5 chương trình giúp nhận biết tuổi thọ SSD
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS của Continental giúp lái xe tự tin và an toàn hơn
'Vương quốc độc lạ' tự xưng giữa nước Mỹ
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
'Người đàn ông cháy đen tại bãi đất trống đường Tân Xuân 2' là tin giả
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác có ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang, H.Quản Bạ và đông đảo người dân.Tại đây, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng đã báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện và kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.Ông Hùng cho biết, H.Quản Bạ có 55 tổ chức cơ sở Đảng, 4.253 đảng viên. Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện đạt nhiều kết quả nổi bật: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 7%; có 3/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 giải quyết việc làm cho 18.543 lao động, triển khai 134 dự án sinh kế, hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.828 hộ...Riêng thôn Nặm Đăm, ông Hùng cho hay, đây là thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, toàn thôn có 68 hộ với 307 khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao. Thôn hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, có 39 hộ làm dịch vụ homestay. Năm 2023, thôn vinh dự nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng.Sau khi nghe báo cáo của chính quyền và tiếp xúc với cán bộ, nhân dân H.Quản Bạ, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng, phấn khởi, ghi nhận những thành quả mà huyện đạt được.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mục tiêu của Đảng là chăm lo đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển; học sinh được đến trường đầy đủ để học tập, trưởng thành, trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương, đất nước; người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng những thiết bị y tế hiện đại.Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Hà Giang và H.Quản Bạ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, trước mắt là hoàn thành tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; tập trung rà phá bom mìn, tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ; phát huy thế mạnh của địa phương về phát triển du lịch và kinh tế biên mậu; gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; trao tặng kinh phí 30 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng công trình Khoa Khám chữa bệnh và điều trị cho Bệnh viện đa khoa H.Quản Bạ.Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã tham gia không gian thưởng thức trà shan tuyết Hà Giang; thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào các dân tộc và trao tặng 30 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện.
Tay ném sinh năm 1998 tiết lộ mãi đến năm ngoái khi khoác áo đội tuyển bóng rổ Việt Nam tranh tài ở SEA Games 31 tại Hà Nội, mình mới tự tin thực hiện những pha úp rổ vốn chỉ thường thấy ở các ngoại binh cao to.
TP.HCM chuyển mình thành đô thị đa trung tâm
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 9 đang diễn ra tại Công viên 23 Tháng 9, đường Phạm Ngũ Lão, Q.1 (TP.HCM). Sự kiện kéo dài trong 2 ngày 9 và 10.3 với rất nhiều tiết mục trình diễn đặc sắc trên sân khấu, có cả trăm gian hàng về văn hóa, du lịch, truyện tranh, hoạt hình, manga - anime, cùng các hoạt động giao lưu ngoài trời như xe đạp, bóng chày, hóa trang thu hút hàng ngàn người trẻ tham gia.

Guốc mộc Geta Nhật Bản - món phụ trang độc đáo 'hút' cô nàng cá tính
Ông Phan Văn Mãi: Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài phấn đấu hoàn thành năm 2027
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.
Show 'Physical: 100' mùa 2 hoành tráng, dàn thí sinh nổi tiếng bị loại sớm
Ông Phạm Tiến Môn, một kỹ thuật viên cao cấp, đã đặt những viên gạch đầu tiên cho Cương Duyên vào những năm 1960. Ông không chỉ truyền lại kỹ thuật làm gốm mà còn gieo vào lòng con cháu tình yêu sâu sắc với nghề. Tiếp nối tinh hoa, ông Phạm Duy Cương đã đưa Cương Duyên lên một tầm cao mới, sáng tạo ra những thủ pháp men màu độc bản, tạo nên "dấu ấn khác biệt" không thể lẫn tạp. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu và phát triển thành công các kỹ thuật thủ công độc đáo như Thủ Pháp Lam Huế và Dệt Gấm Thêu Hoa. "Gốm sứ với tôi vừa là đam mê, vừa là truyền thống gia đình. Cha tôi đã dạy tôi cách để những lò gốm Bát Tràng không bao giờ tắt lửa", ông Phạm Duy Cương chia sẻ.Ông Phạm Duy Tân, thế hệ thứ ba, đã thổi làn gió mới, kết hợp nghệ thuật truyền thống với hơi thở hiện đại, mang đến những sản phẩm với màu men độc đáo, góp phần đưa thương hiệu lên tầm cao mới.Gốm sứ Cương Duyên không chỉ là một thương hiệu, mà còn là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa Việt, là cầu nối giữa các thế hệ. Mỗi sản phẩm là một tuyệt tác nghệ thuật, được chăm chút tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, tạo hình, đến khâu nung và trang trí bằng tay, thể hiện sự tâm huyết và tài năng của người nghệ nhân.Với thủ pháp độc bản, đường nét tinh tế, và men màu sáng tạo, Cương Duyên tạo nên sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, thể hiện rõ dấu ấn khác biệt trong từng chi tiết. Thương hiệu được thành lập và mở rộng quy mô sản xuất lên đến 1.200m² tại Cụm Công nghiệp Bát Tràng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự mở rộng này không chỉ giúp Cương Duyên tạo ra nhiều sản phẩm hơn mà còn tạo điều kiện để các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo, mang đến những tác phẩm độc đáo và chất lượng cao.Với nhiều năm lịch sử hình thành và phát triển, Cương Duyên đã khẳng định vị thế trên thị trường gốm sứ cao cấp, cả trong và ngoài nước. Thương hiệu không ngừng nỗ lực để lan tỏa tinh hoa văn hóa Việt, mang đến những sản phẩm gốm sứ không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc. Các sản phẩm của Cương Duyên đã được giới thiệu và đón nhận tại nhiều triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, góp phần quảng bá gốm sứ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Gốm sứ Cương Duyên là minh chứng cho sức sống của nghề gốm truyền thống, góp phần làm rạng danh gốm sứ Việt trên trường quốc tế, khẳng định vị thế của một thương hiệu gốm sứ hàng đầu Việt Nam.
trò chơi đua ngựa thể dục lớp 4
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư