Ly kì câu chuyện liệt sĩ trở về nhà sau hơn 30 năm báo tử
Hậu quả chậm chạp của tình trạng ấm lên toàn cầu có lẽ đang âm thầm xảy ra bên dưới băng tầng dày của Nam Cực. Lục địa này đang chứa chấp nhiều núi lửa khổng lồ, như núi Erebus và hồ dung nham nổi tiếng của nó.Tuy nhiên, có ít nhất 100 núi lửa khác đang nằm ẩn mình ở Nam Cực, với nhiều núi lửa tập trung dọc theo bờ phía tây của lục địa. Một số núi lửa nhô mình lên cao, nhưng số còn lại nằm bên dưới Băng tầng Nam Cực, theo Live Science hôm 7.1.Biến đổi khí hậu đang làm băng tầng Nam Cực dần tan rã và khiến mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, băng tan còn giải phóng trọng lượng bên trên các tầng đá ở khu vực, gây ra những hậu quả tại chỗ.Cụ thể là băng tan được chứng minh làm tăng hoạt động của các núi lửa nằm bên dưới bề mặt băng ở những nơi khác của thế giới.Coonin et al. đã cho chạy 4.000 mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của băng tan ở Nam Cực đối với các núi lửa nằm bên dưới. Kết quả cho thấy tình trạng này có thể làm gia tăng tần suất và quy mô của các đợt phun trào từ dưới thềm băng.Nguyên nhân là việc mất đi trọng lượng băng sẽ dẫn đến giảm áp lực lên các bể chứa dung nham bên dưới bề mặt khiến dung nham tích lũy nhiều hơn. Dung nham càng nhiều càng tăng sức ép lên các vách của bể chứa, dẫn đến núi lửa phun trào.Các tác giả báo cáo nhấn mạnh rằng quy trình trên diễn ra chậm chạp, có thể kéo dài vài trăm năm. Phát hiện trên cũng đồng nghĩa quá trình tích tụ dung nham vẫn tiếp diễn dù thế giới tiến tới ngăn chặn được nhiệt độ ấm lên ở mức báo động, tức khống chế được dưới mức 1,5 độ C.Cuba hoãn tăng giá nhiên liệu 500% do sự cố 'an ninh mạng'
Người dân cả nước vui mừng khi từ 1.9.2025 toàn bộ học sinh công lập 63 tỉnh thành, từ mầm non tới hết lớp 12 đều được miễn học phí. Nhiều người quan tâm, vậy học sinh mầm non các trường dân lập, tư thục; học sinh phổ thông các trường tư thục có được hỗ trợ học phí hay không?Thông tin từ Bộ GD-ĐT gửi báo chí ngày 28.2.2025 cho biết: Ngày 28.2.2025, Bộ Chính trị đã đồng ý với đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến giáo dục phổ thông.Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các quy định miễn học phí cho các em học sinh. Theo quy định hiện hành, từ ngày 1.9.2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến THCS (đến hết lớp 9). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quy định chính sách giảm 50%-70% học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh dân tộc (học ở trường công lập và trường dân lập, tư thục)."Ngoài các đối tượng được miễn học phí theo quy định hiện hành nêu trên, Bộ GD-ĐT đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý bổ sung miễn học phí cho học sinh mầm non từ 3 tháng đến 4 tuổi và học sinh phổ thông. Theo đó, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS và học sinh THPT công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả", thông tin gửi báo chí của Bộ GD-ĐT hôm 28.2 cho biết.Để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn, xin được lấy ví dụ, tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 hồi tháng 7.2024 đã thông qua Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP.HCM như bảng sau:Nhóm 1 là các trường nằm tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân và TP.Thủ Đức. Các trường thuộc nhóm 2 nằm tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.Như vậy, từ 1.9.2025 khi toàn bộ học sinh công lập từ nhà trẻ tới hết lớp 12 ở bậc THPT được miễn học phí, thì gia đình của các học sinh công lập này không phải đóng học phí, tương đương với việc được giảm một khoản tiền phải đóng hàng tháng cho con em mình. Số tiền được giảm như trên bảng, theo từng bậc học, từng khu vực mà trường đang nằm.Còn