Ngô Hồng Quang đưa âm nhạc của người Tày, Nùng, H'Mông, Chăm... vào đĩa than 'Rạng đông'
Trên đường cao tốc, nếu người lái lơ là trong việc chỉnh vô lăng khiến xe có xu hướng đảo làn hay đi lệch khỏi làn đường. Camera sẽ kịp thời quan sát, thu thập dữ liệu đồng thời hệ thống sẽ cảnh báo thông qua âm thanh và đèn nhấp nháy trên bảng táp lô để “nhắc nhở” người lái trước khi phương tiện đi lệch khỏi làn đường. Tuy nhiên, theo các kỹ sư của Subaru chức năng này chỉ được kích hoạt khi xe đang lưu thông với tốc độ trên 50 km/giờ. Chức năng này sẽ góp phần đảm bảo an toàn trong các tình huống người lái mất tập trung hay buồn ngủ khi lái xe trên đường trường, cao tốc.Imexpharm 'Vì một Việt Nam xanh': Hiện thực hóa đề án 'Trồng 1 tỉ cây xanh'
Mãi mãi tiến bước khúc quân hành
Đây là bàn thắng gây tranh cãi, do Supachok sút bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, sau tình huống đội tuyển Việt Nam chủ động đưa bóng ra khỏi sân, do cầu thủ bị đau. Sau đó, thay vì trả bóng lại cho đội bóng của HLV Kim Sang-sik, Supachok dứt điểm thẳng vào lưới, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan trong trận chung kết lượt về tối 5.1, đồng thời gỡ hòa 3-3 cho đội bóng xứ sở chùa vàng sau 2 lượt trận chung kết. Bàn thắng gây này tranh cãi vì nó đi ngược lại với tinh thần fair-play trong bóng đá. Hiện tại bàn thắng này vẫn được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024. Tính cho đến chiều 9.1, tỷ lệ bầu chọn cho bàn thắng của Supachok vẫn cao vượt trội so với phần còn lại. Bàn thắng của Supachok nhận số phiếu bình chọn lên đến 89,44%. Trong khi đó, bàn thắng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son, ghi trong trận chung kết lượt đi (nâng tỷ số lên 2-0) ngày 2.1, nhận được 10,22% số phiếu bình chọn, đứng nhì bảng. Các bàn thắng khác có tên trong danh sách những bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 có tỷ lệ phiếu bình chọn hầu như không đáng kể. Với tỷ lệ áp đảo nêu trên, bàn thắng của Supachok Sarachat gần như không có đối thủ trong cuộc đua đến danh hiệu bàn thắng đẹp nhất giải.Trước đó, chính bàn thắng này cũng đã giành được giải thưởng bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về, với hơn 86% số phiếu bầu chọn. Bàn thắng của Nguyễn Hai Long (ấn định chiến thắng 3-2 cho đội tuyển Việt Nam ở trận chung kết lượt về) xếp thứ nhì với 12% phiếu bầu. Đứng thứ 3 và thứ 4 lần lượt là các bàn thắng của Tuấn Hải (2%) và Ben Davies (0,25%).Mặc dù vậy, nếu Supachok có giành được cú đúp danh hiệu về bàn thắng đẹp, thì những danh hiệu này chỉ là những giải thưởng phụ. Những giải thưởng quan trọng nhất của AFF Cup 2024 hầu hết nằm trong tay đội tuyển Việt Nam: ngôi vô địch toàn giải, cầu thủ xuất sắc nhất, vua phá lưới (đều thuộc về Nguyễn Xuân Son), thủ môn xuất sắc nhất (Nguyễn Đình Triệu).
Nước như gương soi lẻ bóng hình anh"
Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Kể từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, nâng cao mức phạt tiền đối với hàng loạt hành vi vi phạm giao thông. Cũng vì tiền phạt tăng rất cao, đây là chủ đề "nóng" được trao đổi trên nhiều diễn đàn mạng xã hội.Một số ý kiến thắc mắc: nếu tài xế thực hiện hành vi vi phạm giao thông từ cuối năm 2024 nhưng sang đến năm 2025 mới bị "phạt nguội", vậy chế tài xử phạt sẽ áp dụng theo Nghị định 100/2019 hay Nghị định 168/2024?Trả lời câu hỏi trên, luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho biết điều 54 Nghị định 168/2024 có nêu rõ về quy định chuyển tiếp.Theo đó, nếu hành vi vi phạm giao thông xảy ra và kết thúc trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt.Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.Cũng cần lưu ý, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt và trừ điểm giấy phép lái xe đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Còn Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Điều này có nghĩa Nghị định 168/2024 không thay thế hoàn toàn Nghị định 100/2019. Hành vi mà người tham gia giao thông vi phạm còn tùy thuộc tại điều, khoản đã được bãi bỏ, sửa đổi hay chưa. Nếu chưa thì tiếp tục áp dụng theo chế tài được quy định tại Nghị định 100/2019, nếu đã bãi bỏ, sửa đổi thì áp dụng theo Nghị định 168/2024.Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong quá trình soạn thảo Nghị định 168/2024, ban soạn thảo đã nghiên cứu, kế thừa những kết quả đạt được của việc thực hiện Nghị định 100/2019, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia…Thực tế cho thấy cần phải tăng mức xử phạt đủ mạnh nhằm bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm với lỗi cố ý nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.Điển hình như: lỗi vượt đèn đỏ (ô tô) nâng từ 4 - 6 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng, vi phạm nồng độ cồn ở mức từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở nâng từ 16 - 18 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng, các hành vi vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ hoặc không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông... sẽ có mức phạt cao gấp 3 - 30 lần.Đại diện Cục CSGT khẳng định, việc tăng nặng mức phạt tiền kèm theo các hình thức xử lý (tịch thu phương tiện, tước giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe…) sẽ là một trong những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu vi phạm pháp luật giao thông.