Những trường tư, trường quốc tế nào ở TP.HCM có bậc tiểu học, tuyển sinh năm 2024-2025?
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng băn khoăn rằng nếu họ là giáo viên trường công lập, buổi tối họ có đi dạy thêm ở một công ty giáo dục, tình cờ họ lại dạy đúng học sinh trên trường chính khóa của mình, thì họ có vi phạm không? Trả lời các băn khoăn thắc mắc về dạy thêm học thêm này, một chuyên viên Phòng GD-ĐT tại TP.HCM trao đổi với Thanh Niên Online như sau:Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm (gọi tắt là Thông tư 29) có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Điểm a. Điều 6 của Thông tư 29 cho biết tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi tắt là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người hiểu lầm rằng từ bây giờ các giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền, ví dụ như tổ chức nhóm nhỏ dạy 5-7 em, 10-20 em học sinh, là chỉ cần đăng ký kinh doanh và dạy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ.Điều 4 của Thông tư 29 nêu rõ đâu là những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29) chứ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm.Cơ bản rằng, nếu bạn đang là giáo viên các trường công lập thì không bao giờ được phép tự tổ chức dạy thêm, do đó không thể đăng ký kinh doanh để dạy thêm. Giáo viên ở khối ngoài công lập có thể tổ chức dạy thêm học thêm, có thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cần làm gì? Điều 6 của Thông tư 29 nêu rõ: Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh cần phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Nếu một giáo viên thuộc trường công lập, vào các buổi tối, họ có thể làm thêm các công việc ở công ty giáo dục như ở vị trí văn phòng, ghi danh..., miễn là không ảnh hưởng tới thời gian, chất lượng công việc của giáo viên đó tại trường công lập mà người này đang công tác. Tuy nhiên, nếu giáo viên này đi dạy thêm ở công ty giáo dục này, việc dạy thêm lúc này sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định đã có trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.Cụ thể:‘Chiêu thức' của phương Tây khiến Nga không tấn công Ukraine?
Vượt hơn 30 km từ tỉnh Vĩnh Long đến TP.Cần Thơ, Nguyễn Bình An (20 tuổi) vô cùng phấn khích bởi vườn hoa quá rộng và đẹp, lại được chụp hình hoàn toàn miễn phí.
4 ứng dụng Apple cải tiến hoàn toàn trong iOS 18
Trong video được chia sẻ trên trang cá nhân, Hồng Nhung tiết lộ cô đang chuẩn bị xạ trị lần 3. Chia sẻ về hành trình này, giọng ca 7X bộc bạch: “Sẽ có những lúc mọi chuyện xảy ra không như ta dự định. Nhưng đối mặt với khó khăn theo cách nào là do ta lựa chọn”. Dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước song giọng ca Nhớ mùa thu Hà Nội không nghĩ việc xạ trị lại khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi đến vậy. Cô nói: “Tôi bị đau đầu, đau các cơ và buồn nôn. Tôi bứt rút, khó ngủ và không ăn được”. Hồng Nhung chia sẻ thêm bác sĩ đã kê thêm thuốc giảm đau, chống nôn để 2 ngày cuối tuần của cô thoải mái hơn. “Nhưng phải nói khi chuẩn bị đi làm xạ trị lần 3, tôi có sợ”, giọng ca 7X tâm sự. Theo lời nữ ca sĩ, việc sợ hãi này xuất phát từ bản năng bởi cô biết “việc xạ trị mà tôi đang làm nhẹ lắm, không ăn thua gì đối với các chị em phụ nữ khác đang điều trị căn bệnh ung thư vú này”. Từ quan điểm đó, Hồng Nhung tự động viên bản thân phải cố gắng lạc quan, mạnh mẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cô bày tỏ: “Tôi thấy mình không nên yếu đuối đến như thế”. Trong giai đoạn đối diện với biến cố sức khỏe, nguồn động lực lớn của Hồng Nhung đến từ hai con Tôm - Tép. Nữ nghệ sĩ nói cô xúc động khi nhận được sự quan tâm, lo lắng từ hai bé. “Các con tôi đang đi học. Cứ chiều về, hai bé lúc nào cũng hỏi tôi rằng: 'Hôm nay mẹ thấy thế nào'. Hy vọng rằng ba mẹ con mình vẫn sẽ tổ chức được tổ ấm ấm cúng và tràn đầy sức sống”, cô tâm sự với khán giả. Theo Hồng Nhung, thời điểm tập trung lo cho vấn đề sức khỏe cũng là lúc cô đang trong giai đoạn chuyển nhà. Hiện tại, nữ nghệ sĩ phải sang căn nhà thuê tạm một tháng, trước khi về nhà mới. “Chị đẹp” 7X chia sẻ, trước đây cô giải quyết vấn đề này một cách bình thường, dễ dàng nhưng khi tình huống xảy ra lúc bản thân không bình tĩnh, mọi chuyện trở nên rối rắm hơn. Dưới đoạn clip, nhiều khán giả dành sự quan tâm, động viên đến Hồng Nhung khi cô phải chống chọi với biến cố sức khỏe. Một số cư dân mạng mong nữ ca sĩ giữ tinh thần lạc quan để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trước đó, trong một bài viết trên trang cá nhân, Hồng Nhung từng tâm sự rằng tình yêu thương của khán giả “trở thành động lực mạnh mẽ và quý báu để tôi được tiếp thêm tinh thần lạc quan, cảm thấy được nâng đỡ với niềm hy vọng tốt đẹp”.Cách đây vài ngày, Hồng Nhung chia sẻ hình ảnh đón tuổi mới. Cô cũng tiết lộ chuyện đã làm di chúc, với ước nguyện khi nhắm mắt mãi mãi, xin thả tro cốt trên sông Hồng.
