Gần 60 triệu đồng hỗ trợ người mẹ trẻ đơn thân bị liệt hai chân
Trong thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, có đóng góp rất lớn của Hoàng Đức. Sự xuất sắc của tiền vệ nhạc trưởng này giúp lối chơi của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik luôn ổn định. Dù vậy, Hoàng Đức không thể tham dự SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, do anh đã quá độ tuổi 22. Đội U.22 Việt Nam vì thế cần tìm kiếm một cầu thủ khác, sắm vai nhạc trưởng thay Hoàng Đức tại đại hội thể thao Đông Nam Á. Tín hiệu tích cực ở chỗ, trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, có vài gương mặt đủ triển vọng để sắm vai nhạc trưởng, như Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường. Điểm chung của 3 cầu thủ này là họ đều có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia, riêng Khuất Văn Khang là thành viên của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Chi tiết đó có thể là yếu tố đảm bảo về mặt bản lĩnh của các cầu thủ nói trên, đảm bảo rằng họ có được sự chững chạc ở sân chơi SEA Games, một khi họ đã có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia.Một điểm chung nữa giữa các cầu thủ này, đó là họ đều có kỹ thuật từ khá đến tốt. Yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất cần thiết với 1 cầu thủ giữ vai trò nhạc trưởng. Hoàng Đức tại AFF Cup 2024 là một ví dụ điển hình, lối chơi thiên về kỹ thuật của Hoàng Đức khiến đối thủ rất khó lấy bóng trong chân anh, từ đó giúp đội tuyển Việt Nam kiểm soát được bóng, giữ được nhịp thi đấu, duy trì được tính ổn định về mặt đội hình. Khuất Văn Khang từng là nhạc trưởng của đội tuyển U.20 Việt Nam, tại giải U.20 châu Á 2023. Thời gian gần đây Khuất Văn Khang thường được HLV Kim Sang-sik kéo sang thi đấu bên cánh trái. Dù vậy, khi cần, ông Kim Sang-sik hoàn toàn có thể điều cầu thủ này đá ở trục giữa, điều tiết lối chơi cho toàn đội.Với Nguyễn Thái Sơn, anh quen thi đấu với vị trí lùi thấp ở tuyến giữa. Đấy là lợi thế đáng kể của cầu thủ này, nếu anh sắm vai nhạc trưởng của đội tuyển Việt Nam. Khi chơi thấp ở hàng tiền vệ, Thái Sơn có điều kiện quan sát đối thủ và quan sát các đồng đội xung quanh mình, từ đó anh sẽ đưa ra những quyết định, những pha xử lý phù hợp với diễn biến trận đấu.Nhân vật khác là Nguyễn Văn Trường. Lâu nay, Nguyễn Văn Trường quen chơi với vị trí tiền vệ tấn công, thậm chí tiền đạo lùi. Để sắm vai nhạc trưởng, Nguyễn Văn Trường cần thi đấu thấp hơn trong sơ đồ chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, như cách Hoàng Đức từng "hy sinh" vai trò tiền vệ tấn công, để đá lùi hẳn xuống vị trí khá thấp ở hàng tiền vệ tại AFF Cup, trước khi Hoàng Đức hoàn thành vai trò nhạc trưởng.Tin rằng ở thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ có những tính toán thích hợp cho những nhân sự mà ông có trong tay. Nguyễn Văn Trường có một đặc điểm khá giống với Hoàng Đức, đó là Nguyễn Văn Trường sở hữu thể hình rất lý tưởng (cao 1,82 m). Anh là cầu thủ có thể hình tốt nhất trong số các tiền vệ tấn công thuộc lứa U.22 Việt Nam hiện nay, tức là Nguyễn Văn Trường có lợi hơn nhiều cầu thủ khác ở khả năng va chạm và khả năng che chắn bóng, giống Hoàng Đức. Biết đâu, khi được điều chỉnh xuống chơi ở vị trí mới, Văn Trường sẽ phát huy hiệu quả cao.Thời gian vẫn còn cho đội U.22 Việt Nam, để toàn đội thực hiện các thử nghiệm, trước khi hoàn tất những điều chỉnh về mặt nhân sự và lối chơi, tìm ra nhân vật phù hợp nhất với vai trò nhạc trưởng, rồi chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33.
