10.000 vận động viên cùng Pocari Sweat Việt Nam chinh phục Tay Ho Half Marathon 2024
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký ban hành Quyết định số 3493/QĐ-BYT "Bãi bỏ bốn (4) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10.7.2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá", có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (19.11.2024).Trong 4 thủ tục bãi bỏ được nêu tại Quyết định số 3493/QĐ-BYT có 3 thủ tục hành chính do Cục Quản lý dược thực hiện, là: Kê khai giá thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã được công bố nhưng giá thuốc không đổi. 1 thủ tục hành chính cấp địa phương được bãi bỏ là "Kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước", do UBND tỉnh/thành thực hiện.Trong 2025, Bộ Y tế tăng cường quản lý chặt chẽ giá thuốc nhằm bình ổn thị trường thuốc trên cơ sở thực hiện quy định của luật Giá 2023 và đảm bảo tính đặc thù đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh, thông qua việc quy định công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc, dự kiến áp dụng với thuốc kê đơn nhằm hạn chế tầng nấc trung gian tăng giá thuốc.Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Dạng bài tập về kim loại, muối
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Sụt hố mặt đường
Ngày 20.2, trước thông tin tại khu vực chăn nuôi heo của hộ chăn nuôi heo ở làng Thanh Niên lập nghiệp xã Phước Đại, H.Bác Ái (Ninh Thuận) xảy ra sự việc một con heo đen nặng khoảng 50 kg bị thú dữ ăn thịt, đại diện Chi cục kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị cùng với công an xã Phước Đại đã đến hiện trường để kiểm tra ."Ngày 17, 18.2, đơn vị cùng với công an địa phương tiến hành kiểm tra hiện trường theo tin báo, phát hiện con heo đen bị vết cắn ngay cổ và mất phần nội tạng, nghi ngờ có thể con heo này bị chó cắn và cũng có thể là thú lớn ăn thịt. Còn chi tiết như thế nào thì phải có thẩm định chính thức vì chưa ai thấy hình ảnh là con gì", vị đại diện Chi cục kiểm lâm Ninh Thuận nói. Cũng theo vị đại diện Chi cục kiểm lâm này, nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân, Công an xã Phước Đại phối hợp các phòng chuyên môn của H.Bác Ái tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động trong rừng, ban đêm không đi vào rừng, gia cố chuồng trại, tăng cường thắp sáng để bảo vệ tài sản…Sáng cùng ngày, liên lạc qua điện thoại, đại diện Công an xã Phước Đại cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị có khuyến cáo để người dân đề phòng. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì xác định con heo đen trên bị chó của các hộ dân nuôi thả rong gần đó tấn công, chứ không phải thú rừng. "Có người thấy con chó lai rất lớn (dạng chó lai becgie) cắn chứ không phải thú dữ tấn công như tin đồn", đại diện Công an xã Phước Đại cho biết.
Testosterone trong cơ thể nam giới sẽ thay đổi tùy vào thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy khoảng 1% thanh niên và 50% người trên 80 tuổi có mức testosterone thấp hơn bình thường.
