Thi công không tái lập mặt đường
Phim Mẹ biển tập 3 có những nội dung cho thấy vợ chồng Huệ - Kiểng thường xuyên cãi nhau bởi Huệ không hài lòng với cuộc sống nghèo khổ ở làng chài. Cô muốn đổi đời bằng việc lên thành phố kiếm việc làm. Trong khi Kiểng sống chết vẫn muốn duy trì nghề đi biển.Trong vài diễn biến khác của tập 3, có thể thấy dù Hai Thơ đã kết hôn với Đại nhưng Ba Sịa vẫn dòm ngó, quan tâm cô. Trong khi Hai Thơ không muốn chồng hiểu lầm rồi ghen tuông nên tìm mọi cách tránh né Ba Sịa khi giáp mặt.Phim Mẹ biển tập 3 còn có cảnh bà Hậu hốt hoảng vì đoán con trai đang trốn trên chiếc thuyền chuẩn bị ra khơi của ông Mành và mấy chú trong xóm nên đã chạy đi tìm Biển. Ai ngờ cậu bé trốn trên đó thật vì Biển muốn đi biển cùng ba mình. Bà Hậu kéo cậu con trai về và tuyệt đối ngăn cấm.Phim Mẹ biển tập 4 lúc 21 giờ tối nay 20.3 trên VTV1 hé lộ tiếp những tình tiết cho thấy trong xóm chài có đám giỗ nên Kiểng đi dự với vài người đàn ông trong xóm. Trong khi Huệ đi làm móng rồi ngồi tám chuyện…Một cảnh khác trong tập phim tối nay khá căng thẳng là con gái của vợ chồng Kiểng dạo chơi ngoài biển với con trai của bà Hậu nhưng đột nhiên mất tích. Biển hốt hoảng chạy đi tìm ông Mành và Kiểng để báo tin.Phim Mẹ biển tập 4: Bé Lụa có bị sóng cuốn trôi?Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2024: Xuất hiện câu hỏi thực tế
Sáng 24.2, đội ngũ công nhân cùng 1 chiếc xe tải nhỏ đến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, H.Đơn Dương (Lâm Đồng), lần lượt tháo gỡ hàng loạt biển cấm đậu xe ngày chẵn, khiến người dân sống 2 bên đường bất ngờ.Bà Nguyễn Thị Thu Mai (xã Lạc Lâm), chia sẻ: "Ngày 23.2 tôi đọc Thanh Niên thấy lãnh đạo H.Đơn Dương trả lời sau khi họp với các cơ quan chức năng, thống nhất không thể tháo dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn trên QL27, trước nhà chúng tôi, nhưng sáng nay (24.2), người dân chúng tôi rất bất ngờ khi các biển cấm lần lượt được tháo gỡ…".Sáng cùng ngày PV liên lạc với ông Nguyễn Đình Tịnh, Phó chủ tịch UBND H.Đơn Dương để hỏi lý do tháo "rừng" biển báo cấm đậu xe dọc QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, nhưng ông không nghe máy.Trước đó, ông Tịnh giải thích với PV, việc lắp đặt các biển báo trên tuyến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm được thực hiện theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ GT-VT ban hành. "Đặc thù của H.Đơn Dương có tuyến đường song song với QL27, do đó, những điểm giao cắt giữa 2 con đường phải đặt biển cấm. Việc lắp đặt biển báo là cần thiết để tránh tình trạng xe đậu chắn lối ra vào, ảnh hưởng đến giao thông chung và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm đối với các phương tiện đậu đỗ sai quy định", ông Tịnh chia sẻ.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Lâm Đồng, cho biết việc đặt dãy biển báo cấm đậu xe này do H.Đơn Dương đề xuất và được sự thống nhất của cán bộ Khu Quản lý đường bộ IV.1 (Cục Đường bộ, Bộ GTVT). H.Đơn Dương chịu kinh phí lắp đặt.Ông Gia cho biết thêm, sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ IV.1 có trao đổi với ông và thống nhất không nhất thiết phải cắm nhiều biển cấm đậu xe như thế trên một đoạn đường chừng 1km. Cũng theo ông Gia, chiều 23.2, bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có gọi điện trao đổi và xin ý kiến tư vấn xung quanh dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn ở xã Lạc Lâm đang được dư luận quan tâm.