Đối tác thêm gắn kết
Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT dẫn Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác định rõ về nội dung đổi mới, trong đó, ở cấp tiểu học và cấp THCS thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp. Thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.Cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết trên, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 32 về Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó cấp THCS có môn khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn vật lý, hóa học và sinh học; môn lịch sử và địa lý được tích hợp từ các các môn lịch sử, địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh. Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua và điều này tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới. Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức địa lý trong các bài lịch sử và ngược lại, kiến thức hóa học, sinh học trong các bài vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoài ra, ngày 10.10.2023 Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy 2 môn học này trên toàn quốc. Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công.Ví dụ, với môn khoa học tự nhiên, giáo viên sẽ được phân công theo các mạch nội dung, không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học.Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.Văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT chỉ nêu đã hướng dẫn và tập huấn dạy môn tích hợp mà không đề cập trực tiếp đến kiến nghị của cử tri về việc có điều chỉnh môn tích hợp hay không. Trong khi đó, việc dạy học tích hợp ở cấp THCS luôn là vấn đề gây băn khoăn, bức xúc nhất trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khi chưa có sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên cho môn học này. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong buổi gặp gỡ giáo viên phổ thông hồi tháng 8.2023 cũng thừa nhận: "Việc dạy các môn tích hợp, liên môn là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, là "điểm vướng, nghẽn, khó". Theo Bộ trưởng, bộ sẽ đưa ra điều chỉnh với việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS.Hành trình gieo nhân ái từ năm 16 tuổi của chàng sinh viên
Mực nước cao có khả năng gây ngập ở một số vùng trũng thấp, người dân du xuân trong năm mới cần chú ý phòng tránh tình trạng ngập, di chuyển khó khăn.
‘Ninja’ lái xe máy phóng như bay trên phố, suýt bị ô tô cuốn vào gầm
Anh Mai Nhật Quang (31 tuổi), sinh sống tại chung cư Mizuki Park, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, TP.HCM, cho biết: “Mình nghĩ xã hội hiện nay đã rất cởi mở trong việc đón nhận văn hóa trên thế giới. Mình cảm thấy “nụ hôn tình bạn” là chuyện bình thường nếu nó được thực hiện đúng như tên gọi. Trong lễ tốt nghiệp của cô bạn mà mình xem như em gái, mình đã xin phép bạn trai em ấy hôn lên trán 1 cái để chúc mừng. Một nụ hôn tình bạn trong sáng sẽ được thực hiện ở những vị trí như phớt qua má, trán, tóc… Và cử chỉ này chỉ nên được thể hiện ở nơi đông người, có sự đồng ý của đối phương”.
Chiều 16.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan điều tra vụ tai nạn tàu hỏa qua địa bàn P.Hiệp Bình Chánh làm một người đàn ông tử vong.Danh tính nạn nhân được xác định là ông L.H.T (55 tuổi, ở H.Bình Chánh, TP.HCM).Thông tin ban đầu, khoảng 14 giờ cùng ngày, đoàn tàu số hiệu SE10 chạy từ TP.HCM hướng về miền Bắc. Lúc đoàn tàu qua giao lộ đường Phạm Văn Đồng - Hiệp Bình thuộc Km1716+200 (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) thì tông vào ông T. đang đi bộ trên đường ray.Cú tông mạnh làm nạn nhân tử vong tại chỗ, đoàn tàu dừng lại phục vụ công tác điều tra.Nhận tin báo, lực lượng chức năng TP.Thủ Đức nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa.Trước đó, khuya 24.9 cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa qua địa bàn P.Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức) làm một nam sinh viên tử vong thương tâm.
Mỹ nâng cấp lệnh cấm Huawei
Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, có tổng chiều dài khoảng 52 km, được quy hoạch với quy mô 06 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h.Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với quy mô 4 làn xe cao tốc, làn dừng xe khẩn cấp liên tục toàn tuyến, bề rộng nền đường 25,5m, tổng mức đầu tư khoảng 17.400 tỉ đồng.Tuyến cao tốc kết nối từ đường Vành đai 3 TP.HCM đến TX.Chơn Thành (Bình Phước), tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam bộ, mở rộng không gian đô thị và công nghiệp.Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết để có đủ điều kiện khởi công dự án; với nhiệm vụ được giao là cơ quan chủ quản, Bình Dương rất khẩn trương hoàn thành nhanh các thủ tục. Như các khâu chuẩn bị đầu tư: lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt và triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng… đảm bảo trình tự, thủ tục về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là tuyến đường chiến lược và chính bản thân ông cũng rất đau đáu về tuyến đường này.Khi tuyến cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) hoàn thành, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ tiếp tục kết nối với khu vực Tây nguyên, tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh."Tuyến cao tốc không chỉ có ý nghĩa cho Bình Dương mà có ý nghĩa cho Bình Phước, Đắk Nông và cả khu vực Tây nguyên. Khi kết nối được cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành thì Đắk Nông mới thoát nghèo; Bình Phước mới phát triển được", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, Bình Phước có 7km (cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành) và TP.HCM có 3km nên phải làm cho được trong năm 2025 để kết nối vào các tuyến cao tốc.Đối với nhà đầu tư, nhà thầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: "Cứ vô tư, trong sáng mà làm, không sợ gì cả. Làm cho đúng luật, không phải chạy chọt, đút lót ai cả, không để xảy ra tiêu cực, vì đất nước này mà làm".Thủ tướng cũng đề nghị nhà đầu tư, nhà thầu thi công với tinh thần "vượt nắng thắng mưa; ba ca bốn kíp; ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương"… để làm, sao cho đến ngày 2.9.2026 phải khánh thành được tuyến cao tốc này.Đối với các bộ ngành T.Ư, Thủ tướng đề nghị trong quý 1.2025 phải làm xong các thủ tục kết nối các tuyến cao tốc từ Tây nguyên đến Bình Dương: "Đây là mệnh lệnh từ trái tim. Dân thì trông chờ mong đợi, công việc thì cấp bách nên đã nói là phải làm, hứa là phải thực hiện và đã làm thì phải ra sản phẩm..." - Thủ tướng nhấn mạnh.