Thế giới mới từ sự trở lại của ông Trump
Với mọi người, Tết Nguyên đán là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt nên việc chuẩn bị thường khá công phu. Trước giao thừa, người người tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo làm đẹp bản thân. Riêng ở miền Tây, tết đến là bà con làm đẹp cho... hàng rào bông kiểng.Hàng rào bông kiểng là nét đặc trưng của sông nước miền Tây. Loại hàng rào thiên nhiên này không quá cao nhưng diện mạo lại rất phong phú, nào là bông trang, bông bụp, bông giấy, mai vàng, mai chiếu thủy. Cũng không ít hàng rào làm bằng cây thuốc nam như đậu biếc, đinh lăng, nguyệt quế. Gọi là hàng rào, nhưng mục đích không phải chống trộm, mà để làm ranh giới đất đai, trang trí cho vui nhà, đẹp cửa là chính.Nhà này cách nhà kia chỉ một hàng rào bông kiểng nên việc tương trợ nhau khi tối lửa tắt đèn cũng dễ dàng. Hàng rào ngăn nhưng không cách, vì thường có một lối mòn cắt ngang (đường tắt) kết nối tình làng nghĩa xóm. Hễ nhà này hết nước mắm, bột ngọt thì qua nhà kế bên xin đỡ. Hàng xóm có đám tiệc thì khỏi đi đường vòng, cứ lẹ làng băng ngang sang giúp một tay. Vì vậy, hàng rào bông kiểng đối với người dân quê chất chứa nhiều kỷ niệm thân thương.Ở miền Tây, bà con dành cả khoảng sân làm hàng rào bông kiểng, kết hợp trồng cây xanh. Hoa lá trở thành mặt tiền của căn nhà, là ấn tượng đầu tiên đối với những vị khách mới đến chơi. Thành ra, tết đến, nhiều gia chủ chăm chút hàng rào không khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Cây kiểng được cắt tỉa láng o, tạo hình khối, hình thú nhìn là ưng bung ngay.Cầu kỳ hơn, tại cổng chính, chủ nhà uốn cây này cây kia thành hình dạng đẹp mắt (thường là dạng vòm). Vì sự độc đáo này, nhiều nhà có đám cưới tận dụng luôn cổng rào làm cổng hoa, dân dã nhưng mang vẻ đẹp "độc quyền", chẳng chê vào đâu được.Người làm nên những hàng rào bông kiểng ở miền Tây thường là nông dân, chủ yếu là lão nông tri điền. Có người miệt mài dành mười mấy hai chục năm để chăm sóc. Bận việc đồng ruộng thì bà con gác lại, nhưng hễ có thời gian là o bế từng chút. Hàng rào được cắt tỉa tỉ mỉ, công phu cũng nói lên phần nào lối sống, nét sinh hoạt và sự kỹ tính của các thành viên trong gia đình.Hàng rào bông kiểng phải cắt tỉa, bón phân, phun thuốc định kỳ mới đẹp. Vì là một góc của cảnh quê, một phần diện mạo của căn nhà nên người miền Tây cảm thấy rất tự hào khi có một hàng rào bông kiểng đẹp. Tết là khoảng thời gian con cháu, dòng họ, bạn bè về thăm nhà nên bà con rất đầu tư chuyện làm đẹp để làm hậu cảnh chụp hình.Bà Lê Thị Nguyên (75 tuổi, xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) bộc bạch: "Mặc dù hiện nay nhà cửa khang trang mọc lên nhiều, nhưng bà con vẫn thích trồng hàng rào bông kiểng. Tuy nó không có chức năng bảo vệ nhưng rất có ý nghĩa tinh thần đối với người dân quê. Ai có thú vui này sẽ hiểu ngày tết hàng rào bông chẳng đẹp như ý thì chuyện ăn tết cũng kém vui mấy phần". Vì lẽ đó, tết đến, những lão nông miền Tây có thể không thiết tha với quần áo mới nhưng hàng rào bông kiểng nhất định phải chỉnh trang cho thật đẹp. Việc cắt tỉa cũng có "thời gian vàng" chứ không phải làm lúc nào cũng được. Khi đã đến lúc, bà con sẽ bất chấp thời tiết để cho kịp tiến độ. Đón tết thì làm đồng loạt, với những hàng rào dài, có thêm các chi tiết phụ, việc mất mười bửa nữa tháng để tân trang là bình thường."Phải canh đúng thời gian để khi tết đến hoa lá sẽ trổ đồng loạt hoặc vào giai đoạn xanh tươi nhất. Hẳn nhiên, khối lượng công việc cực hơn, vì bên cạnh cắt tỉa