Điểm mù quân sự trong cuộc chiến loại bỏ phát thải khí nhà kính
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...Tôm, cá cùng gặp khó ở Trung Đông
Ngày 20.3, tại hội nghị quán triệt, triển khai các kết luận, nghị quyết, nghị định, kế hoạch của Trung ương và TP.Đà Nẵng về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trên địa bàn, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã có những thông tin đáng chú ý về tiến độ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.Theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh, nhiều năm qua, các dự án, đất đai tại thành phố vướng không ít khó khăn do liên quan đến các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Giai đoạn 2012 - 2020, TP.Đà Nẵng có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ và 3 bản án hình sự phúc thẩm. Thực hiện các kiến nghị của thanh tra, Đà Nẵng đã huy động nhiều nguồn lực và quyết liệt triển khai các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại gặp phải những vướng mắc, ảnh hưởng nhất định, bởi những vấn đề, nội dung kiến nghị rất phức tạp, tồn tại nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ; chưa có quy định pháp luật và cơ chế, chính sách để xử lý.Từ thực tiễn đó, từ năm 2022 đến nay, TP.Đà Nẵng đã tích cực vào cuộc, chủ động rà soát, tham mưu Chính phủ trình Trung ương giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc kéo dài. Ngày 30.11.2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 170 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại các tỉnh, thành, gồm: TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Và sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn triển khai chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội. Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện, ông Lê Trung Chinh cho hay, thành phố đã thành lập 3 tổ công tác để điều hành, chỉ đạo và trực tiếp nghiên cứu, đề xuất để tháo gỡ các nội dung vướng mắc. Đến nay, các tổ công tác của thành phố đã hoạt động, quyết tâm, chủ động triển khai nhanh và hiệu quả Kết luận của Bộ chính trị và Nghị quyết của Quốc hội; bước đầu đạt được một số kết quả.Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thông tin một số kết quả ban đầu đối với 4 nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Cụ thể, về công tác rà soát, sao lục hồ sơ liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) chủ trì, tiến hành rà soát, sao lục hồ sơ gốc. Đến nay, đã đạt khoảng 90% hồ sơ, dự kiến hoàn thành rà soát trong tháng 4.2025.Đối với nhóm nhiệm vụ về xác định lại giá đất để truy thu nghĩa vụ tài chính về ngân sách Nhà nước đối với các khoản thất thu, miễn giảm, UBND TP.Đà Nẵng đã thống nhất được 3/11 báo cáo phương án thu nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT sớm thực hiện công tác báo cáo kiểm toán nhà nước theo trình tự tháo gỡ.Trong công tác chỉ đạo đối với nhóm xử lý, thu hồi đối với những dự án, diện tích đất trên bán đảo Sơn Trà không đủ điều kiện, có vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, an ninh quốc phòng, ông Lê Trung Chinh cho hay, đã chỉ đạo Sở Xây dựng lấy ý kiến các đơn vị để tổng hợp trình UBND thành phố hủy bỏ các sơ đồ ranh giới đối với 5 dự án chưa thực hiện giao đất. Đối với 15 dự án còn lại, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT tổng hợp, cung cấp thông tin hồ sơ pháp lý đến các sở, ngành có liên quan để căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhà nước của các đơn vị để thực hiện rà soát. Về bản án liên quan đến dự án Khu phức hợp thương mại và dịch vụ sân vận động Chi Lăng, hiện nay UBND TP.Đà Nẵng đã lấy ý kiến Bộ Xây dựng về việc thống nhất đối với hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện thành phố tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.