Không phải áo dài hay áo yếm, áo bà ba mới là món đồ ‘hot’ dịp tết
"Trước đây, tôi và nhiều đồng nghiệp không vận động nhiều. Thích lai rai, ngồi cà phê cùng nhau… Nhưng sau đó đã thay đổi thói quen. Nhờ vậy cơ thể dẻo dai hơn, có sức khỏe, thể chất tốt hơn", anh Châu nói và cho rằng: "Người trẻ đã và đang có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe của mình bằng những hoạt động thể chất, chơi thể thao".
5 đồ uống ảnh hưởng đến collagen khiến da lão hóa nhanh chóng
Ngày 18.1, nguồn tin từ Viện KSND TP.Huế cho biết đã phê chuẩn lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế.Các quyết định được cơ quan điều tra tống đạt trong ngày 17.1 để phục vụ việc điều tra, làm rõ ông Lê Anh Phương liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.Cụ thể, ông Phương bị khởi tố vì liên quan đến sai phạm khi đang giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế (xảy ra vào nhiều năm trước).Sáng nay 18.1, ghi nhận của PV Thanh Niên tại trụ sở Đại học Huế, lực lượng công an đã có mặt cùng các phương tiện thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Phương. Trong sáng nay, cơ quan công an cũng sẽ khám xét nhà riêng ông Phương tại TP.Huế.Ông Bùi Văn Lợi, Phó giám đốc Đại học Huế, đang tạm nắm quyền điều hành và giải quyết công việc của Đại học Huế trong thời gian này.Ông Lê Anh Phương sinh năm 1974, quê tại Quảng Bình. Trước khi giữ chức Giám đốc Đại học Huế, ông Phương từng giữ chức Phó bí thư Đảng ủy Đại học Huế; Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. Ông Lê Anh Phương được Bộ GD-ĐT bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ 2021-2026 vào tháng 7.2022.Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan trong các bản tin sau.
Messi giúp Copa America sớm ‘cháy vé’, EURO 2024 cho đăng ký 26 cầu thủ
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù.
Sáng 13.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp đánh giá công tác giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và bàn giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ ở một số công trình, dự án.Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 do UBND tỉnh giao hơn 8.311 tỉ đồng, tăng 1.200 tỉ đồng so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các ngành và địa phương hơn 7.323 tỉ đồng (đạt 88% kế hoạch). Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 2.668 tỉ đồng (đạt 91%), ngân sách tỉnh hơn 4.655 tỉ đồng (đạt 86%).Tuy nhiên, theo số liệu từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 7.3, kế hoạch vốn đầu tư công mới giải ngân 435,146 tỉ đồng, chỉ đạt 5,24% so với kế hoạch vốn UBND tỉnh Quảng Nam giao từ đầu năm và 6,1% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.Tiến độ giải ngân chậm có nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập trong công tác tổ chức triển khai tại địa phương, chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu sự sâu sát.Đáng chú ý, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn lớn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. Bên cạnh đó, sự phối hợp trong giải quyết khó khăn, vướng mắc giữa các đơn vị chủ đầu tư chưa kịp thời; nguồn cung vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát và đất san lấp, vẫn còn khan hiếm, tác động không nhỏ đến tiến độ triển khai công trình.Để mục tiêu giải ngân đạt 100% tổng vốn đầu tư công năm 2025, Sở Tài chính tỉnh kiến nghị cần tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cá nhân, đơn vị liên quan, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm; gắn trách nhiệm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị được giao với tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án. Ngoài ra, cần kiểm điểm, phê bình đối với các trường hợp không hoàn thành kế hoạch…Phát biểu tại buổi họp, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, yêu cầu phải tập trung phân bố vốn đầu tư công cho hết, vốn nào không phân bố được thì phải trả lại. Trong đó vốn của Trung ương thì trả cho Trung ương, nếu huyện không phân bố được thì phải trả lại tỉnh.Ngoài ra, cần phải tập trung vào việc điều chuyển vốn, phải làm quyết liệt ngay từ đầu, nơi nào tiêu không được thì phải điều chuyển đến nơi khác để tiêu được.Tập trung khắc phục các công trình, dự án chậm tiến độ, lãng phí, phải có biện pháp, lộ trình triển khai cho từng dự án cụ thể để tháo gỡ khó khăn này.