Lễ 2.9, về Long Hải xem đua SUP, xuống Vũng Tàu dự lễ hội bia
Ra mắt năm 2023, nhưng tới nay, iPhone 15 vẫn không phải là một sản phẩm mang thiết kế cũ. Thực tế, đã nhiều năm nay Apple không thay đổi thiết kế, kích cỡ hay vật liệu đáng kể ở các mẫu iPhone tiêu chuẩn. Người dùng chỉ có thể phân biệt các bản iPhone thường qua màu sắc hoặc vị trí mắt camera nếu chỉ nhìn qua vẻ ngoài của máy.Ví dụ, iPhone 15 và iPhone 16 khác nhau về cách sắp xếp camera chéo thay vì đặt dọc, và điều này không ảnh hưởng nhiều đến công năng sử dụng. iPhone 15 cũng có khá nhiều lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng, được đánh giá cao hơn đa phần các màu của iPhone 16 năm nay. Về màn hình, model này vẫn sử dụng chung loại với thế hệ vừa ra mắt cuối năm 2024: cả hai đều là tấm nền Super Retina XDR OLED, mật độ điểm ảnh 460 ppi, tần số quét (làm mới) giữ nguyên 60 Hz, độ sáng tối đa tương đương nhau. iPhone 15 và 16 đều có màn hình sử dụng Dynamic Island... Ngoài ra, không có điểm gì trên màn hình iPhone 15 khiến máy trở nên lạc hậu hoặc cũ kỹ so với thế hệ kế cận.iPhone 15 sử dụng chip xử lý A16 Bionic thay vì A17 Bionic như iPhone 16, nhưng sức mạnh của con chip này vẫn đáp ứng tốt tác vụ hằng ngày, kể cả việc chỉnh sửa video 4K hay chơi game ở mức đồ họa cao. Kết quả đo hiệu năng GeekBench cho thấy A16 Bionic (ra đời năm 2022) vẫn ngang với Qualcomm Snapdragon 8 Gen 3 (năm 2023) đang có trên một số thiết bị chạy Android cao cấp. Dù vậy, người dùng sẽ không được trải nghiệm trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence lên iPhone 15.Ngoài chip xử lý, CPU và GPU của mẫu iPhone này cũng được đánh giá cao. Máy đồng thời phù hợp với iOS 18 cũng như thêm vài bản cập nhật iOS mới sau này để trải nghiệm nhiều tính năng mới như các đời máy ra sau.iPhone 15 dùng cảm biến chính 48 MP f/1.6, giống iPhone 16. Mặc định ảnh chụp là 24 MP, nhưng bạn có thể bật JPEG MAX để tận dụng toàn bộ số điểm ảnh. Kết quả cho ra ảnh có độ sắc nét cao, màu sắc cân bằng và dải tương phản rộng. Đi kèm với cảm biến chính là một ống kính góc siêu rộng 12 MP (f/2.4) có chất lượng ổn. Máy hỗ trợ quay video 4K 60 FPS hỗ trợ Dolby Vision ở cả camera trước (12 MP) và sau. Nhìn chung, hệ thống camera của iPhone 15 gần như tương đồng iPhone 16.iPhone 16 có hai khác biệt là nút Camera Control (đây không hẳn là một lợi thế) và khả năng chụp macro từ camera góc siêu rộng. Tuy nhiên cả hai yếu tố này đều không phải những yếu tố được dùng thường xuyên.Apple tuyên bố iPhone 15 có thể xem video lưu trên máy trong khoảng 20 giờ liên tục, hoặc nghe nhạc 80 giờ chỉ với một lần sạc. Nếu sử dụng bộ sạc 20 W, máy có thể đầy từ 0% lên 50% trong 30 phút. Thiết bị hỗ trợ MagSafe và Qi2 (15 W). Những thông số này đều tương tự với iPhone 16, ngoại trừ việc thế hệ mới có sạc MagSafe tối đa tới 25 W.Nhiều thử nghiệm cũng như sử dụng thực tế cho thấy thiết bị này có thời gian on-screen lên tới hơn 5 giờ 20 phút mà vẫn còn khoảng 30%. Các chi tiết này cho thấy máy dư sức dùng cho một ngày với các nhu cầu kết nối, giải trí thông thường.Với các lợi thế trên và nhiều điểm tương đồng với iPhone 16 thì iPhone 15 rõ ràng là một lựa chọn đáng cân nhắc so với "đàn em" vì người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể (18,9 triệu đồng so với 21,5 triệu đồng) nếu đồng ý chọn model ra mắt năm 2023. Với những ai đang sử dụng iPhone 11, 12, có dự định nâng cấp máy trước Tết Ất Tỵ và vẫn muốn sử dụng điện thoại "táo khuyết", iPhone 15 được xem là lựa chọn phù hợp hơn iPhone 16 về mặt giá tiền trên giá trị sử dụng.Trường hợp người dùng Android muốn chuyển đổi, các dòng máy từ iPhone 13, 14 tới 15 sẽ hợp lý bởi mức chi tiêu không quá lớn cho một thiết bị mà chưa chắc đã có thể gắn bó lâu dài. Nếu đã xác định dùng trong nhiều năm tới và không phải lo lắng về tài chính, chỉ đang cần một chiếc iPhone đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản và muốn trải nghiệm Apple Intelligence, lựa chọn lúc này sẽ mở rộng thêm iPhone 16.Hỗ trợ trên 21.600 hồ sơ trực tuyến cho người dân
Apple sắp phát hành Vision Pro ra thị trường quốc tế
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.
Tiệm giò chả hơn 40 năm ở TP.HCM nhộn nhịp, ngưng nhận đơn tết vì làm không xuể
Dự báo trong ngày hôm nay và mai, TP.HCM nắng nóng vẫn duy trì mức nhiệt 35 - 36 độ C. Còn trên toàn khu vực Nam bộ, nắng nóng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.