Đề cập đến 5 nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay đã ban hành 113 quyết định thu hồi số tiền 5%, 10% tiền sử dụng đất trong tổng số 254 trường hợp và đang xem xét 96 dự thảo quyết định thu hồi 5%, 10% tiền sử dụng đất.Sở NN-MT đang rà soát 39 đơn từ nhà đầu tư thứ cấp không đồng ý nộp tiền nghĩa vụ tài chính phát sinh theo kết luận thanh tra. Về việc xử lý các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng trong quá trình triển khai gia hạn tiến độ sử dụng đất (Kết luận số 34/KL-TTCP ngày 8.1.2019), UBND thành phố đã ban hành quyết định gia hạn đối với 113 khu đất. Trong đó, năm 2024 thực hiện gia hạn 12 khu đất; UBND các quận, huyện đang tiến hành kiểm tra 172 khu đất các cá nhân.Về nội dung xử lý ở dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa và dự án Khu biệt thự Suối Đá - lô L09, UBND thành phố đã giao Sở NN-MT rà soát quy hoạch đất, công trình quốc phòng, quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng, đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, môi trường; rà soát toàn bộ thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, báo cáo đề xuất trong tháng 3.2025.Về thực hiện các thủ tục quy trình thu hồi dự án 181 ha, ông Chinh cho hay, tháng 2.2025, UBND TP.Đà Nẵng đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, hướng dẫn UBND thành phố xử lý. Về thực hiện bản án số 346/HSPT ngày 13.6.2019, liên quan đến khu đất có diện tích 3.264 m2 tại đường Ngô Quyền (thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, đã chỉ đạo ngành chức năng cùng UBND Q.Sơn Trà khẩn trương thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu từ đất "Trường mầm non" sang "Thương mại dịch vụ" trong tháng 3.2025.
Ngân hàng ở TP.HCM có lổ hổng an ninh mạng nào mà hacker dễ chiếm đoạt 10 tỉ gây xôn xao
Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, thu ngân sách năm 2024 do cục thực hiện đạt 479.034 tỉ đồng, đạt 125,6% dự toán pháp lệnh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cục Thuế TP.Hà Nội tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về số thu nội địa; góp phần quan trọng để Hà Nội thu ngân sách lần đầu đạt 500.000 tỉ đồng.Trao đổi với báo chí mới đây, làm rõ câu chuyện số thu năm 2024, ông Vũ Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) kiêm Cục trưởng Cục Thuế TP.Hà Nội, cho biết rà soát, đánh giá kỹ số liệu đưa ra cho thấy, tất cả các sắc thuế đều tăng trưởng, số tăng đều, không đột biến. Số thu năm nay không phụ thuộc vào số thu từ tài nguyên, đất cát mà là từ sản xuất, kinh doanh, rất bền vững."Năm qua, Cục Thuế TP.Hà Nội rất quyết tâm xây dựng cơ sở dữ liệu lớn. Cán bộ cục thuế gần 1 năm hết tốp này đến tốp khác thường trực ở cơ quan công an. Mỗi quận, huyện được phát 2 máy tính, truy cập thường xuyên, tranh thủ làm cả đêm để tránh nghẽn mạng, để định danh được từng mã số thuế.Sau khi có Đề án 06, chúng tôi đã kết hợp được dữ liệu của các ngành từ công an, bảo hiểm, ngân hàng…, đối chiếu so sánh với nhau. Quả ngọt đầu tiên là thương mại điện tử", lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội nhấn mạnh.Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã có thể theo dõi từng hoạt động kinh tế phát sinh trên không gian mạng; theo dõi chính xác dòng tiền, các lần vận chuyển, cũng như địa chỉ cửa hàng, cư trú của các tổ chức, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.Kết quả đã định danh được 508.652 gian hàng, tăng 178.699 gian hàng, tăng 139% so với thời kỳ bắt đầu triển khai (tháng 3.2024). Số mã số thuế đã định danh là 432.181 mã, tăng 261.132 gian hàng, tăng 218% so với thời kỳ bắt đầu triển khai."Hiện nay, với cơ sở dữ liệu lớn, ngành thuế có thể theo dõi, xác định chính xác từng người nộp thuế có các hoạt động như vận chuyển hàng hóa, doanh thu, luồng hàng thế nào, trên cơ sở đó theo dõi được số thuế", ông Cường nói.Theo lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội, trước đây, nhiều người kinh doanh thương mại điện tử chưa có ý thức phải đóng thuế. Trong năm 2024, cộng đồng người kinh doanh trên mạng đã phải tìm hiểu xem mình đóng thuế đúng, đủ, kịp thời chưa, còn bị phạt không… Đó là điều rất tích cực."Tuy nhiên, một bộ phận lại lan truyền nhau thông tin tìm cách lách thuế, trốn thuế, dạy nhau cách chuyển tiền không ghi nội dung. Nhưng có biết đâu, toàn bộ dữ liệu vận chuyển hàng hóa từ kho hàng, từ điểm này đến điểm kia chúng tôi đã nắm được, trước sau sẽ phát hiện ra. Chỉ có điều cán bộ thuế sẽ vất vả hơn", ông Vũ Mạnh Cường chia sẻ.Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, năm qua, cùng với việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, cơ quan thuế cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.Đối với những trường hợp đã được tuyên truyền, giải thích mà vẫn cố tình không chấp hành và trốn tránh nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng.Đến hết năm 2024, trên địa bàn thủ đô đã có 86.894 tổ chức, cá nhân được rà soát, đưa vào quản lý thuế. Trong đó, có hơn 29.500 doanh nghiệp, tăng 53% so với cùng kỳ; hơn 40.500 hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, tăng 96% so với cùng kỳ; 16.882 cá nhân, tăng 159% so với cùng kỳ.Tổng số thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử do Cục Thuế TP.Hà Nội thực hiện đến 31.12.2024 đạt 42.510 tỉ đồng, tăng 10.592 tỉ đồng so với thực hiện năm 2023, tương ứng tăng 33%.
Hiếm có nhà thơ Việt nào lại có những bài thơ hay, đi vào lòng bạn đọc bất kể họ là người có học hay không có học, người trí thức hay người dân quê như thơ Tế Hanh.
Giọt nước mắt sợ hãi của Neymar
Chiều 20.2, liên bộ Công thương đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu, bắt đầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.Theo liên bộ Công thương - Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành từ ngày 13 - 19.2 chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: thời tiết lạnh tại Mỹ ảnh hưởng tới nguồn cung dầu, Ukraine tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga. Ngoài ra, Israel và Hamas dự kiến bắt đầu các cuộc đàm phán gián tiếp về giai đoạn 2 của thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên, thảo luận về việc chấm dứt xung đột quân sự giữa Nga với Ukraina… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động lên xuống tùy mặt hàng.Trong kỳ điều hành này, liên bộ Công thương - Tài chính quyết định không trích lập, không chi Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng phổ biến trên thị trường áp dụng từ 15 giờ chiều nay 20.2 như sau: Xăng E5RON 92 không cao hơn 20.855 đồng/lít, tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành, thấp hơn xăng RON 95 là 476 đồng/lít. Giá xăng RON 95 không cao hơn 21.331 đồng/lít, tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.Giá dầu diesel không cao hơn 19.063 đồng/lít, giảm 10 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu hỏa không cao hơn 19.513 đồng/lít, tăng 40 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu mazut không cao hơn 17.596 đồng/kg, giảm 183 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.Theo liên bộ Công thương - Tài chính, phương án điều hành giá xăng dầu kỳ này căn cứ theo diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên, biến động tăng tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành.Phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.Liên quan đến thị trường xăng dầu, mới đây, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) gửi văn bản thúc các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải thực hiện quy định về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.Theo Tổng cục Thuế, đến ngày 10.2, cả nước có khoảng 70% cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã áp dụng giải pháp kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng. Đến nay, cả nước vẫn còn 13 địa phương có tỷ lệ dưới 60%, trong đó các tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Đồng Tháp… đạt tỷ lệ thấp.Tổng cục Thuế yêu cầu, chậm nhất trong tháng 3, toàn bộ các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc phải áp dụng giải pháp kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.