HLV Lê Huỳnh Đức nắm trong tay tương lai hàng tiền đạo đội tuyển Việt Nam
Sáng 7.1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ông Lê Thanh Vân, cựu Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cựu đại biểu Quốc hội khóa XV về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".Ông Lưu Bình Nhưỡng bị xét xử thêm tội "cưỡng đoạt tài sản" cùng 2 bị cáo khác là Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "quắt"; trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình), Vũ Đăng Phương (trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình; lao động tự do).Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, cũng bị xét xử tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".Tại phiên tòa sáng nay, 5 bị cáo trên và 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo cùng bị hại là ông Đinh Vũ Trường (Công ty Sao Đỏ) cũng có mặt.Do một số người vắng mặt có liên quan đến vụ án của bị cáo Lê Thanh Vân nên 2 luật sư của bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Cũng tại phiên tòa, bị cáo Lê Thanh Vân cho biết đã gửi 2 văn bản đến cơ quan tố tụng đề nghị triệu tập ông Nguyễn Xuân Ký (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh) và ông Nguyễn Văn Thắng có mặt tại phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Trước những đề nghị trên, HĐXX đã nghị án. Sau phần nghị án, HĐXX cho rằng những người liên quan đến vụ án tuy vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong hồ sơ. Những người được bị cáo đề nghị có mặt có thể triệu tập sau.Theo cáo trạng, từ tháng 9.2020 - tháng 7.2022, Cường "quắt" và Phương đã có hành vi dùng thủ đoạn sử dụng 45 ha diện tích bãi triều giáp cửa sông Hóa thuộc địa phận xã Thụy Trường (H.Thái Thụy, Thái Bình) do Cường và đồng phạm đã lấn chiếm trái phép. Nơi đây còn lấn chiếm trùng với mỏ cát của Công ty Sao Đỏ được cấp phép khai thác, là lối đi duy nhất để tàu thuyền của công ty đi vào mỏ khai thác, nhằm ép buộc, cưỡng đoạt Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 4,9 tỉ đồng.Với ông Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan truy tố cáo buộc, tháng 5 - tháng 6.2021, Cường "quắt" đến nói cho ông Nhưỡng biết việc dùng thủ đoạn nêu trên để lấy tiền của Công ty Sao Đỏ. Cường nhờ ông Nhưỡng can thiệp để tạo điều kiện cho Cường làm ăn thuận lợi. Nếu thành công, Cường sẽ bán cho vợ chồng ông Nhưỡng 30 ha bãi triều trị giá khoảng 1,2 tỉ đồng và chỉ lấy 900 triệu đồng. Nhận lời, ông Nhưỡng đã điện thoại cho lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình can thiệp để giúp đỡ Cường.Sau đó, ông Nhưỡng đưa Cường đến đồn biên phòng, gặp chính quyền xã để gây thanh thế, tạo điều kiện cho Cường tiếp tục cưỡng đoạt tài sản. Từ tháng 10.2021 - tháng 7.2022, Cường cùng đồng phạm tiếp tục cưỡng đoạt của Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng.Cơ quan tố tụng cáo buộc, tháng 12.2020 và tháng 5.2021, bị can Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội, ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng, lãnh đạo các cơ quan tố tụng TP.Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho ông Bùi Văn Thao (người làm của Cường), hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi 1 thửa đất trị giá 160 triệu đồng.Ngoài ra, ngày 15.3.2021, bị can Nhưỡng còn can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện Dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD.Ngày 18.7.2019, ngày 1.10.2019, bị can Nhưỡng ký 2 văn bản can thiệp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36 ha hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội (H.Đông Anh, Hà Nội) và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất tại dự án này có trị giá 1,95 tỉ đồng.Từ tháng 7 - tháng 10.2023, bị can Nhưỡng còn gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 210 triệu đồng.Với ông Lê Thanh Vân, cơ quan tố tụng cho biết, trong các tháng 6, 7, 8, 12.2020 đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội, nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất trị giá 1,95 tỉ đồng ở dự án.Ngoài ra, tháng 7.2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.Giáo dục giới tính học đường: Lá chắn phòng tránh xâm hại tình dục