HLV Hồ Văn Lừng của đội là một minh chứng. Thầy Lừng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành bóng đá, Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM.
Nếu Messi lại thua chung kết cùng Argentina: Quá tàn nhẫn cho 'La Pulga'!
Sáng nay 23.2, trong phần khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (TP.Đà Nẵng), các học sinh của đội văn nghệ nhà trường đã có tiết mục mở màn ấn tượng, tạo không khí sôi nổi.Trong trang phục màu đỏ rực rỡ cùng đạo cụ gậy, quạt…, 16 thành viên đội văn nghệ Trường THPT Phan Châu Trinh đã gửi đến khán giả là hàng nghìn học sinh cùng các thầy cô giáo tiết mục Khúc huyền vũ với nhạc nền tươi vui. Trong 5 phút xuất hiện trên sân khấu chương trình Tư vấn mùa thi, các học sinh trong đội văn nghệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho người xem thông qua những vũ điệu vừa thanh thoát vừa uyển chuyển. Nhật Huyền (học sinh lớp 12/29, đội trưởng đội văn nghệ Trường THPT Phan Châu Trinh), cho biết để phục vụ chương trình Tư vấn mùa thi, cả đội đã tập luyện tiết mục múa Khúc huyền vũ trong suốt 3 tuần lễ."Các thành viên trong đội văn nghệ là những bạn có năng khiếu về hát múa được tuyển chọn bài bản ngay từ đầu, nên không khó khăn gì trong tập luyện tiết mục này. Sau khi trình diễn tại chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức, chúng em sẽ mang tiết mục này đi thi tại thành phố", Nhật Huyền nói. Cô học sinh cuối cấp cũng cho biết, đội văn nghệ của Trường THPT Phan Châu Trinh có khoảng 50 thành viên gồm học sinh thuộc các khối lớp, tập hợp trong đội vì niềm đam mê nghệ thuật.Thành viên Xuân Nghi chia sẻ, đội thường xuyên tập luyện để phục vụ các hoạt động của nhà trường như khai giảng, bế giảng, chào cờ đầu tuần… "Chúng em tập đều nhưng để không ảnh hưởng đến việc học, các thành viên trong đội luôn nhắc nhở nhau thời gian học tập. Đam mê văn nghệ nhưng tuyệt đối không được xao nhãng việc học", Nghi cho biết.Sau tiết mục Khúc huyền vũ, đội văn nghệ liền thay đồ để kịp thời gian nghe các thầy cô, chuyên gia giáo dục chia sẻ những thông tin liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ tuyển sinh với những thay đổi từ Bộ GD-ĐT."Em dự tính thi vào ngành sư phạm văn nên sau biểu diễn văn nghệ em sẽ nghe thầy cô tư vấn để biết thêm các thông tin", Nhật Huyền nói thêm.Ở tiết mục trước đó, các học sinh Huỳnh Đức Thanh (lớp 12/20), Bùi Ngọc Hà Linh (lớp 10/23) và Lê Đỗ Ngọc Diệp (lớp 11/27) đã khiến hàng trăm khán giả có mặt tại chương trình Tư vấn mùa thi lắng đọng với giọng ca thánh thót trong bài Chiếc khăn piêu. Chương trình Tư vấn mùa do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh tổ chức đang được truyền hình trực tại website thanhnien.vn, qua fanpage Facebook và qua kênh YouTube, TikTok của Báo Thanh Niên. Chương trình được VNPT Đà Nẵng hỗ trợ đường truyền Internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON.