp hơn khoảng 20 - 30% so với trung tâm. Tuy nhiên, việc dịch chuyển ra xa cũng mang đến nhiều thách thức khi hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển đồng bộ, chi phí đi lại tăng lên...Đáng chú ý, không chỉ lao động phổ thông, mà cả những lao động trẻ có trình độ cao cũng bắt đầu rời khỏi trung tâm đô thị. Khi chất lượng sống chưa đáp ứng kỳ vọng do người trẻ khó tìm được không gian sống thoải mái và chất lượng dịch vụ tốt với mức giá thuê phải chăng.Đồng thời, các tỉnh, thành vệ tinh cũng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều khu công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ hiện đại, với mức lương tại không quá chênh lệch so với trung tâm, nhưng chi phí sinh hoạt rẻ hơn đáng kể.Để hỗ trợ người trẻ có một nơi an cư, VARS cho rằng ngoài việc tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà nước cần sớm nghiên cứu phát triển quỹ nhà ở cho thuê dài hạn với giá rẻ, ưu tiên nhóm lao động trẻ, công nhân viên chức, trí thức trẻ, các lao động làm việc trong ngành nghề trọng điểm. Khuyến khích các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở giá rẻ thông qua ưu đãi thuế, hỗ trợ vay vốn hoặc giảm chi phí đất. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, giúp người lao động dễ dàng di chuyển từ khu vực giá rẻ đến trung tâm làm việc.Nhà nước có thể nghiên cứu áp dụng mô hình ký túc xá cho lao động đô thị như tại Singapore. Như vậy, người lao động trẻ mới ra trường, chưa có khả năng mua nhà, có thể thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư với giá thấp hơn thị trường 40 - 50%. Khi có đủ tài chính, họ có thể mua căn hộ trên với chương trình trợ giá và và vay mua nhà lãi suất thấp.Thứ hai là ký túc xá chuyên dụng cho lao động, chủ yếu phục vụ lao động nhập cư và lao động trẻ chưa có nhà ở ổn định. Mỗi ký túc xá có sức chứa từ 1.000 - 25.000 người, được quản lý theo mô hình hiện đại với phòng ở sạch sẽ, an ninh đảm bảo, có khu sinh hoạt chung, bếp ăn, nhà tắm, phòng giải trí. Hệ thống vận hành chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động.Trong khi đó các chủ đầu tư được khuyến cáo cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm nhà ở có giá phù hợp hơn với nhu cầu của đại đa số người dân. Bởi nhu cầu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị trường là nhà ở giá bình dân, trung cấp.Việc ngày càng nhiều người lao động trẻ, nhất là lao động trẻ có trình độ, rời khỏi trung tâm đô thị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Gỏi cá ngừ vây vàng, gỏi cá vua và tôm hùm sốt X.O, món ngon của biển
HLV Phạm Thái Vinh đội Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM cho biết nhà trường luôn khuyến khích các sinh viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng như các giải đấu. Khi đăng ký tham gia giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam, các sinh viên trong đội cũng được tạo điều kiện để tập luyện, thi đấu, được cộng điểm hoạt động phong trào khi xếp loại sinh viên.