cho mướt mắt thì còn trồng xen kẽ thêm nhiều loại hoa đủ màu sắc cho thật nổi bật. Việc này đòi hỏi mình có đam mê, có cảm hứng mới có thể làm hết ngày này qua ngày khác", ông Nguyễn Thanh Tâm (54 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ.So với những hàng rào bằng sắt hộp hay bê tông nơi phố thị, hàng rào bông kiểng gợi lên không khí trong lành, hài hoà với thiên nhiên. Ngày nay, hình ảnh những hàng rào xanh mát cũng được nhiều địa phương in trên biển quảng cáo nông thôn mới. Không ít bà con đi làm xa ăn chợt thấy thì lòng thổn thức, muốn tìm ngay về "gốc gác" của mình.Đặc biệt, mỗi khi về quê ăn tết, nhiều người thích thú, tranh thủ chụp ảnh cùng gia đình, bè bạn bên giàn bông trang, bông mai để làm kỷ niệm. Bởi, những hàng rào cây xanh tuy dân dã, bình dị nhưng xa miền Tây thì cũng không phải dễ tìm.Chiến sự Ukraine ngày 774: Tổng thống Zelensky cảnh báo khả năng Kyiv thua cuộc
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Nhận định West Ham vs Leicester (22 giờ đêm nay 11.4): Phản công đối đầu phản công
Nhiều người hơi lo xa cho bà Ono Eriko, rằng từ khi bà bắt đầu sáng tác về Miko đến nay đã 30 năm, liệu các câu chuyện có xưa cũ và tác giả có bị bí đề tài. Nhưng tác giả hóa giải rất nhanh: "Những gì tôi viết đều từ cuộc sống diễn ra xung quanh các con tôi mỗi ngày nên cũng không có gì phải lo lắng". Chưa kể, xem tác phẩm xong độc giả gởi thư về "hiến kế" khá nhiều nên mọi thứ vẫn đang ổn.
Năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tiếp tục là một trong những phân khúc xe sôi động nhất thị trường ô tô Việt Nam, khi chứng sự hiện diện của không dưới 10 mẫu mã ô tô. Đây cũng là nhóm xe nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng xe trong nước nhờ sở hữu cùng lúc nhiều lợi thế, từ giá bán phù hợp đến khả năng tối ưu công năng sử dụng.Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), trong năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tầm giá dưới 1 tỉ đồng bán ra tổng cộng 56.527 xe. Nếu so với năm ngoái, doanh số toàn phân khúc này tăng gần 5.300 xe, tương đương khoảng 10%.Đây có thể xem là kết quả bất ngờ, bởi 2024 vẫn là một năm đầy thách thức với toàn thị trường ô tô Việt do những tác động kéo dài từ suy thoái kinh tế, khiến sức mua vẫn tăng trưởng nhưng khá chậm.Cuộc cạnh tranh ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ vẫn đang có sự phân hóa rất rõ, khi Mitsubishi Xpander vẫn là mẫu xe làm chủ hoàn toàn "cuộc chơi", với doanh số áp đảo các đối thủ.Cụ thể, số liệu VAMA cho thấy, khép lại năm 2024 vừa qua, mẫu xe Nhật tiếp tục ghi nhận doanh số bùng nổ, đạt 19.498 xe. Dù có giảm nhẹ gần 500 xe so với năm ngoái, tuy nhiên lượng xe bán ra duy trì ở mức tiệm cận 20.000 xe mỗi năm, tức trung bình mỗi tháng đều trên 1.600 xe đã là con số "khủng", bảo chứng cho sức hút và sự vượt trội của Xpander.Đáng nói, sự áp đảo của mẫu xe này còn thấy rõ khi so sánh với đối thủ bám đuổi gần nhất là Toyota Veloz Cross. Kết thúc tháng 12.2024, mẫu xe nhà Toyota bán ra 916 xe, qua đó khép lại năm với doanh số cộng dồn đạt 8.341 xe. Kết quả này thậm chí chưa bằng một nửa so với Mitsubishi Xpander.Một mẫu xe Toyota Khác dù cũng tăng trưởng tốt nhưng vẫn bị đối thủ bỏ xa trên bảng xếp hạng là Toyota Innova. Với thế hệ Innova Cross hoàn toàn mới thay đổi mạnh về kiểu dáng, trang bị và đặc biệt có thêm bản hybrid, Toyota Innova trong năm 2024 đã ghi nhận lượng xe bán ra tăng gấp 3 lần, đạt gần 6.800 xe. Mặc dù vậy, doanh số này vẫn quá "nhỏ bé" nếu đặt cạnh Mitsubishi Xpander.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe Hàn Quốc gồm Kia Carens và Hyundai Stargazer sau khi trình làng thị trường trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng từng được kỳ vọng sẽ là những đối trọng, phá vỡ thế "thống trị" của Xpander. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, mọi chuyện vẫn không có nhiều thay đổi, khi cả Carens và Stargazer nhìn chung đều ghi nhận kết quả bán hàng không thực sự khả quan. Kia Carens bán ra tổng cộng 4.555 xe. Trong khi Hyundai Stargazer cũng chỉ đạt 4.159 xe.Các vị trí tiếp theo trong phân khúc lần lượt là Honda BR-V (3.618 xe), Suzuki XL7 (3.154 xe), Hyundai Custin (3.101 xe), Toyota Avanza 2.142 xe) và Suzuki Ertiga (1.200 xe). Trong nhóm này, Suzuki Ertiga là cái tên gây chú ý nhất khi khả năng rất cao đã bị hãng "khai tử" tại thị trường Việt Nam do doanh số ngày càng sụt giảm.Xét riêng theo thương hiệu; nhờ sự tỏa sáng của Xpander, Mitsubishi tiếp tục dẫn đầu ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ với gần 35% thị phần. Toyota xếp ở vị trí tiếp theo. Ba mẫu xe của hãng xe Nhật gồm Veloz, Avanza và Innova đóng góp khoảng 30% trên tổng doanh số. Tiếp theo là Hyundai với hai mẫu xe, chiếm gần 13% thị phần.Trong khi đó, Suzuki tiếp tục hành trình sa sút. Từ vị thế của một thương hiệu "cây đa cây đề" ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ; năm vừa qua, hãng xe Nhật tiếp tục lao dốc doanh số. Đặc biệt, mẫu xe trụ cột Suzuki XL7 cả năm chỉ bán khoảng 3.100 xe, giảm gần một nửa so với năm ngoái.Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, trong năm 2025, xe gia đình dự báo tiếp tục là một trong những phân khúc xe được ưa chuộng. Riêng cuộc cạnh tranh giữa các mẫu mã, Mitsubishi Xpander khả năng cao vẫn chiếm "thế thượng phong". Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhóm xe Trung Quốc với giá bán rẻ như GAC M6 Pro hay cả MG G50 hứa hẹn sẽ mang đến những bất ngờ và xáo trộn.
Xếp hàng rồng rắn: Mỗi người được mua 3 chỉ vàng nhẫn hoặc 1 lượng vàng miếng SJC
Ngày 1.2 (tức mùng 4 tết), Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, dịp Tết Ất Tỵ, CSGT đã làm việc xuyên đêm, xuyên tết để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, trong đó có lỗi nồng độ cồn.Theo đó, trong 3 ngày Tết Nguyên đán (từ mùng 1 đến hết mùng 3) CSGT TP.HCM đã tổng kiểm soát 3.836 trường hợp; trong đó, phát hiện, lập biên bản xử lý 897 trường hợp vi phạm, tạm giữ 535 phương tiện, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn 139 trường hợp, trừ điểm GPLX 165 trường hợp.Lỗi vi phạm phổ biến nhất trong 3 ngày tết là: vi phạm nồng độ cồn 526 trường hợp; chạy quá tốc độ quy định 66 trường hợp; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy 2 trường hợp; điều khiển xe không có GPLX 22 trường hợp; lưu thông không đúng phần đường hoặc làn đường quy định 18 trường hợp…Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho hay, CSGT sẽ tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn nhằm hình thành thói quen, văn hóa "đã uống rượu bia – không lái xe" của người tham gia giao thông.Cũng theo PC08, sau kỳ nghỉ tết, người dân sẽ quay trở lại TP làm việc, học tập; do đó, CSGT khuyến cáo người tham gia giao thông đường bộ cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tuân thủ theo sự điều tiết, hướng dẫn của lực lượng CSGT. Bên cạnh đó, người dân cần chủ động cập nhật thông tin về tình hình giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời điều chỉnh lộ trình di chuyển phù hợp, hạn chế ùn tắc giao thông.