Ông Dũng cũng đề nghị, đối với chính quyền phải tăng cường lãnh đạo cụ thể, thành lập tổ công tác chỉ đạo cụ thể công việc; vướng mắc ở đâu thì phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ chỗ đó một cách tỉ mỉ, cặn kẽ trong từng công việc."Tôi lưu ý là phải tránh cho được cái mất dân chủ, phải công khai minh bạch, không có cá nhân trong việc đầu tư xây dựng cơ bản này. Không có sân trước sân sau, lợi ích cá nhân. Ai mà có ý định sân trước sân sau, điện gửi người này, người kia thì cứ thông tin cho tôi, tôi sẽ cương quyết xử lý dứt khoát việc này", ông Dũng nói.Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện nay, nhiều công trình có vài trăm triệu, vài tỉ đồng thì không lưu tâm, để lại cuối năm thành một cục nợ lớn. "Tôi đề nghị các sở ngành làm chủ đầu tư ở một phần việc nhỏ cũng phải bắt tay vào làm ngay", ông Dũng yêu cầu."Chúng ta có tâm tư chuyện sáp nhập nhưng còn một ngày, một giờ làm việc thì cũng phải làm đến nơi, đến chốn, làm hết mình, không vì chuyện này chuyện kia. Chúng ta làm vì việc chung, vì dân, vì doanh nghiệp nên tập trung làm, làm hết sức mình", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh thêm.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, mô hình tổ chức chính quyền dù có thay đổi thế nào đi nữa, không còn huyện thì còn xã, đừng băn khoăn là đi đâu về đâu. "Công việc và nhiệm vụ không có gì thay đổi. Các công trình, dự án chậm tiến độ bằng cách nào, phương pháp gì, cách làm gì cũng phải sớm khắc phục để làm", ông Dũng yêu cầu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, yêu cầu phải xác định nhiệm vụ quan trọng của vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đây là động lực lớn nhất để chúng ta có thể triển khai mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ năm 2025. Có thể nói trách nhiệm về giải ngân vốn đầu tư công là trách nhiệm quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.Ông Triết cho rằng, trong bối cảnh hiện nay có nhiều thách thức, tác động tâm lý, nhiều vấn đề khác nhau nên rất dễ dẫn đến sao nhãng công việc. Vì vậy, trách nhiệm của UBND tỉnh, các địa phương, đặc biệt là cấp uỷ, người đứng đầu phải hết sức chú ý."Tôi đề nghị phải tập trung quyết liệt, trách nhiệm hơn, sâu sát thực tiễn hơn, thường xuyên hơn trong hoạt động cấp ủy, UBND các cấp. Đặc biệt lưu ý, tránh tình trạng hiện nay tâm lý bị tác động bởi những thông tin như hiện nay (chuyện sáp nhập – PV) dẫn đến trông chờ, làm việc cầm chừng; thậm chí có biểu hiện buông xuôi, né tránh những việc khó không làm nữa; đặc biệt không tham mưu xử lý những vấn đề vướng bận, bất cập", ông Triết nói.Theo ông Triết, đây là cuộc cách mạng để sắp xếp tinh gọn bộ máy nhưng cũng để lựa chọn cán bộ. Bởi trong thời điểm hiện nay, thái độ công việc, tinh thần trách nhiệm của cán bộ không chắc chắn, sau này sẽ khó tồn tại trong bộ máy mới. Đây cũng là là tiêu chí để lựa chọn cán bộ còn lại trong bộ máy mới.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tập trung phân bố hết nguồn vốn đầu tư công trong năm 2025. "Năm ngoái, Quảng Nam là 1 trong 5 tỉnh bị Trung ương phê bình khi không phân bố hết vốn đầu tư công. Chúng ta cứ ưng ôm cục tiền trong đó, trong khi điều kiện bố trí vốn lại không hề có. Tôi đề nghị rà soát lại, cái nào không đủ điều kiện bố trí vốn trong năm 2025, nhất là nguồn vốn Trung ương thì mạnh dạn trả lại cho Trung ương. Việc mình ôn lại cục tiền như vậy là đang góp phần tham gia vào việc gây ra lãng phí", ông Triết nhấn mạnh.
