Trao tiền bạn đọc giúp đỡ người vợ bệnh nặng sau khi chồng viết thư cầu cứu
Trưa 28.2, tức đúng 1 ngày trước cuộc đại chiến, CLB Bình Phước thông báo chia tay HLV Nguyễn Anh Đức. Đại diện đội bóng cho biết chiến lược gia quê Bình Dương xin từ chức, bất chấp ban lãnh đạo mong muốn 2 bên tiếp tục đồng hành. Đây là quyết định rất bất ngờ với giới chuyên môn bởi sau trận thua 0-1 trước CLB Ninh Bình ở vòng 9 giải hạng nhất mùa này, HLV Anh Đức vẫn tỏ ra lạc quan, khẳng định rằng cuộc đua vẫn chưa kết thúc và ông cùng các học trò sẽ chiến đấu hết mình.Rất có thể, CLB Bình Phước sẽ chiêu mộ một HLV đẳng cấp hơn, có bản thành tích ấn tượng hơn. Tuy nhiên, việc chia tay HLV Anh Đức ở thời điểm quá nhạy cảm này mang đến nỗi lo lắng cho người hâm mộ đội bóng. CLB Bình Phước đang rất cần một chiến thắng để vực dậy tinh thần vốn bị ảnh hưởng phần nào sau thất bại trước CLB Ninh Bình. Một HLV mới khó lòng tạo ra sự khác biệt ngay lập tức, trong khi đó, HLV Anh Đức đã là người đồng hành cùng đội bóng từ những ngày đầu. Ông hiểu từng điểm mạnh, điểm yếu của các cầu thủ để đưa ra những phương án sử dụng nhân sự, chiến thuật tối ưu nhất, nhằm hướng đến chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh là CLB PVF-CAND. Một điểm đáng lo nữa với CLB Bình Phước là khả năng ra sân của Công Phượng vẫn còn đang bỏ ngỏ. Anh dính chấn thương căng cơ khép đùi trong trận gặp CLB Đồng Nai ngày 19.1, cần khoảng 1 tháng để bình phục hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là nếu giai đoạn hồi phục diễn ra suôn sẻ, tiền đạo quê Nghệ An sẽ trở lại ở cuộc chạm trán đội PVF-CAND. Tuy nhiên, đến giờ thì Công Phượng lẫn CLB Bình Phước vẫn chưa cho thấy tín hiệu về việc mình sẵn sàng thi đấu. Nếu tiền đạo này không góp mặt, khó khăn dành cho CLB Bình Phước sẽ là rất lớn bởi đội bóng này đang rất thiếu một cầu thủ có thể kéo bóng, dẫn dắt lối chơi, tạo đột biến… Vắng Công Phượng, những tiền đạo giỏi, dày dạn kinh nghiệm thi đấu tại V-League như Lê Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài cũng chẳng có cơ hội nào để được dứt điểm. Điều này được thể hiện trong trận thua CLB Ninh Bình. Rõ ràng, bài toán phụ thuộc vào Công Phượng vẫn đang chưa có lời giải. Bên kia chiến tuyến, phong độ của CLB PVF-CAND cũng đang rất ấn tượng với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp, trong đó có 3 trận giữ sạch lưới, ghi 6 bàn thắng và chỉ để lọt lưới 1 lần. Trong đó, người góp công lớn là tiền vệ Martin Lò với 1 bàn thắng, 2 kiến tạo. Đây là nhân tố mà CLB Bình Phước cần phải đặc biệt dè chừng. Ngoài ra, CLB PVF-CAND còn có sự gắn kết khi sử dụng một loạt cầu thủ trẻ, chơi bóng với nhau khi còn nhỏ. Trong bối cảnh CLB Ninh Bình có sức mạnh vượt trội, dẫn đầu bảng với 10 trận thắng sau 10 trận và chưa cho thấy dấu hiệu chững lại, CLB Bình Phước và PVF-CAND, 2 đội đang có cùng 20 điểm, cần tính toán đến việc cạnh tranh vị trí thứ 2, tương đương với suất đá play-off thăng hạng với đội bóng đứng áp chót tại V-League. Vì thế, đội bóng xứ hạt điều cần phải nỗ lực hết mình để vực dậy tinh thần, nhất là sau khi chia tay HLV Anh Đức. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Vói tính chất quan trọng của một trận đấu ảnh hưởng đến tấm vé đá trận play-off, VAR sẽ được áp dụng trong cuộc đối đầu giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND. Đây là trận thứ 2 VAR được áp dụng ở giải hạng nhất, sau trận đấu giữa CLB Bình Phước và Ninh Bình trên sân Bình Phước.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnĐường gốm dài nhất Việt Nam ở đâu?
