Người học bằng lái ô tô kêu cứu: Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai vừa chỉ đạo…
Bên cạnh tình trạng sức khỏe của Nguyễn Xuân Son, việc chân sút nhập tịch khi nào sẽ có thể trở lại thi đấu cũng là đề tài nhận được sự quan tâm lớn từ đông đảo người hâm mộ bóng đá. Trả lời câu hỏi này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec cho biết: "Tính từ thời điểm phẫu thuật, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, cầu thủ có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Thời gian quay trở lại thi đấu không thể khẳng định trước mà sẽ phải xác định thông qua các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu ở các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để có thể trở lại thi đấu".Theo ThS Nguyễn Quyết Thắng - Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học thể thao, Vinmec, lộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng. "Trong 1 - 2 tuần đầu, mục tiêu kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ và phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng nếu có. Các giai đoạn tiếp theo hướng đến tăng cường sức mạnh, cải thiện tầm vận động, thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Sau 6 tháng tập luyện cường độ tối đa, nếu đạt tiêu chuẩn, Nguyễn Xuân Son sẽ được phép thi đấu trở lại", ông Thắng thông tin.Chưa hết, sau khi hồi phục và trở lại sân cỏ, việc cầu thủ từng dính chấn thương nặng có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước hay không là một chuyện khác. Về vấn đề này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec Times City đánh giá, mục tiêu điều trị cao nhất của Y học thể thao là giúp các vận động viên có thể lấy lại được phong độ như trước khi chấn thương. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp giữa các bên bao gồm: đội ngũ y tế, bản thân vận động viên và ban huấn luyện tại CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Về lý thuyết, với chấn thương dạng này, Xuân Son có đủ khả năng quay trở lại phong độ như trước. Tuy nhiên trên thực tế, việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác""Tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec, chúng tôi đã phẫu thuật cho rất nhiều VĐV đỉnh cao của bóng đá Việt Nam, đa phần đều là trụ cột của CLB và đội tuyển quốc gia, điển hình như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều thi đấu ở World Cup sau những chấn thương dây chằng rất nặng, Nguyễn Thị Vạn vô địch cúp quốc gia cũng sau chấn thương đứt dây chằng, Nguyễn Văn Toản bắt chính ở SEA Games sau phẫu thuật khớp vai 6 tháng, Lê Văn Xuân trở lại đội hình của CLB Hà Nội sau 1 năm... và còn rất nhiều trường hợp điều trị không phẫu thuật khác. Vì vậy chúng tôi tin rằng, trường hợp của Xuân Son cũng hoàn toàn có khả năng phục hồi một cách tốt nhất để trở lại cống hiến cho CLB và đội tuyển Việt Nam", ThS-BS Hồ Ngọc Minh nói thêm.Phan Huy trình diễn bộ sưu tập thời trang tại Paris Fashion Week
Ngày 20.2, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên cầm sấp giấy in mã QR, chạy xe máy lúc rạng sáng, dán chồng mã QR này lên mã QR của nhiều quán ăn trên đường song hành, H.Hóc Môn.Đoạn clip sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều quan tâm của cộng đồng mạng vào bình luận, chia sẻ.Qua xác minh, sự việc diễn ra rạng sáng 19.2 trên đường song hành, H.Hóc Môn.Cùng ngày, anh N. (chủ quán trên đường song hành, H.Hóc Môn) cho biết, sau khi dán mã QR chồng lên mã QR của quán, nam thanh niên tiếp tục sang một quán bánh canh gần đó để dán.Theo anh N., đã có một khách chuyển 25.000 đồng vào số tài khoản sau khi quét mã QR. Nhưng do tiền không vào tài khoản, anh N. đã yêu cầu khách quét lại mã khác.Tiếp đó, một khách hàng khác, khi quét mã QR chuyển khoản thì thấy thông tin không giống thông tin người nhận nên hỏi lại chủ quán. Lúc này, anh N. kiểm tra lại thì phát hiện mã QR của mình đã bị dán chồng lên bằng một mã QR khác. Tài khoản ngân hàng trong mã QR được dán chồng lên mang tên "Vo Thai Duong".Cùng ngày, nguồn tin của Báo Thanh Niên cho biết, cơ quan chức năng H.Hóc Môn đã tiếp nhận thông tin vụ việc, đang xác minh làm rõ.