Cầu thủ Việt Nam và bê bối ma túy: Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20.1 chính thức mãn nhiệm và chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, cũng chính là người tiền nhiệm, Donald Trump. Trước khi rời khỏi Nhà Trắng vào năm 2021, ông Trump đã để lại bức thư chúc mừng cho ông Biden như truyền thống của các nhà lãnh đạo Mỹ dù ông bỏ qua các truyền thống khác như không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.Ông Biden có thể trở thành tổng thống đầu tiên vừa nhận và vừa viết thư cho cùng một người.Truyền thống Tổng thống Mỹ viết thư tay cho người kế nhiệm bắt đầu từ thời Tổng thống Ronald Reagan, theo AP. Sau 8 năm tại nhiệm (1981-1989), ông Reagan viết một bức thư chúc mừng cho người kế nhiệm và cũng là cấp phó của ông, ông George H.W. Bush (Tổng thống Bush cha)."George thân mến, rồi sẽ đến lúc cậu muốn sử dụng loại văn phòng phẩm đặc biệt này. Cứ làm đi đừng ngại", ông Reagan nhắn nhủ ông Bush cha về việc viết thư cho người kế nhiệm. Trong thư, ông Reagan khuyên ông Bush không nên để những khó khăn làm nản lòng. "Tôi sẽ nhớ những bữa ăn trưa thứ năm của chúng ta", ông Reagan viết và ký tên Ron.Khi mãn nhiệm 4 năm sau đó, ông Bush cũng để lại thư cho ông Bill Clinton, chúc người kế nhiệm có những khoảnh khắc hạnh phúc tại Nhà Trắng và đừng nản lòng về những lời chỉ trích. "Thành công của ông giờ là thành công của nước ta. Tôi rất ủng hộ ông", ông Bush viết.Việc này trở thành một thông lệ diễn ra trong các đời tổng thống tiếp sau đó là ông Clinton, ông George W. Bush (Bush con), ông Barack Obama, ông Trump và ông Biden.Bức thư của ông Trump gửi ông Biden năm 2021 chưa được công bố. Một số người đọc được cho biết đó là bức thư viết tay dài và ông Biden tỏ ra ngạc nhiên về sự lịch thiệp và rộng lượng của nội dung thư dù giữa hai người có mâu thuẫn chính trị.Ông Trump từng nói rằng đó là bức thư dễ thương và ông đã mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Chưa rõ ông Biden có để làm thư cho ông Trump hay không nhưng các nhà nghiên cứu về truyền thống Tổng thống Mỹ cho rằng ông Biden sẽ tiếp tục thông lệ này."Đây là tình huống rất hiếm thấy, cũng như rất nhiều điều khác tại Washington thời hiện đại với ông Donald John Trump", ông Mark Updegrove, Tổng giám đốc Quỹ LBJ (quỹ di sản của cố Tổng thống Lyndon B. Johnson), nói về việc ông Biden sắp viết thư cho cùng người đã để lại thư cho ông.Ông Trump là tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ làm việc trong 2 nhiệm kỳ không liên tiếp. Người đầu tiên là ông Grover Cleveland, làm từ 1885-1889 và 1893-1897.Ông Matthew Costello, quan chức lãnh đạo về giáo dục tại Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, cho biết một số tổng thống sắp mãn nhiệm thời trước cũng viết thư tay cho người kế nhiệm nhưng không phải vào ngày nhậm chức và không phải luôn để chúc mừng mà là để mời ăn tối hoặc để báo tin. Tháng 2.1801, Tổng thống John Adams viết thư cho Tổng thống đắc cử Thomas Jefferson để thông báo về việc đi lại."Để giảm bớt trở ngại và tốn kém cho ngài trong việc mua ngựa và xe, điều không cần thiết, tôi phải thông báo với ngài rằng tôi sẽ để lại chuồng ngựa của Mỹ 7 con ngựa và 2 cỗ xe có dây cương thuộc sở hữu của Mỹ. Chúng có thể không hợp với ngài nhưng chắc chắn sẽ giúp ngài bớt một khoản chi phí đáng kể bởi chúng thuộc về gia đình tổng thống", ông Adams viết.
