Những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh lớp 10
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.Công ty PouYuen cần 1.000 công nhân, không ngại tuyển người trên 40 tuổi
Lần đầu tiên, Liên hoan phim Sinh viên quốc tế (ISMA 2025) diễn ra tại Việt Nam do Trường ĐH Văn Lang đăng cai tổ chức, thời gian từ nay tới tháng 6, nhấn mạnh vai trò của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông.Sự kiện này quy tụ sinh viên của gần 100 trường ĐH từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có nhiều trường nổi tiếng như Học viện Nghệ thuật điện ảnh Bắc Kinh, ĐH Nghệ thuật Trung Quốc (China Academy of Art), ĐH New York, ĐH Michigan State... cùng nhiều trường từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Brazil...ISMA 2025 gồm 3 hoạt động chính nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật. Thứ nhất, cuộc thi nghệ thuật truyền thông (Media Art Contest) diễn ra trực tuyến dành cho sinh viên từ các trường ĐH trên thế giới. Cuộc thi này bao gồm 4 hạng mục chính: Phim ngắn (10-30 phút), nghệ thuật hoạt hình (3-10 phút), nghệ thuật tương tác (1-10 phút) và tự sự bằng AI (1-4 phút). Hạn chót nộp bài là 30.6. Mỗi hạng mục đều nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật mới mẻ.Thứ hai, 72-Hour Workshop là một hoạt động thực tế diễn ra tại TP.HCM, trong đó sinh viên được phân thành 20 đội để tham gia một cuộc thi làm phim kéo dài 72 giờ. Các đội sẽ thực hiện phim với các chủ đề xoay quanh "Con người – Dòng sông – Môi trường”. Cuối cùng là diễn đàn học thuật dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thiết kế (Academic Forum) thảo luận về xu hướng truyền thông trong tương lai.Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: "ISMA 2025 có chủ đề 'Truyền thông Tương lai: Con người – Dòng sông – Môi trường' khuyến khích sinh viên khám phá các mối liên kết con người, thiên nhiên và xã hội. Liên hoan phim ISMA 2025 được tổ chức tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông số". Theo tiến sĩ Tuấn, sinh viên các trường ĐH có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi, so sánh kỹ năng với bạn bè quốc tế và tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm thành phố kéo dài 72 giờ là cơ hội để sinh viên học hỏi, phát triển kỹ năng, thúc đẩy mạng lưới và giao lưu kiến thức giữa sinh viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu trong ngành.Liên hoan phim Sinh viên quốc tế ISMA được thành lập tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 2017, sau đó được tổ chức tại Quý Dương, Trung Quốc (2018); Thượng Hải - Malaysia (2019); ĐH Bang Middle Tennessee, Mỹ (2023); ĐH Kookmin, Hàn Quốc (2024) và lần thứ 6 được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang (2025).
Kinh hoàng xe ben phi ầm ầm, vượt đèn đỏ bất chấp nguy hiểm
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Những nhân vật tuổi Tỵ nổi tiếng nói trên hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, y tế hoặc nghệ thuật. Sau đây là một số nét nổi bật về những nhận vật nổi tiếng này.Ông Tập Cận Bình, sinh ngày 15.6.1953, năm Quý Tỵ. Ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 23.10.2022, và tái đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 10.3.2023. Khi ông Tập tái đắc cử Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3, Tân Hoa xã đưa tin dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Trung Quốc đang tiến bước trên một mô hình hiện đại hóa chưa từng thấy trước đây. GDP của Trung Quốc đã tăng lên 121.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 17.370 tỉ USD) từ mức 53.9000 tỉ nhân dân tệ vào năm 2012.Vị nguyên thủ quốc gia tuổi Tỵ thứ hai là ông Volodymyr Zelensky, sinh ngày 25.1.1978, nhằm ngày âm lịch là 17.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông trở thành tổng thống của Ukraine kể từ ngày 20.5.2019 cho đến nay. Trước khi nhậm chức, ông đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình, diễn viên, diễn viên hài và đạo diễn.Ngoài ra, Tống thống Zelensky được tạp chí Time (Mỹ) vinh danh là Nhân vật của năm 2022. Ông Emmanuel Macron, sinh ngày 21.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp vào ngày 14.5.2017, khi chưa tròn 40 tuổi sau nỗ lực tranh cử mà nhiều người từng cho rằng khó có thể thành công. Khi đó, ông Macron còn trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong số những nước quyền lực nhất thế giới, theo Reuters. Ông đã đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2022.Ông Macron kết hôn với bà Brigitte Trogneux, người lớn hơn ông 24 tuổi và là cô giáo cũ của ông tại một trường trung học. Bố mẹ ông phản đối quyết liệt mối tình này, nhưng trước sự kiên định của ông Macron, cuối cùng họ phải chấp nhận cho hai người kết hôn vào năm 2007.Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sinh ngày 3.3.1965, năm Ất Tỵ. Vào năm 2017, ông Tedros, người Ethiopia, đã làm nên lịch sử khi trở thành người châu Phi đầu tiên đắc cử chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với nhiệm kỳ 5 năm. Ông Tedros đã tự mô tả là “người con của chiến tranh”, theo AFP. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tedros chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng y tế lớn. Năm 2018, dịch Ebola bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo và mất đến 2 năm mới được kiểm soát. Năm 2020, Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và tàn phá thế giới.Vào tháng 5.2022, ông được các nước thành viên của WHO bầu chọn cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, khi không có ứng viên nào tranh cử với ông Tedros cho vị trí tổng giám đốc WHO, trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc đối phó đại dịch Covid-19.Taylor Alison Swift sinh ngày 13.12.1989, năm Kỷ Tỵ. Cô trở thành tỉ phú vào tháng 10.2023, là nghệ sĩ âm nhạc đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng tỉ phú của tạp chí Forbes, chủ yếu dựa trên các bài hát và màn trình diễn của cô. Tính đến ngày 20.1.2025, tài sản của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ này là 1,6 tỉ USD, theo Forbes.Taylor Swift cũng được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2023, trở thành người phụ nữ đầu tiên xuất hiện hai lần trên trang bìa Nhân vật của năm kể từ khi Time bắt đầu truyền thống bình chọn nhân vật của năm từ năm 1927. Swift lần đầu được vinh danh là Nhân vật của năm vào năm 2017, khi cô được công nhận là một trong những người phá vỡ sự im lặng mà đã truyền cảm hứng cho phụ nữ lên tiếng về hành vi sai trái về tình dục.Những cố lãnh đạo sinh năm Tỵ của một số nước có cố Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông (sinh ngày 26.12.1893, năm Quý Tỵ) và cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (29.5.1917, năm Đinh Tỵ). Ngoài ra, những cựu lãnh đạo một số nước sinh năm Tỵ gồm có cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (sinh ngày 6.5.1953, năm Quý Tỵ) và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (sinh ngày 14.9.1965, năm Ất Tỵ).
Cầu trượt thoát hiểm rớt khỏi máy bay Boeing và trôi tới địa điểm kỳ lạ