học sinh mầm non dân lập, tư thục; học sinh phổ thông tư thục cũng sẽ được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả. Ví dụ nhà anh A có con đi học nhà trẻ ở một trường tư thục tại quận 5, TP.HCM với học phí của trường này là 5 triệu đồng/tháng. Từ 1.9.2025, bé nhà anh A được ngân sách hỗ trợ 200.000 đồng/tháng học phí. Anh A phải đóng phần chênh lệch học phí là 4.800.000 đồng cho nhà trường. Việc hỗ trợ học phí được thực hiện bằng số thời gian trẻ thực học tại trường và không quá 9 tháng/năm học.Nhiều phụ huynh thắc mắc, vì sao học sinh tiểu học cả nước bấy lâu nay được miễn học phí; nhiều tỉnh thành trong cả nước đã miễn phí học phí cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 từ năm học 2024-2025 này như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Yên Bái... nhưng sao mỗi tháng họ vẫn phải đóng 2-3 triệu đồng tiền trường cho con?Xin giải đáp thắc mắc này của quý phụ huynh: Dù đã được miễn học phí (mức học phí được hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ), nhưng khi học sinh đến trường, tùy vào việc đăng ký, lựa chọn từ đầu năm học của gia đình học sinh thì các em còn phải đóng một số khoản quy khác theo quy định, đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý. Ví dụ như học sinh có ăn cơm bán trú tại trường phải đóng các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú (ví dụ như tiền tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú; tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú…). Học sinh đăng ký học lớp tăng cường tiếng Anh cần đóng tiền tổ chức dạy tăng cường tiếng Anh; tiền tổ chức các lớp tin học tự chọn; tiền tổ chức dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ… Học sinh cũng cần đóng các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh (ví dụ như tiền học phẩm; tiền suất ăn trưa bán trú nếu em đó có đăng ký học bán trú; tiền nước uống; tiền khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường); tiền sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh (tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh)… Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.Trên cơ sở báo cáo của 46 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đến thời điểm hiện tại và các tài liệu, báo cáo gần đây, Bộ GD-ĐT căn cứ theo mức học phí tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ để ước tính nhu cầu kinh phí ngân sách Nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông.Theo đó, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.
Hệ thống tiêm chủng VNVC và Pfizer hợp tác nghiên cứu bệnh do RSV, phế cầu
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Ở một châu lục khác, mùa xuân đi trước 2-3 tháng nên bữa tiệc tất niên của bà con người Việt tại Úc không cầu kỳ về cao lương mỹ vị nhưng thật đậm tình đồng bào.Đó là bữa tất niên sau khi mọi người cùng chung tay tổ chức chương trình Xuân Quê hương đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng mang tính kết nối, mở ra những kế hoạch mới cho nhiều ngành nghề như: giáo dục, giao thương, kinh tế…. cho bà con ở Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương vào tháng 11.2024 lúc đó có lẽ khá sớm với Việt Nam nhưng nó diễn ra vào những ngày cuối xuân ở Perth. Đó cũng là chương trình Xuân Quê hương đầu tiên mà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà quyết tâm thực hiện tại Perth. Ngày hội quy tụ gần 1.000 người, diễn ra từ trưa đến chiều và thu hút đông đảo bà con, du học sinh tham dự. Một cái tết đến sớm thật nhưng đủ là một không gian văn hóa ấm cúng, kết nối đa chiều, đa thế hệ. Trở về bữa tiệc cuối năm nói trên, đó là một chiều cuối tuần tại nhà anh Phan Văn Huệ ở phố Yarimup…, nhiều bà con gốc Việt và cả du học sinh tề tựu đến chung vui. Trời se