Champions League: Hòa không tưởng, cuộc đấu trí Man City và Real Madrid căng như dây đàn
Ngày 10.1, ông Lê Trung Phước, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số kiến thiết Huế (Công ty XSKT Huế), trao đổi với PV Thanh Niên một số thông tin xung quanh vụ từ chối trả thưởng tờ vé số trúng giải độc đắc 2 tỉ đồng, trong đó có diễn biến vụ kiện và chất liệu vé số.Như Thanh Niên đã thông tin, TAND TX.Hương Thủy vừa thông báo đến Công ty XSKT Huế và bà N.T.N (53 tuổi, ở xã Bình Nguyên, H.Thăng Bình, Quảng Nam - người trúng độc đắc 2 tỉ đồng) về việc thụ lý vụ án dân sự tranh chấp trả thưởng.Trong văn bản, tòa yêu cầu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn (Công ty XSKT Huế) phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập nếu có. Trường hợp cần gia hạn thì phải có đơn xin gia hạn gửi tòa, nêu rõ lý do để xem xét.Trả lời về việc này, ông Phước khẳng định sẽ không có kháng cáo nào, chờ mọi quyết định của tòa. "Nếu kháng cáo, không khác gì chúng tôi đang "hơn thua" với khách hàng. Chúng tôi rất mong muốn chi trả cho khách hàng, tuy nhiên quy định của pháp luật là không thể, do vậy nếu tòa tuyên đủ điều kiện thì chúng tôi sẽ trả thưởng cho bà N.", ông Phước nói.Lãnh đạo Công ty XSKT Huế cho rằng, vì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không phải công ty cổ phần nên việc trả thưởng phải theo đúng quy định nhà nước.Vậy vì sao không phát hành vé số chất liệu giấy cứng như miền Nam để hạn chế rách nát như loại giấy mà Công ty XSKT Huế đang sử dụng?Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phước cho rằng thị trường ở khu vực miền Trung khác khu vực miền Nam. Cụ thể, thị trường miền Nam đang tiêu thụ số lượng vé số rất lớn, bán hết 80 – 90% số vé số phát hành trong ngày, còn khu vực miền Trung chỉ tiêu thụ được 30%. Cho nên, số lượng vé số không bán được sẽ các đại lý chuyển về Công ty XSKT Huế để kiểm đếm, lập hội đồng tiêu hủy tránh gian lận.Việc kiểm đếm với số lượng lớn như vậy nên không thể kiểm đếm bằng tay mà phải dùng máy, loại vé số giấy đang phát hành hiện nay của Công ty XSKT Huế phù hợp với loại máy đếm. "Với loại giấy dày như miền Nam đang phát hành, rất khó để chúng tôi có thể đếm được với số lượng cực lớn như vậy", ông Phước nói.Lãnh đạo Công ty XSKT Huế cũng thông tin về doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2024. Năm 2024, công ty này đạt doanh thu hơn 530 tỉ đồng. Trong đó doanh thu tiêu thụ các loại vé xổ số là hơn 529 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 142 tỉ đồng; tổng trả thưởng hơn 253 tỉ đồng, lợi nhuận 27 hơn tỉ đồng.Trước đó, ngày 14.10.2024, bà N. mua 2 tờ vé số của Công ty XSKT Huế phát hành mang ký hiệu H83-24 (10.000 đồng/vé), gồm một tờ mang số dự thưởng 386552 (F), tờ vé còn lại mang số 486552 (F).Sau khi mua xong, bà bỏ vào tờ tiền polymer kẹp lại bỏ vào túi đi làm nhưng không may mắc mưa nên bị ướt. Thấy ướt, bà đem 2 tờ vé số hơ lửa cho ráo thì tờ vé số bị co lại.Trong kỳ quay mở thưởng, tờ vé số 386552 (F) trúng giải đặc biệt trị giá 2 tỉ đồng, tờ còn lại trúng giải phụ đặc biệt trị giá 50 triệu đồng.Ngày hôm sau, bà cùng con trai ra Công ty XSKT Huế thì được yêu cầu có công an giám định như bên thứ 3 để đúng quy định phát thưởng.Đến ngày 29.10.2024, công ty XSKT thông báo chỉ chấp nhận trả thưởng tờ trúng giải phụ (vì vẫn giữ được phần làm rách) chứ tờ trúng giải đặc biệt không được trả vì đã rách rời, mất góc.Kết quả giám định của cơ quan công an cho thấy, phần tách rời của tờ vé số trúng giải đặc biệt trùng khớp với cùi vé của Công ty XSKT Huế phát hành. Tờ vé số này cũng không phải là vé được làm giả, các con số trên tờ vé số này không bị tẩy xóa.Theo phản hồi của đại diện Công ty XSKT Huế trong thời điểm đó, việc không chấp nhận trả thưởng cho tờ vé số trúng độc đắc vì tờ vé số của bà N. đã bị co lại, biến dạng một phần và rách rời góc bên phải dưới dãy số, mất chân chữ số hàng đơn vị (phần rách rời đã không còn), không đủ căn cứ để xác định hình dạng ban đầu, vị trí rách rời ảnh hưởng đến các yếu tố để xác định trúng thưởng.Việc từ chối trả thưởng được Công ty XSKT Huế căn cứ theo quy định tại Thông tư số 75/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.Bà N. đã có đơn gửi TAND TX.Hương Thủy (Huế) để kiện Công ty XSKT Huế vì việc từ chối trả thưởng này.Tại sao ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn có quầng thâm?
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Việt Nam, sự lựa chọn của nhà đầu tư toàn cầu
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 20.3.2024
Khoảng 23 giờ 55 ngày 5.1, Tổ công tác của Đội CSGT số 14 (thuộc Phòng CSGT Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ tại đường Nghiêm Xuân Yêm (Q.Hoàng Mai) phát hiện xe ô tô dán biểu tượng xe cứu thương và gắn thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mang biển số 30E - 741.XX không chở bệnh nhân mà chở cổ động viên đi "bão" sau trận thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam.Quá trình di chuyển, các cổ động viên mở cửa sau xe để giăng cờ và hò reo, gây phản cảm.Người cầm lái chiếc xe cứu thương là anh L.T.H (34 tuổi, trú H.Yên Định, Thanh Hóa), không xuất trình được giấy phép lái xe, đăng ký xe và tem kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đã hết hạn hơn 1 tháng.Đáng chú ý, nam tài xế này còn vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao, lên tới 0,514 mg/l khí thở.Đội CSGT số 14 đã lập biên bản đối với anh H. về các lỗi sử dụng thiết bị ưu tiên không đúng mục đích, điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn, không có giấy phép lái xe và các giấy tờ liên quan. Tổng mức phạt đối anh H. sẽ lên tới hơn 60 triệu đồng và tạm giữ phương tiện.Trung tá Trần Tuấn Anh cho hay, đây là trường hợp đầu tiên Đội CSGT số 14 phát hiện nồng độ cồn ở mức trên kịch khung kể từ khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực. Ngoài ra, việc sử dụng xe cứu thương không đúng mục đích là hành vi đặc biệt nghiêm trọng.