Tối nay, mưa sao băng đẹp nhất tháng 4 đạt cực điểm: Làm sao để không bỏ lỡ?
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.Trung thành với kiểu cut out, Hoa hậu Engfa Waraha bị cho là một màu
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
ĐH Quốc gia Úc tuyển thẳng học sinh Việt Nam dựa trên điểm học bạ
Không tấp nập, ồn ã như ngày thường, TP.HCM sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 vắng vẻ, yên tĩnh lạ kỳ. Từ sáng sớm, nhiều tuyến đường trung tâm như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Võ Thị Sáu, Ba Tháng Hai thoáng đãng và tĩnh lặng. Không còn cảnh chen chúc của dòng xe cộ, không còn tiếng còi xe. Thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nhàng phủ lên phố phường, tạo nên một khung cảnh yên bình, đầy chất thơ.Một số người tranh thủ tận hưởng không gian hiếm có này thong dong đạp xe, tản bộ trên vỉa hè, hít hà bầu không khí trong lành. Các điểm du xuân nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng lác đác người qua lại, không còn cảnh chen chúc như những ngày cuối năm.Trái ngược với sự yên ắng trên phố, các ngôi chùa trong thành phố lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ sáng sớm, dòng người đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm (quận 3), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3) để dâng hương, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thuận lợi.Tại chùa Vĩnh Nghiêm, từng dòng người xếp hàng ngay ngắn, tay cầm nhang đèn, hoa cúc vàng, thành kính dâng lên những lời nguyện cầu. Không gian chùa trầm mặc, lấp lánh ánh nến, hòa cùng hương trầm thoang thoảng tạo nên một không khí thiêng liêng đặc trưng của ngày đầu năm.Bên cạnh việc thắp hương, nhiều người còn xin quẻ đầu năm, nghe những lời giảng dạy từ các sư thầy để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.Ngày đầu năm mới, TP.HCM mang hai sắc thái đối lập nhưng hòa quyện một cách hài hòa: sự tĩnh lặng trên các con đường và sự nhộn nhịp, trang nghiêm tại các ngôi chùa. Sự vắng vẻ của phố phường không mang vẻ đìu hiu, mà là dấu hiệu của sự đoàn viên, khi mọi người quây quần bên gia đình hoặc tìm đến chùa để gửi gắm niềm tin vào một năm mới tốt đẹp.
Ngày 13.2, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TX.Chơn Thành vừa bắt khẩn cấp Đỗ Tuấn Anh (47 tuổi), Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thái (H.Lộc Ninh, Bình Phước) để điều tra về hành vi dùng súng đột nhập vào nhà một cán bộ lãnh đạo tỉnh cướp tài sản. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22 giờ 20 phút ngày 12.2, Công an TX.Chơn Thành nhận được tin báo của ông Nguyễn Tấn Hải (47 tuổi, ngụ P.Thành Tâm, TX.Chơn Thành), Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước về việc có người đàn ông lạ mặt đột nhập vào nhà riêng, dùng vũ lực khống chế chị P.T.T.T (29 tuổi), người giúp việc nhà.Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trưởng Công an TX.Chơn Thành cùng các lực lượng đã ngay lập tức đến hiện trường. Khi phát hiện nghi phạm đang lẩn trốn bên trong căn nhà, lực lượng công an đã tổ chức bao vây xung quanh.Khi phát hiện công an, nghi phạm đã dùng súng và dao khống chế người giúp việc để uy hiếp lực lượng, sau đó lên xe gắn máy đang để bên hông nhà rồ ga tẩu thoát.Nhận định nghi phạm có vũ khí trong người đặc biệt nguy hiểm nên lực lượng công an quyết tâm tổ chức truy bắt. Sau khoảng gần 4 km truy đuổi, đến đoạn đường Phạm Hồng Thái (P.Hưng Long, TX.Chơn Thành), các lực lượng công an đã khống chế thành công nghi phạm cùng tang vật gồm 1 súng ổ xoay (kiểu dáng Rulo) cùng 7 viên đạn (5 viên trong ổ xoay và 2 viên trong giỏ); 1 bình xịt hơi cay; 3 khóa số 8; 1 súng bắn điện; 1 con dao và một số vật dụng khác.Qua đấu tranh nghi phạm khai nhận tên Đỗ Tuấn Anh (47 tuổi, cư trú tại tổ 2, ấp 7, xã Lộc Thái, H.Lộc Ninh, Bình Phước) đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thái.Xác định phương thức, thủ đoạn mà nghi phạm sử dụng (dùng súng vào nhà cướp tài sản) giống với vụ cướp từng xảy ra tại nhà bà T.T.A.T (nguyên Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh) tại TP.Đồng Xoài vào ngày 25.12.2019 nên lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và Phòng Kỹ thuật hình sự phối hợp Công an TX.Chơn Thành mở rộng điều tra vụ án.Sau nhiều giờ đấu tranh, Đỗ Tuấn Anh đã thừa nhận mình chính là kẻ gây ra vụ cướp tại nhà nguyên Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh vào năm 2019.Vụ nghi phạm dùng súng vào nhà Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước cướp tài sản đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.Trước đó, vào khoảng hơn 12 giờ ngày 25.12.2019, bà T.T.A.T (ngụ KP.Phú Thịnh, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) cùng tài xế đi làm về nhà nằm trên đường vành đai hồ Suối Cam (KP.Phú Thịnh). Khi bà Tuyết vừa mở cổng bước vào trong sân thì cùng lúc này, một thanh niên lạ mặc áo khoác, che kín mặt chạy xe máy vào bên trong. Vừa vào đến sân, người này liền nhảy xuống xe, rút vật giống súng ra đe dọa bà T. cùng tài xế, sau đó trói cả hai lại, cướp đi một số tiền, rồi bỏ trốn.Sau khi nghi can tẩu thoát, tài xế của bà T.T.A.T cố gắng tự mở trói và giải thoát cho nữ chủ nhà, đồng thời gọi điện trình báo cơ quan công an. Thời điểm xảy ra vụ cướp, bà T.T.A.T là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh.
'Du học tại chỗ' 4+0 vì sao vẫn 'hot' sau đại dịch Covid-19?
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".