lạnh, thật mát và cũng trùng hợp sao nó rất giống với thời tiết ngày giao thừa hôm nay ở Sài Gòn. Đến khá sớm là chị Mai Hương – anh Huy Tuấn (gốc Vũng Tàu), 2 người Việt sang sinh sống và thăm con đang du học ở Perth. Anh chị rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng làm tài xế đưa chúng tôi đi gặp những người con gốc Việt thú vị tại Perth này. Chị Mai Hương chính là một trong những người Việt nhiệt tình cho nhiều hoạt động chung của cộng đồng, đặc biệt với Xuân Quê hương chị đứng ra kết nối, hỗ trợ lãnh sự quán Việt Nam tại Perth trong nhiều khâu. Em chị Hương – chị Hồng Hải luôn trẻ trung, dù là mẹ 3 con nhưng vẫn luôn có mặt trên từng cây số, hỗ trợ, mời đoàn người Việt sang dùng những bữa ăn rất Việt Nam. Gia chủ chị Thu Hà đúng là một đầu bếp số dách, trong nhiều ngày liền, chị Hà là "chị nuôi" chăm lo nhiều bữa ăn cho bà con người Việt. Món chị nấu đơn giản nhưng rất ngon, khẩu vị y chang ở Việt Nam. Bởi nơi đây, món VN nào, gia vị VN nào cũng có sẵn ở các chợ, nên các bà cô, bà chị tha hồ mà trổ tài nấu nướng, để các ông chồng và con cái không phải trải qua cảm giác thèm đồ ăn Việt. TP.Perth cũng rất đặc biệt và có lẽ ít người VN biết đến. Nhắc đến Úc thì Sydney hay Melbourne là hai cái tên quen thuộc nhất. Dù ở Úc nhưng tên Perth có lẽ nhiều người Việt ít biết, TP xinh đẹp này chỉ cách VN 6 giờ bay. Tối lên máy bay Vietjet ngủ một giấc, 8 giờ sáng bạn đã có mặt ở Perth để đi học hoặc đi làm. Quang trọng nữa là múi giờ thật gần, cách VN đúng… 1 tiếng nên mọi sinh hoạt, giao dịch công việc đều rất thuận tiện. Thêm một điều thú vị mà người Việt rất thích là khí hậu quanh năm đều ôn hòa, nhiệt độ từ 14-15oC (ban đêm) đến tầm 20-25oC ban ngày, Mùa hè nóng nhất ở Perth thì nắng gay gắt nhưng cao nhất cũng tầm dưới 35oC. Khí hậu quá mát mẻ, tuyệt vời cho nhiều bà con người Việt. Một cán bộ ngoại giao từng công tác hàng chục quốc gia đúc kết rằng Perth là thành phố mà anh thấy thú vị nhất về khí hậu, thời tiết, quãng đường bay và cả môi trường sống an ninh, an toàn. "Song kiếm hợp bích" với chị Hà là đầu bếp Thanh Thiện (một người Việt Nam sang) trổ hết tài hoa vừa làm bánh truyền thống như da lợn, bánh chuối và cả bánh kem vừa chiên chả giò, vừa làm món bánh hỏi thịt heo quay. Bữa ăn tuy đơn đơn giản vài món trên kèm salad và cá hồi nhưng thật rộn rã tiếng nói cười, phụ nhau, kể chuyện VN cho nhau nghe. Chị Thiện là một đầu bếp bánh có tiếng ở Vũng Tàu, chị là thầy của nhiều học trò. Tại Perth, chị Thiện cũng bất ngờ gặp lại cô học trò ở Vũng Tàu ngày xưa của mình. Chị Thiện đi cùng đoàn với thư pháp gia Lưu Thanh Hải do trà sư Ngô Thị Thanh Tâm dẫn đầu, để mang hương vị truyền thống sang Úc "ăn cái tết Việt". Hôm ấy, đại gia đình Lãnh sự quán VN tại Perth cũng góp mặt. Bà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà cùng phu quân, các anh chị em ở lãnh sự như chị Thảo, chị Minh hay anh Tùng cũng xắn tay vào… phụ, cùng bà con làm nên bữa tiệc cuối năm. Nhiều bạn trẻ từ VN sang, hay các thế hệ du học sinh, F1 ở Úc cũng có mặt. Nói theo kiểu VN là "đại gia đình" quây quần, từ già đến trẻ, từ muôn phương, muôn nơi cũng đầm ấm bên nhau. Những ngày có mặt ở Úc thật ngắn để làm nên một Xuân Quê hương nhưng những người Việt đều cảm nhận được tình cảm ấm áp của các cán bộ Lãnh sự quán VN tại Perth. Mọi thắc mắc, khúc mắc đều được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Trong những ngày chung vui lễ lạt của bà con đều được các anh chị em chia sẻ, tham dự. Trẻ con, cán bộ lãnh sự thì nước suối, cánh đàn ông thì một chút thức uống có cồn nhưng 2 bàn ăn luôn rôm rả tiếng cười và chủ đề duy nhất vẫn là: Việt Nam. Từ cuộc sống của bà con tại Perth, đến các chương trình du học Úc thuận tiện ở Tây Úc, đến những hoạt động của lãnh sự quán trong việc tạo điều kiện cho bà con thuận tiện trong công việc và làm ăn. Trong cái se lạnh của mùa xuân, một bữa tiệc xuân đất khách đầu tiên của chúng tôi không ngờ lại ấm áp như đang quây quần trong đại gia đình bà con VN ngay trên chính quê hương.Chính ở Perth này, chúng tôi được biết thêm những con người thật sự tuyệt vời, giỏi giang mà nhiều người tại đây rất ngưỡng mộ. Đặc biệt đó đều là những phụ nữ Việt giỏi giang. Đó là chị Lâm Ti, một giám đốc doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây hàng đầu tại bang Tây Úc và cả nước Úc. Chị Ti mỗi ngày đưa hàng chục tấn dâu của Úc đi khắp thế giới, mang lại công việc cho hàng ngàn con người yêu thích nông trại.Là chị Vũ Minh Huyền (Hannah Vũ), Giám đốc đối ngoại Đại học Tây Úc, người tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo, trao đổi học thuật, hợp tác y tế và chăm sóc sức khỏe giữa bang Tây Úc và Việt Nam. Chị Minh Huyền vừa hạ sinh con gái cách đây tròn tháng nhưng trong những ngày tổ chức tổ lễ dù "bụng vượt mặt" nhưng vẫn băng băng làm các khâu để lễ hội Xuân Quê hương thành công tốt đẹp.Hay như chị Vân Colin, một doanh nhân nhập khẩu cà phê Việt để giới thiệu với bạn bè Úc nhưng "tề gia số một" khi các con với ông xã người nước ngoài đều nói tiếng Việt rành rẽ đến bất ngờ. Cùng là bạn thân của chị Vân Colin, chị Venessa (tên Việt là chị Phúc) có ông xã là ông Riaz Mahmood, Tổng giám đốc khách sạn Duxton 5 sao (ở Tây Úc) luôn hết mình trong các hoạt động của bà con, đặc biệt là những lần các đoàn ngoại giao trong nước có lịch trình làm việc tại Perth, các hoạt động của bà con nếu cần địa điểm đều được ông Riaz - "chàng rể Việt Nam" ưu tiên hết mình để mọi việc thành công nhất có thể.Gia đình chị là một gia đình đặc biệt khi 26 năm chị và ông xã cùng ăn tết ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới (do đặc thù công việc của chồng). Bản thân chị là làm về ngành thời trang nên tư tưởng cũng rất thoáng nhưng cứ có hoạt động của bà con là chị lại có mặt. Đó là anh Huy Nguyễn, một người Việt môi giới, kinh doanh bất động sản, sang nhượng cửa hàng luôn sẵn sàng chia sẻ tư vấn hợp lý, đặc biệt là luôn miễn phí giúp bà con kiều bào an cư lạc nghiệp khi mua nhà hay đầu tư. Sự chia sẻ, hỗ trợ giúp nhau của bà con kiều bào, làm ăn sinh sống ở Perth không chỉ bắt nguồn từ tinh thần tương thân tương ái truyền thống bao đời nay của người Việt mà là còn là sự sẻ chia, quan tâm để cộng đồng ngày một phát triển bền vững. Ngoài kia, xuân tết đã ở đầu ngõ mọi nhà trong niềm an vui!Lãnh sự quán đã, đang và sẽ đồng hành, hỗ trợ thế nào với những người Việt Nam đang sống và làm việc ở Tây Úc?Bà Tổng Lãnh sự Nguyễn Thanh Hà: Công tác về Người VN ở nước ngoài (NVNONN) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao với hàng loạt các chủ trương, chính sách lớn được ban hành trong nhiều năm qua. NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước nói chung, và với Úc nói riêng. Thực hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như sự chỉ đạo sát sao từ Bộ Ngoại giao, trong những năm qua, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Perth đã không ngừng nỗ lực để đồng hành và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc.Chúng tôi đã chủ động tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, không chỉ tạo cơ hội để bà con gắn kết mà còn giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nổi bật phải kể đến 2 hoạt động đón Tết cho cộng đồng người Việt tại Bắc Úc và Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương tại Bắc Úc (3.2024) với sự tham gia biểu diễn của đoàn nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ TP.HCM đã thu hút đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế đến tham dự. Tiếp nối thành công của sự kiện tại Bắc Úc, TLSQ đã phối hợp với Đại học Tây Úc tổ chức sự kiện Xuân Quê hương chào đón năm mới 2025 với thông điệp "Đoàn kết và hướng về quê hương" (11.2024). Các chương trình Xuân Quê hương diễn ra trong không khí đoàn kết, vui vẻ, ấm cúng, trang trọng và đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, gợi nhớ quê hương và ngày tết cổ truyền được bà con hưởng ứng đông đảo và chính quyền sở tại đánh giá cao. Bên cạnh đó, TLSQ hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân người Việt kết nối, hợp tác và phát triển kinh doanh tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc thông qua các hội thảo, diễn đàn kinh tế và chương trình xúc tiến thương mại. Trong công tác hội đoàn, TLSQ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nhiều hội đoàn kết nối gặp gỡ, triển khai hoạt động và phát huy các nhân tố tích cực.Trong thời gian tới, TLSQ VN tại Perth sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi cho bà con trong thực hiện các giấy tờ, thủ tục lãnh sự, làm tốt công tác bảo hộ công dân; tiếp tục hỗ trợ bà con tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư với trong nước; làm cầu nối chuyển tải nguyện vọng và ý kiến đóng góp của bà con đối với các chính sách, dự luật có liên quan. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con trong các hoạt động văn hóa để củng cố đoàn kết, vun đắp lòng tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại Úc hiểu hơn về nét đẹp truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà có điều gì chia sẻ với bà con cộng đồng kiều bào?Trong năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đã gặt hái được nhiều thành công. Sự đoàn kết, chăm chỉ và tinh thần vượt khó của bà con đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của người Việt trên đất Úc. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý bà con đã đồng hành cùng TLSQ trong xây dựng cộng đồng đoàn kết và phát triển.Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tôi xin chúc toàn thể quý bà con một năm mới nhiều sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và thành công. Mong bà con tiếp tục hướng về quê hương, đất nước; duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc; cùng chung sức xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh; tích cực đóng góp cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Úc ngày càng phát triển tốt đẹp.Bà Nguyễn Thanh Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Tây Úc và vùng lãnh thổ Bắc Úc cho biết thêm: Cộng đồng người Việt tại bang Tây Úc có khoảng hơn 30.000 người, trong đó gần 20.000 người được sinh ra tại Việt Nam, đa số là kinh doanh nhỏ trong các lĩnh vực bất động sản, tư vấn luật, thuế vụ, xuất nhập khẩu, nhà hàng, làm nông trại... Ngoài ra, Tây Úc có hai chuỗi siêu thị của người Việt là MCQ và Nguyên Phát chuyên cung cấp lượng lớn thực phẩm và hàng tiêu dùng Việt Nam cho không chỉ cộng đồng người Việt mà cả các cộng đồng châu Á khác. Cộng đồng người Việt tại Vùng Lãnh thổ Bắc Úc có khoảng 2.500 người, chiếm 1% dân số của Vùng Lãnh thổ. Nổi bật tại Bắc Úc có Hội nông gia Việt Nam, gồm các chủ trang trại trồng xoài, do anh David Dinh làm Chủ tịch. Hội Nông gia rất có uy tín và tiếng nói với chính quyền Bắc Úc bởi đây là vùng cung cấp 51% sản lượng xoài toàn Úc, trong đó, hơn nửa sản lượng xoài là từ các nông trại của người Việt. Ngoài ra, tại Bắc Úc còn có Hội Gia đình Việt Úc do chị Anne Lan Anh làm Chủ tịch. Hội Gia đình Việt Úc hàng năm đều tổ chức nhiều sự kiện văn hoá để gắn kết cộng đồng, trong đó có lễ hội Lồng Đèn 2023 được Bắc Úc bầu chọn là Sự kiện của Năm.Đại bộ phận bà con người Việt tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đều có địa vị pháp lý, cuộc sống ổn định, làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó, hội nhập tốt vào sở tại, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực vực kinh tế, văn hóa…
