Razer ra mắt bàn phím Huntsman V3 Pro dành cho game thủ chuyên nghiệp
"Tuyến tiền liệt thường phì đại khi nam giới già đi, được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH)", tiến sĩ Jonathan Briggs, một bác sĩ X-quang được chứng nhận bởi Hội đồng quản trị và bác sĩ ung thư bức xạ tại Beaufort Memorial Radiation Oncology, cho biết.Hơn 6.300 ô tô lăn bánh về Việt Nam chờ du xuân
Ngày 10.1, lãnh đạo UBND xã Ninh Hải (TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cho biết cơ quan chức năng đang làm rõ vụ sát hại xảy ra ở thôn Đông Hải khiến 2 vợ chồng giáo viên tử vong.Nạn nhân vụ sát hại là bà L.T.T.T (61 tuổi) cùng chồng là ông P.G.N (62 tuổi); còn nghi phạm là ông L.V.H 64 tuổi, anh trai của bà T.). Khoảng 4 giờ 30 cùng ngày, ông H. cầm theo hung khí chờ sẵn phía sau nhà vợ chồng bà T. Khi bà T. mở cửa thì ông H. xông vào chém tới tấp khiến bà T. tử vong tại chỗ, còn ông N. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện song không qua khỏi.Theo thông tin ban đầu, mâu thuẫn xuất phát từ việc tranh chấp tài sản cha mẹ để lại. Vụ việc đã được khởi kiện ra tòa và chuẩn bị đưa ra xét xử thì xảy ra vụ việc đau lòng trên.Hiện vụ án mạng đang được công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Giá USD hôm nay 8.4.2024: Thị trường tự do tăng vượt 25.500 đồng
Một dấu ấn của năm 2024 là thêm nhiều hoạt động tư vấn tuyển sinh diễn ra ở cấp chính phủ và cấp trường học tại Việt Nam. Chẳng hạn, đây là năm đầu chính quyền bang New South Wales (Úc) tổ chức triển lãm du học ở Việt Nam, và cũng là lần đầu Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM phối hợp cùng các cơ quan chính phủ khác của nước này tổ chức buổi hướng nghiệp và tư vấn du học nghề cho người Việt.Ngoài ra, đây cũng là năm đầu cơ quan giáo dục Macau (Trung Quốc) cùng toàn bộ các trường ĐH tại đặc khu hành chính này đến Việt Nam tư vấn tuyển sinh, và nhiều trường ĐH trong tốp hàng đầu thế giới ở Malaysia, Hàn Quốc... cũng lần đầu đến Việt Nam tư vấn. ĐH Quản lý Singapore hồi tháng 4 cũng chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và là trường ĐH đầu tiên tại Singapore thực hiện điều này.Về mặt chính sách, một số quốc gia du học cũng đưa ra các quy định cởi mở hơn. Chẳng hạn, Mỹ và New Zealand đang đẩy nhanh hơn nữa thời gian xử lý đơn xin visa (thị thực) du học cho người Việt. Nhiều khu vực tại Hàn Quốc thì xây dựng các đơn vị đặc thù để hỗ trợ du học sinh sinh sống ở địa phương, trong đó Trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế Busan (BISSC) là mô hình tiên phong đang được nhiều nơi khác học hỏi.Trong khi đó, Hồng Kông mới đây cho phép du học sinh tự do làm thêm, thay vì bị giới hạn 20 giờ mỗi tuần chỉ trong khuôn viên trường hay phải thực tập liên quan đến chuyên ngành trong năm học và vào kỳ nghỉ hè như trước. Singapore hồi tháng 8 cũng nới lỏng quy định định cư, cho phép người có thẻ sinh viên xin thường trú nhân tại quốc đảo này nếu đậu ít nhất một kỳ thi quốc gia hay nếu đang tham gia một chương trình tích hợp.Không chỉ "nới cửa" tuyển sinh, chính phủ và trường học ở nhiều nước cũng tăng mạnh học bổng cấp cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Như ở New Zealand, chính phủ nước này hồi tháng 11 công bố trao học bổng chính phủ bậc ĐH cho người Việt (NZUA) với tổng giá trị hơn 3,1 tỉ đồng, trở thành nước tiếng Anh đầu tiên có đủ học bổng chính phủ từ trung học tới sau ĐH tại Việt Nam.Chung động thái, chương trình học bổng GREAT do chính phủ Anh phối hợp thực hiện với Hội đồng Anh mới đây đã mở đơn đăng ký trở lại, tăng thêm 3 suất cho người Việt với giá trị mỗi suất tối thiểu là 10.000 bảng Anh (320 triệu đồng). Chương trình này các năm gần đây cũng liên tục tăng suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, hiện số lượng đã gấp 3 lần so với năm đầu triển khai.Nhiều trường ĐH và CĐ tại các nước đông du học sinh Việt như Mỹ, Canada cũng đang tăng số lượng lẫn giá trị học bổng