Mẹ bị tai nạn, 2 con nhỏ bơ vơ
Đến dự, có các vị lãnh đạo Sở VH-TT; Công an Khánh Hòa; Trường ĐH Nha Trang; Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa.
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 20.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ việc hành chính đang thu hút sự chú ý tại tỉnh Cà Mau. Sau gần một tháng tạm hoãn, sáng 19.3, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai giữa một lão thành cách mạng, là bà Huỳnh Kim Liên và UBND huyện Thới Bình.Kể từ ngày 17.3.2025, TP.HCM đã mở rộng thêm 22 địa điểm cấp đổi giấy phép lái xe ngay tại các phường. Chỉ trong ngày đầu tiên triển khai, đã có 386 hồ sơ được tiếp nhận tại các điểm mới này. Tuy nhiên thì người dân cần lưu ý rằng không phải phường nào cũng thực hiện thủ tục này.Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc vừa công bố báo cáo vào Ngày quốc tế hạnh phúc (20.3), cho thấy Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới.Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, Việt Nam đứng thứ 46, một bước tiến đáng kể so với vị trí 54 của năm 2024 và vị trí 65 của năm 2023. Đáng chú ý, Việt Nam hiện chỉ đứng sau Singapore (vị trí 34) trong khu vực Đông Nam Á.Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một trong 19 quốc gia có chỉ số hạnh phúc tăng, và cùng với Philippines, Trung Quốc và Mông Cổ là các đại diện của châu Á trong nhóm này. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được kể từ khi báo cáo này được công bố lần đầu tiên vào năm 2012.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 21.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Giải mã lợi ích tuyệt vời của hợp chất fucoidan từ tảo nâu đối với sức khỏe
Lọc xăng hay lọc nhiên liệu là bộ phận quan trọng trên mỗi chiếc ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Tương tự một số bộ lọc khác trên xe, lọc xăng ô tô có tác dụng lọc bỏ các cặn gỉ, tạp chất có trong xăng trước khi xăng đi qua bơm xăng, kim phun xăng vào buồng đốt động cơ.Theo thời gian sử dụng ô tô, nếu lọc xăng không được kiểm tra, thay thế định kỳ sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẹt, làm chậm quá trình đưa xăng vào buồng đốt, qua đó khiến xe mất ổn định và động cơ có thể đột ngột ngừng hoạt động, gây nguy hiểm cho người dùng. Thông thường, một chiếc ô tô sau khi sử dụng khoảng 2 năm hoặc 40.000 km lọc xăng sẽ bị bẩn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có nhiều yếu tố tác động khiến lọc xăng ô tô nhanh bẩn hơn so với cảnh báo của nhà sản xuất. Một trong số đó là chất lượng xăng đổ vào bình chứa trên ô tô. Nếu đổ xăng kém chất lượng, các tạp chất, cặn bẩn theo đó sẽ lọt vào bình xăng, theo thời gian sẽ khiến bộ lọc nhiễm bẩn nhanh hơn.Bên cạnh đó, theo các kỹ thuật viên chăm sóc, bảo dưỡng ô tô, thói quen của người dùng cũng là nguyên nhân khiến lọc xăng ô tô nhanh bẩn hơn, thậm chí còn gây hư hỏng bơm xăng. Cụ thể, việc thường xuyên để cạn bình mới tiếp thêm nhiên liệu sẽ khiến bụi bẩn dễ xâm nhập vào lọc xăng cũng như hệ thống bơm xăng. Bởi dù không thể quan sát nhưng chắc chắn trong bình xăng của mỗi chiếc ô tô đều ít nhiều có đọng cặn, bụi bẩn. Bụi bẩn có thể phát sinh từ hai yếu tố, có thể là do bình xăng, cũng có thể là do nhiên liệu hoặc từ các yếu tố khác như việc sử dụng chất phụ gia để lại dấu vết cặn lắng.Do đó, trong quá trình sử dụng ô tô nếu thường xuyên để bình xăng cạn hay quá lạm dụng các chất phụ gia đổ vào bình xăng sẽ nhanh chóng khiến lọc xăng nhanh nhiễm bẩn, dẫn đến tắc nghẽn, cản trở quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.Tượng tự các bộ lọc khác trên ô tô, lọc xăng ô tô sau một thời gian sử dụng cũng cần được kiểm tra, thay thế định kỳ. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, các nhà sản xuất ô tô thường khuyến cáo người dùng nên thay mới lọc xăng sau khi sử dụng xe từ 1,5 - 2 năm hoặc sau mỗi 40.000 - 50.000 km vận hành (tùy mẫu mã, nhà sản xuất).Kỹ thuật viên một garage sửa chữa ô tô tại TP.Thủ Đức, TP.HCM cho biết: "Với chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam, các chủ xe nên đặc biệt chú ý đến việc thay thế lọc xăng định kỳ. Một số xe thường xuyên để cạn bình nhiên liệu nên chú ý kiểm tra tình trạng lọc xăng sớm hơn nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như tiếng máy không đều, động cơ rung, khởi động khó hay xe hao xăng hơn bình thường". Hiện tại với các dòng ô tô phổ thông, chi phí thay lọc xăng ô tô vào khoảng 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, tùy mẫu xe. Trong khi đó, chi phí thay thế bộ phận này trên các dòng xe sang thường cao hơn.

Ly kỳ phi vụ chuyển nhượng Frenkie de Jong
Ronaldo đăng thông điệp đầy ẩn ý trước nguy cơ bị phạt rất nặng
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.
Hàng trăm người đi hiến máu trong lễ hội Xuân Hồng
Chúng tôi gặp "thần đèn" Nguyễn Văn Cư trong một ngày cuối năm. Vẻ mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt ông, thân hình vốn đã nhỏ bé càng gầy nhom hơn nữa. Hỏi ra mới biết, "thần đèn" đang phải chạy đua với thời gian để thực hiện một ca di dời biệt thự tại Bình Dương với yêu cầu cực kỳ khó khăn. Theo lời kể lại của ông Nguyễn Văn Cư, cách đây hơn một tháng, ông nhận được cuộc điện thoại của một khách nữ, mời ông đến khảo sát công trình biệt thự tại Bình Dương để thực hiện di dời. Đến nơi, quả thực ông nhận thấy tòa biệt thự rất khủng, kết cấu 1 trệt 2 lầu, diện tích sàn 600 m2, trọng lượng ước tính nặng 3.000 tấn. Chủ nhà mua lại tòa biệt thự này và muốn di chuyển công trình tiến lên phía trước để thay đổi công năng và diện tích sử dụng. Cụ thể, trong lúc dịch chuyển phải ép cọc làm 16 móng mới. Ngoài ra, lúc dịch chuyển tòa nhà tiến về phía trước 7 m phải điều chỉnh xoay hướng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Vốn đã thực hiện rất nhiều công trình di dời, nâng cao, thậm chí có những công trình to nặng hơn rất nhiều, ông Nguyễn Văn Cư hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, đối với tòa biệt thự ở Bình Dương, ông Cư phải cân nhắc khá lâu bởi vì chủ đầu tư gấp rút muốn đưa công trình vào sử dụng ngay nên yêu cầu hoàn thành việc di dời chỉ trong vòng 30 ngày. "Với những công trình lớn như thế này, việc di dời phải mất khoảng 2 - 3 tháng, hơn nữa thời điểm mà chủ đầu tư yêu cầu đã khá cận tết, việc tuyển dụng công nhân lành nghề rất khó. Tuy nhiên, họ chấp nhận trả giá cao hơn nên tôi chuẩn bị phương án làm ngày đêm, chia 2 - 3 ca và làm cả cuối tuần để cho kịp tiến độ", ông Nguyễn Văn Cư chia sẻ. Với quyết tâm cao như thế, "thần đèn" túc trực ngày đêm để đôn đốc, chỉ đạo công nhân thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo tiến độ. Đúng 22 giờ đêm qua 19.1, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư đã hoàn thành công việc dịch chuyển toà nhà đến vị trí mới, vừa đúng tiến độ 30 ngày theo cam kết với chủ đầu tư.
zalv
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư