$742
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ketqua.net 2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ketqua.net 2.Sáng 11.2, ông Nguyễn Phú Quốc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, cho biết đã có kết quả mẫu xét nghiệm đàn trâu thả rông chết hàng loạt phát hiện tại H.Triệu Phong, do người dân ở H.Đakrông chăn thả theo phương pháp thả rông trong rừng.Trong ngày hôm qua 10.2, người dân tại H.Đakrông tiếp tục phát hiện có thêm 4 con trâu bị chết. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, địa bàn H.Đakrông, địa phương ghi nhận có 34 con trâu, bò chết với các biểu hiện sình bụng, nhe răng... Sau khi lấy mẫu trâu chết để xét nghiệm, Chi cục Thú y Vùng 3 kết luận một số mẫu có vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng. Ngoài ra, có mẫu chứa ký sinh trùng Babesia, gây bệnh lê dạng trùng.Từ kết quả xét nghiệm, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp UBND các huyện Triệu Phong, Đakrông triển khai biện pháp phòng chống dịch và khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin tụ huyết trùng cho trâu.“Trong ngày hôm qua 10.2, chúng tôi đã đến khu vực có dịch, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch để ngăn dịch bệnh tiếp tục gây hại đàn trâu, bò”, ông Quốc nói.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, người dân địa phương phát hiện hàng chục con trâu chết bất thường, nằm rải rác ở khu vực rừng tràm, rừng cao su thuộc thôn Kiên Phước (xã Triệu Ái, H.Triệu Phong). Số trâu này đều do người dân ở xã Ba Lòng (H.Đakrông) nuôi theo phương pháp thả rông.Tại hiện trường, các con trâu chết đều bị chướng hơi, mùi hôi nồng nặc. Cơ quan chức năng từng nhận định những con trâu này chết trong quãng thời gian từ ngày 30.1, do mắc bệnh tụ huyết trùng cấp tính. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ketqua.net 2. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ketqua.net 2.Mới đây, tại xã Ia Krăi (H.Ia Grai, Gia Lai), 4 học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái bị thương do tự chế pháo nổ. Cụ thể, sáng 1.1.2025, nhóm học sinh này tụ tập tại nhà em Vũ Đức P. (15 tuổi, ở làng Doch Ia Krót, xã Ia Krăi - học sinh lớp 9) tự chế pháo thì xảy ra vụ nổ.Nghe tiếng nổ lớn, người dân xung quanh chạy đến, phát hiện P. và Nguyễn Thành D., Nguyễn Minh T., Tô Hoài Tr. bị thương. Các cháu được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Tại hiện trường phát hiện nhiều vết máu, 1 hủ keo dán và giấy dùng để chế tạo pháo.Theo điều tra ban đầu, số nguyên liệu chế tạo pháo được P. lên mạng tìm mua, sau đó rủ 3 học sinh còn lại (các em đang học lớp 6 của Trường THCS Phạm Hồng Thái - PV) về cùng chế tạo pháo thì xảy ra vụ nổ trên.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái, cho biết ngay khi xảy ra vụ nổ, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi, nắm tình hình và động viên phụ huynh, học sinh."Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã khuyến cáo học sinh toàn trường, nghiêm cấm việc tự mua nguyên liệu, chế tạo pháo và cũng phối hợp với phụ huynh giáo dục con em nhằm tránh xảy ra những vụ nổ pháo thương tâm", ông Tĩnh nói.Tại TT.Đăk Đoa (H.Đăk Đoa, Gia Lai) cũng xảy ra vụ pháo nổ khiến 2 anh em ruột bị thương. Theo đó, ngày 25.9.2024, em N.A.V. (16 tuổi - học lớp 10, Trường THPT Nguyễn Huệ, H.Đak Đoa) cùng em trai N.A.K. (12 tuổi - học lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, TT.Đak Đoa) rủ em P.A.K. (12 tuổi, ở TT.Đak Đoa) chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen (thuốc súng) tại nhà bà nội của V.Trong quá trình chế tạo, em N.A.V. nhồi thuốc nổ vào các cuộn giấy và đốt thử thì xảy ra nổ. Vụ nổ khiến N.A.V. bị dập nát bàn tay trái cùng nhiều thương tích khác. Em P.A.K. bị thương nhẹ ở mặt. Còn em N.A.K. không bị thương tích. Hai anh em V. và K. bị thương được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, Công anH.Đăk Đoa thu giữ được 1 mảnh vỏ lon sữa bằng kim loại có bám dính thuốc nổ đen và một số dụng cụ như: kéo, dây và giấy cuộn dùng để nhồi pháo.Em V. cho biết đã xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen trên YouTube, sau đó lên mạng đặt mua nguyên liệu rồi về tự chế pháo. Ngày 15.12.2024, trong quá trình đi tuần tra, Công an xã Phú Cần (H.Krông Pa, Gia Lai) phát hiện 7 cháu nhỏ từ 9 - 14 tuổi đang đốt pháo nổ tự chế ở thôn Thắng Lợi (xã Phú Cần). Qua xác minh, công an đã thu giữ 2,9 kg hóa chất và một số vật dụng chế tạo pháo nổ. Em T.H.H.Đ. (ở xã Phú Cần) cho biết số nguyên liệu này được đặt mua trên mạng rồi về tự chế pháo nổ. "Cháu lên TikTok thấy có trang rao bán đồ chế tạo pháo nên đặt mua về. Việc chế tạo pháo cũng học trên mạng. Mua hết gần 500.000 đồng, sau đó rủ các bạn cùng làm", Đ. nói.Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị tai nạn thương tích do chế tạo pháo nổ, trong đó có một cháu 14 tuổi ở xã Dun (H.Chư Sê) bị tử vong khi đang chế tạo pháo thì xảy ra nổ. Cơ quan công an khuyến cáo: "Phụ huynh, nhà trường và xã hội cần chú trọng giáo dục cho các em có nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của việc chế tạo pháo. Việc này vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa vi phạm pháp luật. Điều 5 Nghị định 137 năm 2020 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ. Mức xử phạt từ xử lý hành chính hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm". ️
"Mình là khách hàng thân thiết của Ngôi nhà Dinh dưỡng Nutifood nên khi có sản phẩm mới ra là ‘để ý’ và mua về dùng thử ngay. Sữa có vị béo thơm lại cảm giác thanh mát, ngọt vừa phải. Bé con nhà mình được dụ uống thử cũng rất thích. Mình đang đặt luôn 2 thùng để cả nhà dùng dần", chị Ngọc Hà, sống tại quận 4 (TP.HCM) cho biết.️
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ. ️