cho người Việt, theo chuyên gia. Bên cạnh đó, những điểm đến châu Á như Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và các nước châu Âu như Ý, Pháp, Đức cũng có nhiều suất học bổng từ chính phủ hay các trường ĐH, với giá trị lên đến toàn phần.Bên cạnh những tín hiệu chào đón du học sinh, không ít quốc gia cũng đưa ra nhiều quy định thắt chặt, thậm chí hạn chế sinh viên quốc tế đến học nhằm giảm lượng người nhập cư. Sớm nhất trong số đó là Anh, khi nước này đầu năm nay cấm sinh viên quốc tế mang theo thân nhân, trừ những ai học các khóa nghiên cứu sau ĐH hay do chính phủ tài trợ, cùng nhiều quy định khác với mục tiêu cắt giảm 300.000 người nhập cư ròng mỗi năm.Chung mục tiêu, Canada năm qua liên tục ban hành nhiều quy định thắt chặt, từ hạn chế cấp giấy phép du học, tăng chuẩn ngoại ngữ và các yêu cầu khác với giấy phép làm việc sau tốt nghiệp, đồng thời ngưng cho phép người Việt du học diện miễn chứng minh tài chính. Mặt khác, quốc gia này mới đây đã cho phép du học sinh làm thêm nhiều hơn, lên tối đa 24 giờ/tuần thay vì chỉ 20 giờ như trước.Hà Lan gần đây ban hành dự luật Cân bằng quốc tế hóa với mục tiêu giảm chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh và tăng học phí với du học sinh. Trong khi đó, sau thời gian dài chờ đợi, Úc chính thức không thông qua dự luật áp trần tuyển sinh và thay đổi chính sách cấp visa du học. Song, điều này khiến không ít cơ sở giáo dục và công ty du học e ngại vì sợ chính quyền đương nhiệm sẽ dùng chính sách mới để giới hạn tuyển sinh.Tại Trung Quốc, từ năm 2024, chính phủ nước này yêu cầu tất cả du học sinh muốn xin học bổng chính phủ hay xin học vào một trong 142 trường thuộc dự án "Song nhất lưu" phải thi tuyển sinh ĐH với hình thức trực tuyến tại nhà hoặc trực tiếp tại trường ở Trung Quốc và quy định này chỉ áp dụng với hệ cử nhân. Tùy vào chuyên ngành ứng tuyển và ngôn ngữ đào tạo, thí sinh sẽ được chia vào phân ban với số môn thi tương ứng.Những thay đổi chính sách nêu trên trong năm qua đã ảnh hưởng ít nhiều đến danh tiếng của các điểm đến du học phổ biến, theo các báo cáo được thực hiện trong năm qua. Đơn cử, khảo sát từ 1.082 công ty du học từ 68 quốc gia, vùng lãnh thổ do tập đoàn giáo dục Navitas thực hiện mới đây cho thấy du học sinh trên toàn cầu đang ít yêu thích Úc, Anh và Canada hơn trước.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, riêng tại TP.HCM, nhiệt độ ngày hôm qua cao nhất được cơ quan khí tượng thông tin là 37oC, nhưng khi di chuyển trên xe buýt 2 tầng ngắm thành phố, mức nhiệt ngoài trời được hiển thị lên tới 43oC.
Lớp học kỳ diệu của bà giáo 84 tuổi: Mở ra cuộc đời mới cho học sinh 'đặc biệt'
Khác với hàng chục hội nhóm khiêu vũ dưỡng sinh, aerobic đã tồn tại vài chục năm qua bên bờ hồ Gươm, nhóm này nhảy tự do theo các tiết điệu khá nhanh như bebop hay disco… phát ra từ một chiếc loa kéo. Nổi bật trong số họ là một người đàn ông luôn tươi cười thân thiện với tất cả mọi người.Ông là Thái Hồng Dũng, 53 tuổi, làm nghề địa ốc và sống ở ngay phố Hàng Khay. Ông Dũng cho biết có chút năng khiếu và ham mê nhảy múa từ khi còn nhỏ. Thấy nhiều người có nhu cầu nhảy múa tự do, cách đây vài tuần ông đã tự bỏ hơn 10 triệu đồng mua một chiếc loa và tập hợp những người cùng sở thích để sinh hoạt tại đây vào sáng sớm và chiều muộn. Nếu trời mưa, họ chuyển vào hành lang của Tràng Tiền Plaza.Câu lạc bộ có tên là Hồ Gươm, tập hợp những "vũ công" trung niên ở phố cổ Hà Nội và các nơi khác. Xa nhất là bà Thủy ở Q.Cầu Giấy, lớn nhất là bà Huệ An (80 tuổi) ở Q.Long Biên. Hoạt động theo sở thích nên mọi người có thể tùy tâm đóng góp kinh phí để góp phần bảo trì loa máy.Ông Dũng cho biết thêm, câu lạc bộ hầu hết là nữ, nên việc quản lý không có gì khó khăn, phức tạp. Và dù chỉ có mình ông là nam giới, ông cũng không gặp vướng mắc từ phía… bà vợ, dù "bà nhà tôi không tham gia câu lạc bộ", vì "đây hoàn toàn là một sinh hoạt văn hóa, thể thao vui khỏe và bổ ích".