Vị trí thủ môn và vị trí hậu vệ trái là những vị trí đang cần người của đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có thủ thành Nguyễn Đình Triệu nhận giải thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024. Tuy nhiên, chính bản thân Đình Triệu thừa nhận anh khó trụ lâu ở đội tuyển, vì vấn đề tuổi tác. Đình Triệu năm nay đã bước sang tuổi 34, khó duy trì phong độ cao, thể lực tốt trong thời gian dài, nhất là duy trì sự dẻo dai ở cấp độ đội tuyển quốc gia vốn rất khắc nghiệt.Trong khi đó, thủ môn Nguyễn Filip bắt đầu có dấu hiệu chững lại, trong khi thủ môn còn lại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Trần Trung Kiên còn quá trẻ. Trong bối cảnh đó, đội tuyển Việt Nam luôn cần có thêm sự bổ sung nhân sự ở vị trí thủ môn. Vì thế, thủ thành Patrik Lê Giang sẽ là nhân tố được HLV Kim Sang-sik chú ý.Patrik Lê Giang là thủ thành ổn định hàng đầu tại V-League trong 2 – 3 mùa giải qua. Về thể hình (1,88 m), về năng lực chuyên môn, Patrik Lê Giang đều đảm bảo. Điều quan trọng tiếp theo là thủ thành này đang khao khát thành công, sẽ tạo động lực để anh phấn đấu không ngừng nếu được khoác áo đội tuyển quốc gia. Vấn đề của Patrik Lê Giang là anh vẫn chưa có quốc tịch Việt Nam. Trong năm 2025, thủ môn này mong được nhận được quốc tịch, cũng như tiếp tục phấn đấu để giữ vững phong độ ở giải trong nước. Khả năng rất cao nếu Patrik Lê Giang được nhập tịch Việt Nam, HLV Kim Sang-sik sẽ trao cơ hội cho thủ thành đang khoác áo CLB TP.HCM được khoác áo đội tuyển quốc gia, ở chiến dịch vòng loại thứ 3 Asian Cup 2025.Gương mặt cầu thủ Việt kiều khác cũng đang được chú ý là hậu vệ cánh trái Jason Quang Vinh. Vị trí hậu vệ cánh trái cũng là nơi mà đội tuyển Việt Nam đang cần người. Kể từ sau khi Đoàn Văn Hậu chấn thương dài hại, chưa hậu vệ nào tạo được sự an tâm hoàn toàn nơi cánh trái của đội tuyển quốc gia.Khuất Văn Khang là người được thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái nhiều nhất, từ thời HLV Philippe Troussier cho đến thời HLV Kim Sang-sik. Tuy nhiên, Khuất Văn Khang cũng là cầu thủ để lại nhiều sự thất vọng nhất ở vị trí này. Còn tại AFF Cup 2024, Nguyễn Văn Vĩ thường xuyên được thi đấu chính thức nơi hành lang trái. Văn Vĩ chơi không tệ, nhưng một mình Văn Vĩ là chưa đủ, đội tuyển Việt Nam cần thêm phương án khác bên cánh này, thứ nhất để chia sẻ gánh nặng cho Văn Vĩ, thứ nhì để tăng sự đa dạng trong lối chơi.Jason Quang Vinh có thể là sự lựa chọn phù hợp để bổ sung cho cánh trái của đội tuyển. Cầu thủ này có thể hình khá (1,77 m), có kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp tại Pháp lẫn tại Việt Nam. Nếu quá trình nhập tịch của 2 cầu thủ Việt kiều nói trên thuận lợi, Jason Quang Vinh và Patrik Lê Giang có thể sẽ là những nhân tố mới của đội tuyển quốc gia trong năm mới. Về mặt chuyên môn, họ đủ sức khoác áo đội tuyển Việt Nam, có thể đóng góp cho chiến dịch vòng loại thứ ba Asian Cup 2027 của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik.
Chuyển đổi số tạo hệ sinh thái cho giới trẻ miền Trung khởi nghiệp
Sáng 12.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cao Quốc Hội, Chủ tịch UBND xã Hương Trạch (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 2 nam sinh lớp 9 tử vong.Theo ông Hội, khoảng 20 giờ 30 tối 11.3, em Bùi Kiều Hoàng A. và em Nguyễn Gia H. (cùng ngụ tại xã Hương Trạch, học sinh lớp 9 Trường THCS Hương Trạch) chở nhau bằng xe máy di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, hướng từ xã Hương Trạch đi TT.Hương Khê (H.Hương Khê).Khi xe chạy đến địa phận thôn Tân Hội (xã Hương Trạch) thì xảy ra va chạm với xe đầu kéo do tài xế Cao Minh Tiến (35 tuổi, ngụ tại H.Tuyên Hóa, Quảng Bình) điều khiển, chạy theo hướng ngược lại.Cú va chạm mạnh khiến 2 nam sinh ngã xuống đường, tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, chiếc xe máy nằm bên vệ đường, hư hỏng nặng, còn xe đầu kéo hư hỏng phần đầu.Nhận được tin báo, Công an xã Hương Trạch phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh nhanh chóng có mặt tại hiện trường để phân luồng giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.Cũng trong đêm 11.3, trên QL8 đoạn qua thôn Cây Tắt (xã Sơn Tây, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) xảy ra một vụ tai nạn khi xe máy do một người đàn ông điều khiển đâm vào phần đuôi xe đầu kéo đang đậu bên đường. Cú đâm mạnh khiến người đàn ông đi xe máy tử vong.
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
U Minh Hạ - hào sảng tình đất, tình người
Thủ môn của đội Báo Thanh Niên cứu thua trong trận tranh hạng 3