Ông Gia một lần nữa nêu quan điểm, việc cắm dãy biển báo cấm đậu xe ở xã Lạc Lâm không sai, nhưng nhìn khá kỳ quặc, lóa mắt và phản cảm. Chỉ nên đặt biển cấm trước các ngã ba rẽ vào những hẻm lớn, những hẻm nhỏ không nhất thiết phải cắm bảng hoặc vài trăm mét cắm 1 biển để nhắc người tham gia giao thông.Còn bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương xác nhận sáng 24.2, UBND H.Đơn Dương chỉ đạo lực lượng chức năng liên quan của huyện tiến hành tháo dỡ các biển báo cấm đậu xe ngày chẵn trên đoạn đường trên, chỉ để lại biển báo 2 đầu và tạm thời sử dụng biển phụ chỉ dẫn. Địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.Như Thanh Niên đã thông tin, đoạn QL27 đi qua xã Lạc Lâm (Đơn Dương), dài khoảng 1km từ UBND xã Lạc Lâm đến nhà thờ giáo xứ Lạc Lâm nhưng có tới 23 biển cấm đậu xe ngày chẵn.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến
Tại các máy ATM tại siêu thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất… tại TP.HCM những ngày qua tăng lên so với ngày trước đó nhưng giảm so với cùng thời điểm các năm trước. Thông thường vào những ngày cận tết Nguyên đán, lượng khách hàng rút tiền tại các máy ATM Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) khá đông, phải "rồng rắn" xếp hàng hàng giờ để đến lượt rút tiền. Thế nhưng mấy ngày nay, dù lượng khách có tăng lên so với ngày thường nhưng không đông như những năm trước. Ghi nhận của chúng tôi các máy ATM ở Q.1, Q.3... những ngày gần đây cũng không quá đông.Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết: Xu hướng rút tiền đều thấy sụt giảm. So với cùng kì năm trước, giao dịch rút tiền qua ATM giảm gần 20%. "Tôi thấy xu hướng rất là tốt, mọi người đã thực hiện thanh toán thông qua luôn tài khoản ngân hàng, thay vì rút tiền mặt để chi tiêu như trước đây. Tỷ trọng giao dịch qua ATM giảm tới 97% trong những năm gần đây. Tuy vậy, NAPAS vẫn hỗ trợ để cung cấp các dịch vụ nhanh chóng tiện lợi nhất cho người dân. NAPAS đã cập nhật dịch vụ rút tiền tại ATM qua mã QR, không phải dùng thẻ vật lý. Như vậy, vẫn đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt và đem đến phương thức hiện đại, nhanh chóng cho người dùng", vị này nói.Thay vì rút tiền mặt chi tiêu, lượng giao dịch không dùng tiền mặt những ngày qua tăng khá mạnh. Ông Nguyễn Hoàng Long thông tin, cận dịp tết hàng năm, số lượng giao dịch qua NAPAS tăng tương đối đáng kể. Trong 2 tuần đầu năm 2025, số lượng giao dịch trung bình tăng khoảng 3% so với trung bình ngày của tháng 12, cho dù trước Tết Dương lịch tương đối cao điểm. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giao dịch tăng khoảng 13 - 15%. Hiện nay, giao dịch chạy qua hệ thống NAPAS trong ngày cao điểm khoảng 35 triệu giao dịch/ngày. Lượng giao dịch chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền qua quét mã QR tăng trưởng mạnh thể hiện nhu cầu chuyển tiền, thanh toán của người dân.Trong giai đoạn cao điểm, có xảy ra quá tải cục bộ ở 1 số ngân hàng, ví dụ như app chậm hay không vào được. Tuy nhiên chưa có sự cố nào xảy ra trên toàn bộ hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng của NAPAS. Với vai trò đơn vị cung cấp hạ tầng, nền tảng cho hệ thống thanh toán bán lẻ quốc gia, những dịp cao điểm như Tết