Theo WCCF Tech, tin tức rò rỉ mới nhất cho thấy iPhone SE 4 (hoặc iPhone 16E), chiếc điện thoại giá rẻ sắp ra mắt của Apple, sẽ có thiết kế hiện đại với Dynamic Island thay vì thiết kế 'tai thỏ'.Thông tin này đến từ leaker (người chuyên rò rỉ thông tin) nổi tiếng Evan Blass, người đã phát hiện ra những chi tiết thú vị về iPhone SE 4 trong mã nguồn của Apple. Theo đó, chiếc điện thoại này sẽ sở hữu Dynamic Island, tính năng vốn chỉ xuất hiện trên các dòng iPhone cao cấp như iPhone 14 Pro và iPhone 15.Trước đây, nhiều tin đồn cho rằng iPhone SE 4 sẽ có thiết kế giống iPhone 14 với phần notch 'tai thỏ' nhỏ gọn. Tuy nhiên, nếu thông tin của Evan Blass là chính xác, thì iPhone SE 4 sẽ có ngoại hình gần giống với iPhone 16 hơn.Việc trang bị Dynamic Island cho iPhone SE 4 cho thấy Apple đang muốn hiện đại hóa toàn bộ dòng sản phẩm của mình, mang đến những trải nghiệm cao cấp cho cả những người dùng thiết bị giá rẻ. Ngoài Dynamic Island, iPhone SE 4 còn được đồn đoán sẽ sở hữu nhiều nâng cấp đáng giá khác, bao gồm:Với những nâng cấp này, iPhone SE 4 hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm trong phân khúc smartphone giá rẻ, khiến người dùng Android phải dè chừng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp về iPhone SE 4, chẳng hạn như giá bán, ngày ra mắt và thời lượng pin.
Bé trai nghi bị cô giáo đánh, đè nhét thức ăn: Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức nói gì?
Sáng 15.1, sau khi đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị mức án với các bị cáo, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam tiếp tục phần tranh luận.Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, là người duy nhất bị đề nghị tuyên phạm tội nhận hối lộ, với mức án 12 - 13 năm tù.Ông Thái bị cáo buộc ưu ái cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát trúng hàng chục gói thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa, qua đó nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng.Tự bào chữa trước tòa, ông Thái nói ngắn gọn, mong hội đồng xét xử xem xét nhân thân, bối cảnh phạm tội…, để cho mình được hưởng chính sách "khoan hồng đặc biệt".Luật sư của ông Thái thì cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị là quá khắt khe. Người bào chữa nêu tình trạng của NXB Giáo dục Việt Nam tại thời điểm năm 2017 "rất phức tạp", "nội bộ rối ren". Ông Thái về nhận nhiệm vụ, dù chưa có kinh nghiệm thực tiễn về xuất bản sách giáo khoa, nhưng đã chèo lái, vực dậy NXB, lợi nhuận qua các năm đều đạt cao.Cũng giống như thân chủ khai tại tòa trước đó, luật sư nói nhờ việc kịp thời in ấn, năm học 2018 - 2019, NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hành hơn 100 triệu bản sách giáo khoa, giá bán vẫn giữ nguyên, rẻ hơn 11% so với nhiều đơn vị phát hành khác.Vẫn theo luật sư, việc ông Thái nhận tiền từ các nhà thầu là sai, nhưng việc này là do phía nhà thầu chủ động đưa tiền cảm ơn, trích từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp, chứ ông Thái không đòi hỏi, yêu cầu hoặc thỏa thuận phần trăm hợp đồng.Luật sư còn đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ: đã nộp lại toàn bộ gần 25 tỉ đồng nhận hối lộ và nộp thêm 50 triệu đồng khắc phục hậu quả, tự thú về hành vi nhận tiền ngay từ khi cơ quan điều tra chưa phát hiện, có công lớn trong việc cung cấp tin báo giúp cơ quan điều tra phát hiện và xử lý tội phạm trong nhiều vụ án…Từ những căn cứ trên, luật sư đề nghị cho thân chủ được hưởng mức án thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự (7 - 15 năm tù).Một trong 2 người bị truy tố tội nhận hối lộ trong vụ án này là Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng. Bà Ngọc bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù, với cáo buộc "bôi trơn" 20 tỉ đồng cho cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Thái.Quá trình xét xử, bà Ngọc có đơn vắng mặt và được tòa chấp thuận. Bào chữa cho nữ bị cáo, luật sư không tranh luận về mặt tội danh, nhưng cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị còn quá nghiêm khắc.Luật sư nêu quan điểm Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bị cáo Ngọc nhờ vả ông Thái, mà nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh của doanh nghiệp này.Vẫn theo luật sư, quá trình thực hiện các gói thầu, Công ty Phùng Vĩnh Hưng đã hỗ trợ NXB Giáo dục Việt Nam tiết kiệm khoảng 7,7 tỉ đồng bằng việc giao thẳng hàng hóa đến nhà in thay vì phải lưu kho, đồng thời chấp nhận thanh toán chậm nhằm hỗ trợ NXB khi gặp khó khăn về thủ tục giải ngân…Về việc bị cáo Ngọc đưa 20 tỉ đồng cho ông Thái, luật sư cho rằng, về bản chất là có mục đích cảm ơn vì đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty được tham gia đấu thầu, thanh lý và quyết toán hợp đồng. Hành vi đưa tiền này không phải là lý do chính và duy nhất để Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu. Bởi lẽ, giai đoạn 2018 - 2022 dù không có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu nhưng sản phẩm giấy của công ty này vẫn được đánh giá rất cao, vẫn trúng các gói thầu...Với các tình tiết đã trình bày, luật sư mong muốn hội đồng xét xử ghi nhận, chia sẻ, cho thân chủ được hưởng mức án khoan hồng.
