Hội đồng Anh chính thức lên tiếng sau vụ việc cấp sai chứng chỉ Aptis
Trong 6/8 đội ở bảng E (khu vực TP.HCM) đã chính thức lấy vé vào vòng play-off, đáng ngạc nhiên hiện có đến 3 đội là những gương mặt mới. Trong khi 2 đội cựu trào, Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã dừng bước ngay vòng loại.3 đội là những gương mặt mới vào vòng play-off mùa lần III - 2025 cúp THACO, gồm các đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đứng đầu nhóm 3) với thành tích 3 trận toàn thắng, trong đó có trận thắng then chốt đội Trường ĐH Văn Lang tỷ số 1-0 ngày ra quân 29.12.2024; đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (nhóm 4) có 2 thắng, 1 hòa; và đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (nhóm 5) cũng có 2 thắng, 1 hòa.Đội đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM (nhóm 1) vào vòng play-off, sau khi lội ngược dòng ngoạn mục để giành ngôi đầu bảng sau khi đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM với tỷ số 0-2 ở trận ra quân. Đội bóng của HLV Phạm Thế Vinh tthắng đội Trường ĐH Tài chính - Marketing tỷ số 7-1, và thắng đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn tỷ số 3-0 để đi tiếp.đi tiếp đầy ngoạn mục2 đội còn lại là Trường ĐH Văn Hiến (nhóm 2) và Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (nhóm 6), đều quá xứng đáng đi tiếp khi cùng có 3 trận toàn thắng ở nhóm đấu của mình. Đặc biệt, đội Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Văn Tuấn, cựu cầu thủ đội CSG trước đây, càng thi đấu càng hay và trở nên mạnh hơn so với mùa lần II - 2024.Một đội cựu trào nữa cũng có thể giành vé vào vòng play-off là đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (nhóm 7), nếu hòa hoặc thắng đội Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trong trận then chốt lúc 15 giờ ngày 11.1.Ở suất đội hạng nhì có thành tích tốt nhất trong 7 nhóm đấu ở vòng loại bảng E (khu vực TP.HCM), hiện đội Trường ĐH Sài Gòn (7 điểm, hiệu số +6) xếp nhì nhóm 5, đang dẫn đầu và có nhiều khả năng sẽ giành vé đi tiếp. Hai đội cựu trào Trường ĐH Văn Lang (6 điểm, hiệu số +19) và Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM (6 điểm, hiệu số +13) dù rất cố gắng giành các trận thắng có tỷ số kỷ lục ở lượt cuối, nhưng đã hết hy vọng.Điều trị u lành vùng da đầu bằng phẫu thuật tạo hình
Công an tỉnh Lai Châu cho biết, cơ quan này vừa phát hiện, bắt giữ Vũ Văn Việt (25 tuổi, trú xã Hòa Phong, TX.Mỹ Hào, Hưng Yên) khi đang lẩn trốn trên địa bàn xã Thèn Sin (H.Tam Đường, Lai Châu).Việt là đối tượng truy nã theo quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TX.Mỹ Hào về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.Theo tài liệu điều tra, Việt đã 2 lần mua giấy tờ giả xác nhận là sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội để cung cấp cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã Hòa Phong nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự vào các năm 2023 và 2024. Sau khi sự việc bị phát hiện, Việt đã bỏ trốn vào miền Nam, lang bạt làm thuê trước khi di chuyển lên Lai Châu để ẩn náu.Theo đại diện Công an tỉnh Lai Châu, suốt thời gian lẩn trốn, Việt sống chui lủi trong điều kiện khắc nghiệt, sức khỏe suy giảm đáng kể và người gầy yếu. Khi bị bắt giữ, Việt trong trạng thái mệt mỏi, không thể trốn tránh lệnh bắt của công an.Công an tỉnh Lai Châu cho biết, nghĩa vụ quân sự không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với đất nước. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ, đặc biệt là sử dụng tài liệu giả để qua mặt cơ quan chức năng, không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Du học sinh 'kẹt' trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc gia
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Tân Yên (Bắc Giang), cho biết do nhiều huyện trong tỉnh bị mất mùa nên năm nay lượng doanh nghiệp dồn về mua vải ở Tân Yên tăng nhiều hơn những năm trước. Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp đăng ký mua vải xuất khẩu ở huyện này với giá ký hợp đồng phổ biến 35.000 đồng/kg, cao hơn năm 2023 là 5.000 đồng/kg.
U.23 Hàn Quốc thua Indonesia, mất vé Olympic: HLV bị chỉ trích, CĐV đòi Chủ tịch KFA từ chức
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.