Đến Liên hoan phim South by Southwest bị hủy vì Covid-19
Năm 2019, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2555/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh (H.Vân Canh, Bình Định), do Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P làm chủ đầu tư.Mục tiêu của dự án này là đầu tư xây dựng khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nhằm cung cấp cho chuỗi nhà hàng của công ty tại TP.Quy Nhơn và phục vụ tiêu thụ nội địa. Năng suất và sản phẩm đầu ra 150 tấn rau các loại/năm.Đến năm 2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND về việc cho Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P thuê đất để thực hiện dự án khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh với diện tích hơn 4,4 ha. Trong đó, 3,5 ha đất trồng cây hằng năm khác và gần 1 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng.Ngày 22.1 vừa qua, Công an tỉnh Bình Định có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định về việc phối hợp kiểm tra công tác chấp hành về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau nói trên. Theo Công an tỉnh Bình Định, từ khi đi vào hoạt động đến ngày 22.1, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã triển khai dự án và đưa vào hoạt động các hạng mục, gồm: diện tích trồng rau, cây ăn trái; khu vực nuôi gà, heo, bò, dê, thỏ, giun quế; hệ thống xử lý nước thải phát sinh... Nhưng các hạng mục này không đúng với nội dung phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bình Định và không có hồ sơ môi trường được cơ quan chức năng phê duyệt. Trước tình hình trên, để đảm bảo công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, môi trường, Công an tỉnh Bình Định đề xuất UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Sở KH-ĐT (nay là Sở Tài chính) phối hợp Sở TN-MT, Sở NN-PTNT (nay là sở NN-MT) thành lập đoàn kiểm tra đối với dự án trên.Ngày 6.2, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký văn bản giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở NN-MT cùng các ngành liên quan và UBND H.Vân Canh lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau an toàn nêu trên. Ghi nhận của PV Thanh Niên ngày 11.3, tại dự án sản xuất rau an toàn ở xã Canh Vinh, công nhân đang làm mái cổng chào đi vào dự án. Phía bên ngoài, tường gạch, rào lưới B40 được xây dựng kiên cố. Bên trong dự án có rất nhiều chuồng, trại dùng để nuôi gà, bò… Đến gần khu vực nuôi gà, mùi hôi bốc ra rất khó chịu. Theo quyết định phê duyệt 1/500 của UBND tỉnh Bình Định về dự án thì có hơn 72% là đất trồng rau, hơn 12% là đất xây dựng công trình, nhà điều hành, hơn 7% là đường nội đồng, gần 6,5% là mương thoát nước… Thế nhưng nhìn từ trên cao xuống, hơn 50% diện tích là chuồng, trại và công trình được xây dựng trên dự án.Ông Đoàn Đức Lâm (49 tuổi, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) có nhà ở bên cạnh dự án này cho biết, dự án được triển khai trồng rau sạch nhưng doanh nghiệp lại chăn nuôi nhiều con vật. "Mưa thì không nghe mùi, chứ đến mùa nắng mùi hôi ghê lắm", ông Lâm phản ánh.Bà Bùi Thị Song Toàn (ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) bức xúc: "Mùa nắng, khoảng 5 giờ sáng mùi hôi đã bốc lên bay qua nhà dân, mùa mưa nước từ các chuồng trại chảy qua bên nhà tôi gây bể bờ ao nuôi cá. Người dân ở đây nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương về vấn đề này".Trước tình hình trên, UBND H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra dự án này. Theo đó, trong quá trình sử dụng đất, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã xây dựng các công trình như chuồng trại nuôi bò, heo, dê, gà... nhà làm việc, nhà lưu trú cho công nhân và một số hạng mục công trình khác. Theo đoàn kiểm tra, công ty sử dụng đất không đúng mục đích được UBND tỉnh Bình Định cho thuê… Trong thời gian qua, công ty tiếp tục xây dựng các công trình, sử dụng nguồn nước, chuồng trại chăn nuôi phát sinh vấn đề về môi trường nhưng không báo cáo, cung cấp các hồ sơ, thủ tục pháp lý về việc xây dựng công trình, khai thác nguồn nước và hồ sơ môi trường.Ngày 14.3, làm việc với PV Thanh Niên về vấn đề trên, UBND H.Vân Canh cho biết, năm 2024, H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra sau đó báo cáo lên UBND tỉnh Bình Định. Vừa qua, UBND tỉnh có văn bản thành lập đoàn kiểm tra, huyện đã nhận văn bản nhưng đến nay vẫn chưa thấy thành lập đoàn.Theo lãnh đạo UBND H.Vân Canh, mô hình làm rau sạch của dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap địa phương rất ủng hộ, nhưng chủ đầu tư lại chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn, khép kín. Như vậy là sai mục đích với chủ trương đầu tư. "Huyện sẽ cho kiểm tra dự sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý. Vượt quá thẩm quyền, huyện sẽ đề xuất UBND tỉnh Bình Định xử lý theo quy định. Còn liên quan đến vấn đề môi trường, huyện sẽ cho kiểm tra, xử lý và khắc phục dứt điểm vấn đề này", ông Dương Hiệp Hòa, Chủ tịch UBND H.Vân Canh nói.