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Những tấm lòng vàng 31.12.2023
Theo hãng tin Yonhap, Tòa thượng thẩm Seoul (Hàn Quốc) ngày 3.2 giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm, cho rằng Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong không phạm tội trong vụ sáp nhập công ty Cheil Industries và Samsung C&T vào năm 2015.Trước đó, các công tố viên nghi ngờ vụ sáp nhập được tiến hành nhằm giúp ông Lee thâu tóm quyền kiểm soát Samsung với mức giá thấp hơn. Năm 2020, ông Lee bị truy tố tội liên quan hành vi thao túng giá cổ phiếu, gian lận kiểm toán và các vi phạm khác.Trước vụ sáp nhập vào năm 2015, cả hai công ty trên đều hoạt động độc lập nhưng đều là công ty con của Samsung. Theo tờ The Korea Herald, Samsung C&T là công ty xây dựng và kỹ thuật trong khi Cheil Industries là công ty chuyên về dệt may. Theo thỏa thuận, 3 cổ phiếu của Samsung C&T được bán để đổi 1 cổ phiếu Cheil Industries.Ông Lee khi đó là Phó chủ tịch tập đoàn Samsung và là cổ đông lớn nhất của Cheil với 23,2% cổ phần nhưng không trực tiếp sở hữu cổ phần nào của Samsung C&T. Các công tố viên cáo buộc ông Lee và các lãnh đạo Samsung đã thao túng giá cổ phiếu, nâng giá của Cheil và hạ giá Samsung C&T để tạo ra tỷ lệ sáp nhập có lợi.Sau khi sáp nhập, ông Lee trở thành cổ đông lớn nhất của công ty mới cũng lấy tên là Samsung C&T, trong khi công ty này lại là cổ đông lớn của tập đoàn Samsung.Qua quá trình sáp nhập, Cheil Industries đã thâu tóm Samsung C&T, qua đó củng cố quyền kiểm soát của ông Lee Jae-yong đối với tập đoàn Samsung, sau đó cho phép ông tiếp quản quyền lãnh đạo tập đoàn từ người cha Lee Kun-hee.Các công tố viên còn cho rằng ông Lee liên quan việc kiểm toán gian lận tại Samsung Biologics, công ty con của Cheil, nhằm tăng giá trị của Cheil trước vụ sáp nhập.Tháng 2.2024, Tòa án quận trung tâm Seoul tuyên bố trắng án đối với ông Lee và các quan chức khác của Samsung, cho rằng việc kế thừa của ông Lee không phải là mục đích chính của vụ sáp nhập. Tòa án cũng nói không có bằng chứng để cho rằng tỷ lệ sáp nhập không công bằng hay gây thiệt hại tài chính cho các cổ đông.Bên công tố kháng án và đề nghị mức án 5 năm tù giam, phạt 500 triệu won nhưng thất bại theo phán quyết mới. Chưa rõ cơ quan công tố có kháng án lên tòa án tối cao hay không.Tháng 11 năm ngoái, ông Lee Jae-yong tuyên bố trước tòa rằng chưa từng có ý định lừa dối hay gây thiệt hại cho các nhà đầu tư vì lợi ích cá nhân.Tuy nhiên, ông Lee từng thụ án 18 tháng tù vào năm 2017 vì tội hối lộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và thân tín của bà để có được sự ủng hộ của chính phủ cho vụ sáp nhập. Năm 2021, ông được Tổng thống khi đó là ông Moon Jae-in ân xá.