Nguyên đán, NAPAS luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng. Về mặt hệ thống, hiện nay cao điểm hệ thống NAPAS xử lý lên tới 36 triệu giao dịch/ngày, tuy nhiên hệ thống của NAPAS được thiết kế luôn dự phòng, từ 100 - 150% cao hơn so với mức cao điểm nhất, công suất phục vụ lên đến 3.500 giao dịch/ giây. Qua đó đảm bảo giao dịch qua hệ thống luôn thông suốt và an toán. Ngoài ra, NAPAS duy trì đội ngũ trực giám sát hệ thống và đội ngũ kĩ thuật trực 24/7 để đảm bảo mỗi khi thấy đầu phía ngân hàng có vấn đề gì có thể cảnh báo ngay để phối hợp xử lý nhanh nhất.Ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh: Hệ thống giám sát 24/7 luôn đo lường lượng giao dịch từ phía ngân hàng gửi đến NAPAS, khi có vấn đề về sụt giảm hay tăng trưởng bất thường thì NAPAS đều có cảnh báo đến các ngân hàng ngay lập tức để kiểm tra, khắc phục hệ thống. Qua theo dõi, một vài thời điểm bị tắc nghẽn, có thể do mạng viễn thông hoặc hệ thống các ngân hàng bị quá tải, các khách hàng nên chờ đợi 1 ít phút để thực hiện giao dịch. Mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch chậm hoặc không được, khách hàng có thể chờ 1 chút, không nên thực hiện giao dịch liên tục nhiều lần, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý cho các ngân hàng.
Theo ghi nhận, khoảng 14 giờ 45, một số quận trung tâm TP.HCM bắt đầu có mưa rào. Đến khoảng 15 phút sau đó một số quận lân cận như: 10, 5, 6, 8… mưa cũng bắt đầu xuất hiện, từ mưa vừa đến mưa to. Khoảng 15 giờ, các con đường ở khu vực Chợ Lớn như: Lương Nhữ Học, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm… đều hứng cơn mưa khá lớn. Cơn mưa bất ngờ này khiến người đi đường phải tấp nhanh vào lề mặc áo mưa. Một số người đi đường không mang áo mưa buộc phải tìm nơi trú. Đến khoảng 15 giờ 45, cơn mưa kết thúc, trời tan mây và có nắng trở lại. Trước đó, vào tối qua (11.2), ở TP.HCM cũng xuất hiện cơn mưa trái mùa trong thời gian dài. Cụ thể vào, khoảng 19 giờ 10 phút, TP.HCM có mưa trái mùa trên địa bàn các quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận và TP.Thủ Đức... Cơn mưa trái mùa khá lớn, nhiều người không kịp trở tay.Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, lúc 19 giờ 20 phút, qua theo dõi ảnh trên mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây giông đang phát triển gây mưa rào kèm theo giông, sét cho khu vực TP.HCM gồm: Tân Bình, Gò Vấp, TP.Thủ Đức, Q.12. Ngoài ra, mưa trái mùa xuất hiện ở Bình Dương, Bình Phước.Đài khí tượng này cũng dự báo từ hôm nay tới 15.2, do vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm ảnh hưởng đến đất liền.Dự báo, vùng áp thấp trên Biển Đông di chuyển chậm, khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và trở thành cơn áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2025. Hôm nay, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa rào và giông.Ngoài ra, trong 20 năm (2005 - 2025), TP.HCM có 12 năm mưa trong tháng 2, nhưng khả năng đợt mưa trong tháng 2 năm nay sẽ có tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, vượt năm cao nhất là 72,7 mm (2006).
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2023
Giá heo hơi cao nhất cả nước hiện 67.000 đồng/kg, tương đương với giá heo hơi của Công ty C.P Việt Nam trên toàn quốc. Mức giá heo hơi thấp nhất 63.000 đồng/kg và bình quân 64.700 đồng/kg.