Những ngày này, CLB bắn cung thể thao bên trong Nhà thi đấu đa năng TP.Cần Thơ (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều) có nhiều bạn trẻ đến tham gia, trải nghiệm. Ngoài sinh viên, những người đã đi làm, kinh doanh cũng khá quan tâm; trong đó có nhiều bạn gái đầu tư trang phục đẹp mắt khi đến chơi môn thể thao này.CLB được hỗ trợ thành lập bởi Hội Liên hiệp Thanh niên VN TP.Cần Thơ, được Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ cho phép hoạt động tại Trung tâm thể dục thể thao TP.Cần Thơ.Anh Huỳnh Minh Đức (33 tuổi), Chủ nhiệm CLB, cho biết trước đây anh làm nghề du lịch nên có cơ hội đi nhiều nơi như Đà Lạt, TP.HCM, Hà Nội. Vốn yêu thể thao nên anh tìm hiểu và biết đến môn bắn cung. "Năm 2020, tôi theo đuổi môn thể thao này nhưng về Cần Thơ thì không tìm được sân chơi. Những lần đam mê trỗi dậy, tôi phải đi lên TP.HCM. Vì vậy, tôi ấp ủ mở CLB bắn cung tại Cần Thơ và đã trở thành hiện thực vào ngày 16.2 vừa qua", anh Đức nói.Theo anh Đức, mũi tên trong bắn cung được liệt vào vũ khí thể thao, chỉ những nơi có đăng ký, được cho phép mới được sử dụng. Đó là lý do khiến môn thể thao này chưa phổ biến và CLB của anh đang thuộc vào hàng "hot" ở Cần Thơ. Môn bắn cung đòi hỏi yếu tố an toàn nên các thiết bị (cung tên, găng tay, dụng cụ bảo hộ) đều phải đảm bảo tiêu chuẩn. Mỗi khu vực bắn luôn có giám sát viên hướng dẫn, điều phối.CLB trang bị nhiều loại cung tên khác nhau, phù hợp với chiều cao, lực tay, lứa tuổi của người tham gia. Cung tên có giá thấp nhất 2 triệu đồng (trải nghiệm), cao nhất khoảng 50 triệu đồng (thi đấu chuyên nghiệp). Ngày thường, mức phí trải nghiệm là 120.000 đồng/giờ. Đối với những bạn tập luyện lâu dài thì có thể đăng ký hội viên, mức giá 950.000 đồng/tháng.Theo nhiều bạn trẻ Cần Thơ, giá trải nghiệm môn bắn cung có phần cao hơn một số môn thể thao khác nhưng hợp lý. Bởi môn thể thao này có ý nghĩa nhất định trong công việc, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, "làm mới" hình ảnh bản thân…Anh Ngô Ngọc Xuân Trúc (26 tuổi, kinh doanh shop hoa ở Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết khi rảnh là dành thời gian cho thể thao. Môn yêu thích của anh là bơi lội và chạy xe đạp, vì cần vận động nhiều, có ích trong rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, khi chuyển qua môn bắn cung, anh Trúc thấy một thú vị khác. "Bất kỳ công việc nào, nếu muốn thực hiện hiệu quả cũng cần phải tập trung. Môn bắn cung đòi hỏi người chơi cần có sự bình tĩnh, nhẫn nại, chú ý quan sát để nhắm bắn trúng mục tiêu nên rèn sự tập trung rất nhiều", anh Trúc bộc bạch.Trong khi đó, anh Trần Minh Tuấn (32 tuổi, học y đa khoa tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ) cho biết khi thấy thông tin về CLB bắn cung trên mạng xã hội, anh đã theo dõi ngay vì đây là môn thể thao chưa phổ biến ở Cần Thơ. Từ một người không có nhiều kỹ năng, anh đã yêu thích môn thể thao này và quyết tâm tập luyện lâu dài."Môn này rèn luyện lực tay và độ tinh mắt. Để bắn trúng mục tiêu, người chơi phải có sự chuẩn xác, vững vàng, không rung lắc. Điều này rất có ích để người bác sĩ rèn tính tỉ mỉ, chính xác trong điều trị cho bệnh nhân", anh Tuấn chia sẻ.Theo Nguyễn Huỳnh Khả Thư (24 tuổi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), với công việc hiện tại làm trong ngành truyền thông đa phương tiện, việc ngồi trước màn hình máy tính cả ngày đôi lúc khiến Thư bị stress. Trước đây, Thư nghĩ chỉ có những môn thể thao cần sự di chuyển nhiều, giải phóng cơ thể mới mang đến sự thoải mái, lấy lại sự phấn khởi về tinh thần. Nhưng khi trải nghiệm bắn cung thì việc giảm stress cũng rất tích cực. Thư chia sẻ: "Khi bắn mũi tên trúng hồng tâm, đạt điểm cao thì mình cảm thấy rất vui, tinh thần thăng hoa, sảng khoái. Đây cũng là môn giảm stress hiệu quả, dù không vận động nhiều".Ngoài những lý do trên, Tăng Châu Duyên Ngọc (23 tuổi, sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ) cho rằng việc trải nghiệm môn bắn cung giúp thay đổi hình ảnh bản thân. Ngọc giải thích, khi bắn cung, tư thế luôn phải thẳng nên khi "lên hình" trông rất đẹp. Đặc biệt, con gái khi bắn cung trông rất "ngầu", thể hiện phong thái mạnh mẽ, quyền lực. Nhiều bạn gái đã tham gia trải nghiệm môn thể thao này với những bộ trang phục khá đặc biệt để thể hiện nét cá tính của mình.
Kiếm Vũ Thiên Hành Ca quyết tâm khuấy đảo cộng đồng game thủ
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.