Phản tiểu thuyết là gì?
Lượng kiều hối về TP.HCM ước đạt khoảng 9,5 - 9,6 tỉ USD, tương đương năm 2023. Lượng kiều hối về TP.HCM qua các năm chiếm khoảng 55 - 60% cả nước. Trong năm 2025, NHNN chi nhánh TP.HCM tổ chức triển khai đề án Chính sách kiều hối trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2024 - 2030 theo Quyết định của UBND TP.HCM.Theo ông Nguyễn Đức Đăng Quang - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (100% vốn của Vietcombank), doanh số kiều hối năm 2024 tương đương 1,9 tỉ USD, góp phần nhỏ trong việc thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam nói chung và về TPHCM nói riêng. Ngoại trừ có sự đột biến trong quý 2 từ thị trường xuất khẩu lao động vì yếu tố tỉ giá biến động thì nguồn kiều hối trong năm qua nhìn chung vẫn duy trì ổn định như năm 2023 - là năm có doanh số kiều hối kỷ lục. Kiều hối năm 2024 chủ yếu từ thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Do biến động tỷ giá cao cùng với lạm phát tăng cao kéo dài nhiều năm cũng đã bào mòn tiền tiết kiệm của người lao động vào những quý cuối năm nên đã tác động giảm. Ngoài ra, tại hội nghị, NHNN chi nhánh TP.HCM thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối năm 2024 tăng 11% so với cuối năm 2023. Trong đó, tín dụng bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng 96,1%; tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 3,9%. Cơ cấu tín dụng trên địa bàn thành phố tập trung vốn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ trọng tâm, một số ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá. So với cuối năm trước, tín dụng cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 10%, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 20%, ngành vận tải kho bãi tăng 24%, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng gần 40%... Riêng đối với lĩnh vực tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng thành phố đã và đang có các giải pháp để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển ngân hàng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng xanh trong thời gian tới.Công trình ngổn ngang bên bờ sông
Sáng 4.1, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng, Lê Dương Thể Hạnh (44 tuổi) ra mắt cuốn sách Hành trình xanh. Đây là cuốn sách thứ 7 của nữ tác giả khiếm thị được trình làng.Buổi giao lưu, ra mắt sách có sự tham dự của chị Trần Diệp Mỹ Dung, Phó bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, có sự hiện diện của các cô giáo dạy "mỹ nhân gạo lứt" thời niên thiếu ở Trường THCS Lam Sơn (Đà Lạt) và nhiều sinh viên.Như Thanh Niên đã thông tin, năm 2015 Lê Dương Thể Hạnh ra mắt cuốn sách đầu tiên - cuốn tiểu thuyết Có một mặt trời không bao giờ tắt. Đây là tự truyện Thể Hạnh kể về hành trình của chính cô - một con người sống trong ánh sáng suốt 27 năm cuộc đời đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy mặt trời vì bệnh u não (vào năm 2007). Lúc đó, Thể Hạnh là một thiếu nữ xinh đẹp, làm thông dịch viên tiếng Nhật, trợ lý cho một giám đốc người Nhật, chuẩn bị được qua xứ sở mặt trời mọc để tu nghiệp. Bên cạnh đó, cô còn có một mối tình lãng mạn chuẩn bị sánh đôi để đi tiếp cuộc đời...Tất cả như sụp đổ. Có lúc Thể Hạnh muốn chấm dứt cuộc sống của mình, nhưng bằng nghị lực và tình yêu thương mà mọi người dành cho, Thể Hạnh đã vượt qua. Dù khuôn mặt biến dạng, mù cả hai mắt, tay chân bị liệt, co quắp, miệng phát âm không rõ... nhưng hằng ngày Thể Hạnh tập luyện để tay có thể cử động được. Hạnh học chữ braille (dạng chữ nổi dành cho người mù) và học vi tính chữ nổi với thầy Vũ Xuân Trường. Bên cạnh đó, được sự động viên, hướng dẫn của thầy Nguyễn Quốc Phong (Mái ấm Thiên Ân ở TP.HCM) Thể Hạnh đã tìm lại được niềm vui cuộc sống. Năm 2013, Thể Hạnh tham gia cuộc thi viết Gương nghị lực phi thường do Báo Thanh Niên tổ chức và đã đạt cùng lúc 2 giải. Giải nhì cho tác phẩm Ngày xưa ơi và giải phụ đặc biệt với bài viết Lẽ nào anh là người khiếm thị. Tiếp đó, vào tháng 5.2014, Thể Hành trở thành 27 gương mặt được vinh danh trong đêm gala Tỏa sáng nghị lực Việt cùng Nick Vujicic (chàng trai không tay chân đến từ Úc), tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).Từ đó đến nay, Thể Hạnh luôn sống lạc quan và lan tỏa nghị lực phi thường ấy với nhiều dự án để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ học tiếng Anh, tiếng Nhật, lập nhóm thiện nguyện Sắc màu hy vọng giúp đỡ những hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh.Không chỉ vậy, Thể Hạnh còn nỗ lực vượt khó phi thường tiếp tục ra mắt bạn đọc thêm 6 cuốn sách khác như: Bình yên sau bão giông, Sứ mệnh của hoa, Lặng thầm đưa khách sang sông, Hạnh phúc trong tầm tay, Trạm yêu thương, và cuốn sách tiếng Anh The sun of love - Mặt trời yêu thương.Lê Dương Thể Hạnh không chỉ viết để bộc lộ tâm hồn mình mà còn lan tỏa những năng lượng của yêu thương đến những người đồng cảnh ngộ và cả những người "sáng mắt". Mỗi cuốn sách đều lan tỏa niềm vui sống và truyền đi những thông điệp nhân văn.Thể Hạnh tự nhận mình là gạch nối giữa ánh sáng và bóng tối. "Tôi có 27 năm sống trong ánh sáng đã cảm nhận được những điều tốt đẹp của thiên nhiên và con người ban tặng, và 17 năm qua dù sống trong bóng tối nhưng tôi lại đón nhận được rất nhiều tình yêu thương của mọi người. Đó là động lực giúp tôi vượt qua nghịch cảnh và luôn mỉm cười, dù miệng tôi bị méo", Thể Hạnh bộc bạch.Tại buổi giao lưu, ra mặt cuốn Hành trình Xanh Thể Hạnh chia sẻ: "Tôi hoàn toàn tôn trọng sự an bài của Đấng sáng tạo, và điều mà mọi người có thể làm là thay đổi chính mình. Xuyên suốt quyển sách, bạn sẽ học cách chủ động đổi mới tư duy để phù hợp với vận hành của vũ trụ. Vì vậy, chúng ta cùng nhìn về những điều tươi sáng để đón chào cuộc sống".Kết thúc buổi giao lưu, Thể Hạnh gởi lời tri ân tự đáy lòng đến những bàn tay đã nâng bước đường đời đầy thử thách suốt 17 năm qua và nói lời cam kết thật xúc động: "Tôi sẽ đi trọn Hành trình xanh đến hơi thở cuối cùng".
Hải quân Mỹ tinh chỉnh khu trục hạm từ kinh nghiệm đối phó Houthi
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Trong chương trình Ngày hội văn hóa SHB - T&T, đáng chú ý là nghi thức rước Quốc kỳ, lễ thượng cờ và chào cờ nhằm làm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Hoạt động này quy tụ 15.000 tham gia, lập kỷ lục Việt Nam là sự kiện có số lượng cán bộ, nhân viên, đơn vị tham gia nghi thức chào cờ và hát Quốc ca đông nhất Việt Nam.Chương trình còn có sự tham gia của khách mời đặc biệt là con trai và cháu đích tôn của cố nhạc sĩ Văn Cao, tác giả của bài hát Tiến quân ca (Quốc ca). Họa sĩ Văn Thao - con trai của nhạc sĩ Văn Cao cho biết đã nghe Quốc ca hàng nghìn lần nhưng lần nào cũng xúc động. Ông đánh giá cao tinh thần tổ chức một sự kiện có ý nghĩa giáo dục và tạo tiếng vang lớn.Họa sĩ cũng cho rằng sự kiện không chỉ giúp nhân viên của tập đoàn mà còn giúp thế giới cảm nhận được sự hùng tráng, thiêng liêng của Quốc ca."Tôi xúc động và tự hào khi được mời tham gia một sự kiện tầm cỡ khi có 15.000 người cùng hát Quốc ca. Tôi phải cảm ơn cha mình, người đã tạo ra bài hát hồn thiêng sông núi khiến toàn bộ người dân Việt Nam tự hào. Đây là lần đầu tiên tôi và con trai, cháu nội cùng hát Quốc ca với nhau. Tôi đã xem nhiều chương trình có nhiều người hát Quốc ca ở khắp nơi và thầm mong ước giá như mình được tham gia sẽ hạnh phúc lắm. Lần này tôi đã được thỏa nguyện", họa sĩ chia sẻ thêm. Văn Giang - cháu đích tôn của nhạc sĩ Văn Cao - cho biết từ vài ngày trước, anh đã thấy hồi hộp vì biết sự kiện sẽ được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam và mình có vinh dự trở thành một trong những người làm nên điều đó. Văn Giang dẫn theo các con tới sự kiện để cả 3 thế hệ của gia đình cùng có cơ hội tham gia hoạt động đặc biệt này.Chương trình Ngày hội văn hóa SHB - T&T diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình lấy cảm hứng từ lễ khai mạc của thế vận hội Olympic, nơi những giá trị cốt lõi được tôn vinh bằng công nghệ trình diễn hiện đại. Ngoài hoạt động hát Quốc ca, chương trình có những màn diễu hành, lễ rước đuốc từ Phú Thọ cùng những màn trình diễn sử dụng công nghệ hiện đại… Sự kiện còn quy tụ dàn sao gồm ca sĩ Tóc Tiên, rapper Hieuthuhai, ca sĩ Mono, diễn viên Anh Tú Atus, ca sĩ Jsol, ca sĩ Hoàng Bách...
Đấu thầu vàng miếng vào sáng 3.5
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.