Hàng trăm người trẻ hào hứng trải nghiệm, tìm hiểu về Việt phục
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Ngày 28.2, tin từ Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã kịp thời cứu sống bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch do bị băng huyết sau khi phá thai ngoại viện.Trước đó, chị V.T.T.L (35 tuổi, ngụ Hậu Giang) nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ trong tình trạng mệt lả, chảy máu âm đạo ồ ạt sau khi phá thai tại một phòng khám tư ở địa phương. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc giảm thể tích do thiếu máu nặng, nguyên nhân từ băng huyết sau hút thai không đảm bảo an toàn. Nhận thấy đây là ca cấp cứu khẩn cấp với tiên lượng xấu, ê kíp lập tức kích hoạt báo động đỏ toàn viện. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền tổng cộng 13 đơn vị chế phẩm máu và thực hiện hút lòng tử cung để cầm máu. Sau nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe của chị L. đã ổn định. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phương Nga, Phó trưởng Khoa Phụ, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ, khuyến cáo khi mang thai ngoài ý muốn, chị em cần tìm đến các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và kiểm tra kỹ vị trí thai (trong hay ngoài tử cung), tuổi thai, cũng như các nguy cơ tiềm ẩn như thai bám sẹo mổ cũ hay bất thường tử cung. Bởi phá thai nội khoa hay ngoại khoa đều tiềm ẩn nguy cơ tai biến từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, với người từng mổ lấy thai hoặc có sẹo tử cung từ các phẫu thuật trước thì nguy cơ biến chứng tăng cao, nhất là khi tuổi thai lớn hoặc số lần mổ nhiều.
Tuổi trẻ Quảng Ninh mang hơi ấm về vùng cao
Nhiều người trong số chúng ta có thể nghĩ rằng đây chỉ là một yếu tố thiết kế nhưng thực tế màu sắc của cổng USB mang ý nghĩa quan trọng về khả năng mà chúng mang lại.Theo USB Implementers Forum (USB IF), tổ chức chịu trách nhiệm duy trì tiêu chuẩn USB, mã màu được áp dụng để giúp người dùng nhận biết các chức năng khác nhau của cổng. Cụ thể, cổng USB màu xanh lam thường chỉ ra rằng đây là cổng USB 3.0 có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 5 gigabit mỗi giây (Gbps). Ngược lại, cổng màu đen biểu thị cho USB 2.0 với tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn nhiều.Đây là một cổng khá mới lạ trong mắt của nhiều người nhưng lại có ý nghĩa thú vị. Cổng này không chỉ có khả năng truyền dữ liệu mà còn cung cấp điện thụ động, cho phép sạc thiết bị ngay cả khi máy tính đã tắt.Cổng USB-A màu vàng (loại cổng hình chữ nhật) về cơ bản giống như cổng USB màu đỏ được dùng để đánh dấu các cổng tuân thủ tiêu chuẩn USB 2.0 hoặc USB 3.0 Gen 1. Điều đó có nghĩa chúng có thể truyền ít nhất 5 Gbps dữ liệu hoặc lên đến 20 Gbps trong một số trường hợp. Cuối cùng, cổng USB màu xanh lam cũng là USB 3.0, nhưng nó không phải là cổng sạc khi máy tính đã tắt.Cần lưu ý cổng USB màu vàng và màu cam đều có khả năng cung cấp điện thụ động, tuy nhiên chúng có thể có tốc độ truyền dữ liệu khác nhau. Màu cam thường liên quan đến USB 3.0 và thường xuất hiện trên các thiết bị công nghiệp.Đối với USB-C, loại cổng phổ biến hiện nay, chức năng không bị ràng buộc với mã màu. Thay vào đó, phiên bản USB (như 2.0, 3.1) sẽ xác định chức năng của cổng. Một số công ty có thể áp dụng mã màu cho cổng USB-C, nhưng điều này không phải là quy tắc chung và dẫn đến sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.Mặc dù USB là chuẩn kết nối được duy trì bởi USB IF nhằm đảm bảo các phụ kiện USB hoạt động tương thích với nhau. Tuy nhiên, USB-IF cũng không thể kiểm soát việc các công ty triển khai USB theo tiêu chuẩn. Do đó, người dùng cần kiểm tra kỹ lưỡng các cổng USB và cáp để đảm bảo chúng hoạt động như mong đợi, không nên chỉ dựa vào mã màu để xác định khả năng của chúng.