Giải chạy S-Race dành cho học sinh, sinh viên về với Hải Phòng
Điểm cộng lớn cho hai mẫu sedan này ở mức tiêu hao nhiên liệu thuộc diện tối ưu nhất so với các mẫu xe khác cùng phân khúc. Đây cũng là điểm chung của các mẫu xe mang thương hiệu Nhật Bản. Nhìn chung, xét về khả năng vận hành, City phiên bản RS vẫn tiếp tục ghi điểm.Bất ngờ khi các 'ông lớn' điện, dầu khí lao dốc lợi nhuận
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung
Tuyển thủ Palette bị SBTC đuổi ra khỏi gaming house trong đêm
Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư số 15 năm 2017, là cơ sở để các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo và được công nhận.Tại quy định mới này, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 8 tiêu chí mà trường nghề cần thực hiện, gồm sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; người học và hoạt động hỗ trợ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.So với thông tư năm 2017, thông tư này đã bỏ đi tiêu chí "quản lý tài chính" và điều chỉnh tiêu chí "nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế" thành "nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế". Ở tiêu chí "dịch vụ người học", quy định mới thay đổi thành "người học và hoạt động hỗ trợ người học". Tương tự, tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" được điều chỉnh thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo".Các tiêu chuẩn của mỗi tiêu chí cũng có sự điều chỉnh và thay đổi. Chẳng hạn tại tiêu chí về sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý từ 12 tiêu chuẩn giảm xuống còn 5 tiêu chuẩn, tập trung vào nội dung xây dựng, vận hành và tăng cường quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng của các trường.Tiêu chí hoạt động đào tạo trước đây có 17 tiêu chuẩn thì nay chỉ còn 8; tiêu chí nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và chương trình đào tạo, giáo trình từ 15 tiêu chuẩn xuống còn 7...Tại tiêu chí về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, một tiêu chuẩn của quy định cũ yêu cầu hàng năm trường có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp còn trường CĐ là ít nhất 2 đề tài, sáng kiến, thì tại thông tư mới, yêu cầu này không còn nữa.Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy định mới cũng bỏ tiêu chí về quản lý tài chính đồng thời có một số điều chỉnh. Chẳng hạn quy định mới yêu cầu chuẩn đầu ra trong khi điều này không có trong quy định năm 2017. Điều chỉnh tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu"...Về điểm số để đạt kiểm định, thông tư năm 2017 quy định điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 (nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; giám sát, đánh giá chất lượng) phải đạt từ 80% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.Trong khi đó, quy định mới ở các tiêu chí tương tự (cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu; giám sát, đánh giá chất lượng) thì điểm đạt là từ 75% trở lên.Như vậy, có thể nói việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có một số điều chỉnh nhằm tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn tại các trường nghề hiện nay.
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Nhếch nhác rác trên đường
Lâu nay, các nhà khoa học cho rằng người hiện đại là hậu duệ từ một dòng dõi tổ tiên duy nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới không những thách thức quan điểm này, mà còn đồng thời gợi nên bí ẩn mới về sự tiến hóa của loài người.Dựa vào mô hình giải trình tự gien hoàn chỉnh, đội ngũ khoa học gia của Đại học Cambridge (Anh) phát hiện người hiện đại bắt nguồn từ 2 quần thể khác biệt đã phân tách khoảng 1,5 triệu năm trước.Cách đây 300.000 năm, hai quần thể này một lần nữa kết hợp và tạo ra tổ tiên người hiện đại. Sự tái hợp cho phép một quần thể, cũng là tổ tiên của người Neanderthal và người Denisova, đóng góp 80% số gien di truyền của người hiện đại, và quần thể thứ hai, chưa từng được biết đến, góp 20% còn lại, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics."Câu hỏi về nguồn gốc của loài người là điều luôn được con người theo đuổi trong nhiều thế kỷ qua", theo tác giả báo cáo là tiến sĩ Trevor Cousins của Đại học Cambridge. Và chứng cứ mới về di truyền đã hé lộ lịch sử phức tạp về quá trình tiến hóa của loài người.Đồng tác giả là giáo sư Richard Durbin lưu ý báo cáo mới cho thấy nguồn gốc loài người được hình thành từ những tương tác sâu rộng về tiến hóa chứ không phải xuất phát từ một quần thể duy nhất.Để rút ra kết luận trên, đội ngũ nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phân tích dữ liệu của Dự án 1.000 bộ gien, trong đó bao gồm các mẫu gien di truyền từ các quần thể dân số trên toàn thế giới.Cách tiếp cận trên cho phép họ suy ra sự hiện diện của các quần thể tổ tiên vốn không để lại chứng cứ trực tiếp thông qua hóa thạch.Không giống ADN của người Neanderthal, hiện chiếm khoảng 2% trong bộ gien di truyền của người hiện đại không tính châu Phi, một quần thể cổ đại chưa từng được biết đến đã góp đến 20% số gien.Một số gien đến từ loài người bí ẩn có liên quan đến chức năng não và xử lý thần kinh, vì thế nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến hóa của loài người, theo tiến sĩ Cousins.