Sống ở TP.HCM: Giới 'mộ điệu' kể chuyện cà phê vợt lừng danh
Chiều 31.12, Ban Nội chính T.Ư tổ chức thông báo kết quả phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).Thông tin về kết quả công tác phòng, chống lãng phí, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Đặng Văn Dũng cho biết, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo, song phải thừa nhận thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu phải coi công tác phòng, chống lãng phí đúng bản chất là ngang hàng với tham nhũng, tiêu cực.Ông Dũng thông tin, ngay sau bài viết của Tổng Bí thư, vào cuối tháng 10 vừa qua, Ban Chỉ đạo T.Ư đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí. Tới nay, cơ bản các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh cũng đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí theo quy định của Ban Bí thư.Phó trưởng ban Nội chính T.Ư cũng thông tin, các địa phương đã tiến hành rà soát các dự án, vụ việc có dấu hiệu thất thoát, lãng phí. Trong đó, Hà Nội rà soát hơn 800 dự án và mới tập trung xử lý 3 vụ án đã thu hồi hơn 42.000 tỉ đồng.Theo ông Dũng, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo hồi tháng 11 vừa qua đã đề ra các chủ trương cấp bách để tiến hành công tác chống lãng phí. Trong đó nêu rõ rà soát phát hiện các sai phạm liên quan lãng phí theo tinh thần xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng. Cùng đó, khẩn trương rà soát thể chế liên quan phòng, chống lãng phí, tạo chuyển biến mới trong công tác phòng, chống lãng phí.Ông Dũng thông tin, tại phiên họp 27 sáng 31.12, Tổng Bí thư lưu ý tập trung 3 lĩnh vực chống lãng phí, gồm: lĩnh vực đất đai; môi trường, tài nguyên khoáng sản và tài chính, ngân sách, đầu tư công, đầu tư nước ngoài...Theo ông Dũng, tại phiên họp, Tổng Bí thư cũng yêu cầu tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đối với 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, kết luận thanh tra trước 31.3.2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.Thông tin thêm về vấn đề này, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết năm 2024, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng với nhiều kết quả quan trọng (từ ngày 15.12.2023 - 14.12.2024), cơ quan điều tra công an đã phát hiện gần 5.700 vụ với hơn 10.200 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Riêng với công tác phòng chống lãng phí, lực lượng công an đã chủ động nhận diện, phát hiện các nguy cơ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, đã khởi tố, điều tra một số vụ án gây thất thoát, lãng phí trong quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng... Ông Tuyên cho biết, tới nay, các cơ quan công an đã khởi tố 2 vụ án điển hình, gây thất thoát, lãng phí gồm: vụ án thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh; vụ án dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An). "Đây là 2 vụ án không lớn lắm nhưng là 2 vụ án đầu tiên trong phòng, chống lãng phí, tiêu cực", tướng Tuyên nêu. Thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí cũng sẽ được Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp nhận diện các hành vi gây thất thoát, lãng phí tài sản, tài nguyên của Nhà nước, nhân dân. Từ đó, đã tham mưu đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục các sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. "Bộ Công an cũng sẽ tập trung xác minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, điều tra làm rõ bản chất, ngăn chặn kịp thời các vụ án, vụ việc gây thất thoát, lãng phí, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước", ông Tuyên nhấn mạnh.