Đường rộng không có vạch kẻ đường
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân.Cẩm tú cầu nở trên cao nguyên - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thái Bảo (TP.HCM)
Trong khi đó, tên tuổi của Hayao Miyazaki gắn liền với các phim: Castle in the Sky (Laputa: Lâu đài trên không, 1986), My Neighbor Totoro (Hàng xóm của tôi là Totoro, 1988), Princess Mononoke (Công chúa Mononoke, 1997), Spirited Away (2001), Howl's Moving Castle (Lâu đài bay của pháp sư Howl, 2004)...
Hà Nội giành chiến thắng áp đảo giải vô địch kickboxing các đội mạnh toàn quốc
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Thực hiện chủ trương điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, chiều 27.2, Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận đã tổ chức lễ bàn giao nhiệm vụ cho Công an tỉnh Bình Thuận. Phát biểu tại lễ bàn giao, bà Lê Thị Bích Liên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Thuận cho biết, kể từ ngày 1.3, sở chính thức hợp nhất với Sở Nội vụ (có tên gọi mới là Sở Nội vụ). Theo quy định của Chính phủ, chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện được chuyển từ Sở LĐ-TB-XH sang Công an tỉnh Bình Thuận và có hiệu lực từ 0 giờ ngày 1.3.Bà Liên mong muốn Công an tỉnh Bình Thuận với chức năng của mình sẽ làm tốt công tác cai nghiện cũng như quản lý sau cai nghiện ma túy; đồng thời tiếp nhận lực lượng cán bộ, viên chức, người lao động nhằm đảm bảo không gián đoạn, không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của đơn vị.Phát biểu tại lễ tiếp nhận, đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết công tác kiểm soát ma túy, trong đó có việc điều trị và cai nghiện cho người nghiện là nhiệm vụ quan trọng. Theo đại tá Liêm, hiện nay toàn tỉnh có trên 6.000 người nghiện ma túy được quản lý. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn nhiều điểm nóng về ma túy đang được ngành công an tập trung triệt phá."Tội phạm luôn tìm cách tuồn ma túy vào các trung tâm cai nghiện. Đồng thời có hiện tượng gây mất trật tự trong các cơ sở cai nghiện hoặc để người nghiện trốn khỏi nơi cai nghiện vẫn xảy ra", đại tá Liêm cho hay. Từ đó, đại tá Liêm yêu cầu trung tâm phải làm tốt chức năng của mình sau tiếp nhận. "Nếu để xảy ra tình trạng học viên trốn khỏi nơi cai nghiện thì thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và phải bị xử lý", đại tá Liêm nhấn mạnh. Đại tá Liêm cũng đề nghị chính quyền các địa phương, phối hợp tốt với ngành công an để phát hiện và đưa người nghiện vào trung tâm điều trị cai nghiện. Nếu không quản được người nghiện ngoài xã hội thì trưởng công an địa phương phải chịu trách nhiệm trước công an tỉnh.
Chuyên gia Nguyễn Ngoan: Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng
Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bước vào trận tứ kết đầu tiên (diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 11.3) gặp Trường ĐH Quy Nhơn với nhiều bất lợi. Đội bóng của HLV Tạ Hồng Hà nghỉ ít hơn đối thủ tới 2 ngày. Trong khi đội Trường ĐH Quy Nhơn được nghỉ 3 ngày để dưỡng sức cho tứ kết, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chỉ có 1 ngày trọn vẹn để hồi phục. Với quãng thời gian ngắn ngủi, đại diện TP.HCM tập trung nghỉ ngơi giữ sức, thay vì tập chiến thuật hay rèn đấu pháp. Bởi với HLV Tạ Hồng Hà, đã vào đến tứ kết thì đội nào cũng mạnh. "Quan trọng là khía cạnh tâm lý và tinh thần", nhà cầm quân của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chia sẻ trước trận.Trước đối thủ nhanh nhẹn và khéo léo hơn, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã chọn cách chơi biết mình biết người. Phòng ngự kín kẽ, tận dụng các tình huống cố định hoặc bóng dài để phản công. Vào trận với tâm thế "cửa dưới", đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM xác định phải chờ đợi những khe hở hẹp nhất để lách qua. Cơ hội nhanh chóng xuất hiện ở phút thứ 3 khi Thạch Trí Tường di chuyển khôn ngoan rồi bật cao đánh đầu hiểm hóc mở tỷ số. Với đội chơi phòng ngự phản công, có bàn mở tỷ số sớm chẳng khác nào "thả hổ về rừng". Quãng thời gian còn lại chứng kiến đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đấu trí đối thủ bằng lối đá khoa học và kỷ luật, để thắng chung cuộc với tỷ số 1-0."Tôi hạnh phúc vì các cầu thủ đã nỗ lực hết mình", HLV Tạ Hồng Hà chia sẻ. "Hôm qua, ban huấn luyện đã cho các cầu thủ chăm sóc y tế. Chỉ được nghỉ 1 ngày thôi, nếu không được chăm sóc thì cầu thủ khó phục hồi. May mắn là trước khi đá trận hạ màn vòng bảng, chúng tôi đã có 90-95% cơ hội đi tiếp rồi, nên chúng tôi có thể chấp nhận chơi không tốt ở trận đó. Hôm nay, các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có phần tâm lý, nhưng chúng tôi đã giải quyết vấn đề bằng một chiến thắng". Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là đội cuối cùng có vé vượt qua vòng bảng, nhưng lại là đội đầu tiên góp mặt ở bán kết. Đó là kịch bản không dễ hình dung, khi ở bảng C, học trò ông Tạ Hồng Hà để thua 2 trong số 3 trận. Kịch bản này có lẽ khiến nhiều người nhớ đến Asian Cup 2019. Đội tuyển Việt Nam đã lách qua khe cửa rất hẹp để trở thành đội cuối cùng góp mặt tại vòng 16 đội, nhưng sau đó lại trở thành đội đầu tiên góp mặt tại tứ kết.Vậy nên, đi trước hay đi sau không quan trọng. Vào tứ kết, đội bóng nào cũng có cơ hội như nhau. Trả lời Báo Thanh Niên trước trận, HLV Tạ Hồng Hà khẳng định đối thủ có ưu thế hơn về thể lực và con người, nhưng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có tinh thần đoàn kết và sự gắn bó để tạo nên tập thể không dễ bị đánh bại. Sức mạnh của sự kỷ luật đã giúp thầy trò ông Tạ Hồng Hà vượt qua đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM ở vòng loại, để rồi hôm nay hiên ngang vào bán kết."Chúng tôi không có ngôi sao. Nhiều đội có các cầu thủ từng ăn tập ở cấp độ U.19, nhưng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thì không. Còn về chiến thuật, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ. Đội có thể đá không tốt ở vòng bảng, nhưng vòng loại trực tiếp lại là chuyện khác. Các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM luôn chiến đấu vì màu cờ sắc áo và tinh thần tập thể. Bàn thắng hôm nay đã được chúng tôi tập luyện từ trước giải rồi", ông Tạ Hồng Hà khẳng định.Ở bán kết, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ gặp đội thắng trong trận đấu giữa Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. "Đã vào đến đây, mục tiêu của chúng tôi sẽ là lọt tới chung kết, rồi đoạt luôn cúp vô địch", đại diện đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM kết luận.