Trường quốc tế AISVN nghỉ hè sớm vì thiếu giáo viên, không đủ tài chính vận hành
Cô gái vàng Kickboxing Việt Nam Nguyễn Thị Hằng Nga dẫn đầu đoàn rước đuốc

Hóa đơn điện nóng theo thời tiết
Nuôi tôm công nghệ cao trên cát
Ngày 15.3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản cho phép Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina nuôi lợn thử nghiệm trở lại tại trang trại ở xã Tân Phúc (H.Lang Chánh, Thanh Hóa), với số lượng heo được nuôi là 50% (30.000 con) so với công suất thiết kế, trong thời gian khoảng 3 tháng.Sau thời gian phải tạm dừng chăn nuôi (từ ngày 30.7.2024) do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, đến nay Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã bổ sung, hoàn chỉnh một số biện pháp trong xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi.Dù cho nuôi lợn trở lại, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, và có thể sẽ bị dừng nuôi vĩnh viễn nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu quá trình nuôi lợn, Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng không khí, hiệu quả xử lý của công trình xử lý khí thải, mùi hôi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về khí thải, mùi hôi chuồng trại gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh thì phải kịp thời khắc phục và chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 8.2023, trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina dù mới nuôi thử nghiệm 30.000 con lợn (công suất 60.000 con lợn), nhưng đã gây mùi hôi thối khiến người dân xã Tân Phúc và vùng lân cận không thể chịu nổi. Nhiều lần người dân tập trung đến trước cổng trang trại để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.Tình trạng ô nhiễm kéo dài, dai dẳng cho đến ngày 30.7.2024, khiến UBND tỉnh Thanh Hóa buộc phải yêu cầu tạm dừng chăn nuôi, buộc doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường, bổ sung, điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải.Sau nhiều tháng khắc phục, mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã kiểm tra lần cuối trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho doanh nghiệp này nuôi heo trở lại.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong lần trả lời ý kiến cử tri (tháng 7.2024) liên quan đến tình trạng các trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường đã chỉ rõ việc để xảy ra ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina trách nhiệm trước hết là của nhà đầu tư, tiếp đó là các cơ quan tham mưu của tỉnh. Khi đó, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm trường hợp sau khi cho cơ hội khắc phục sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm sẽ chấm dứt chăn nuôi vĩnh viễn.Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.
Esports World Cup hợp tác cùng Sony
Chưa kịp hân hoan khi thị trường ô tô Việt Nam tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số trong năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã bị "dội gáo nước lạnh". Việc sức mua suy yếu ngay trong tháng đầu năm 2025, trong khi khi nhiều lô xe cũ sản xuất từ năm 2024 vẫn chưa bán hết đang đẩy nhiều nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô vào thế khó.Sau bước "chạy đà" không mấy khả quan trong tháng 1.2025 bởi thời gian bán hàng bị rút ngắn do kỳ nghỉ Tết nguyên đán, nhiều đại lý ô tô đang bước vào tháng 2 - một trong những thời điểm trầm lắng nhất của thị trường ô tô Việt Nam, với mối lo xe đời cũ tồn kho, khó bán. Theo ghi nhận của Thanh Niên, tính đến thời điểm hiện tại, không chỉ các mẫu ô tô lắp ráp trong nước, ngay xe cả xe nhập khẩu nguyên chiếc của một số thương hiệu vẫn đang tồn kho phiên bản đời cũ, đặc biệt là xe sản xuất năm 2024.Trong bối cảnh đó, với hy vọng có thể sớm "xả hàng" nhiều mẫu mã ô tô đời cũ đang được các đại lý tăng mức ưu đãi thậm chí "đại hạ giá". Mới đây, TC Motor - nhà sản xuất, phân phối ô tô Hyundai tại Việt Nam vừa công bố chương trình giảm giá bán đồng thời gia tăng thời gian bảo hành với các mẫu xe có số VIN sản xuất năm 2024. Cụ thể, khách hàng mua một trong các mẫu ô tô Hyundai sản xuất năm 2024 sẽ được áp dụng chính sách bảo hành lên đến 8 năm hoặc 120.000 km cùng ưu đãi giảm giá lên đến 45 triệu đồng.Trong khi đó, ngoài một số ưu đãi tương tự xe 2025 nhiều mẫu xe Mitsubishi đời 2024 cũng được Mitsubishi Motor Việt Nam (MMV) gia tăng mức giảm giá thông qua chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ. Cụ thể, mẫu sedan hạng B - Mitsubishi Attrage đời 2024 được áp dụng gói ưu đãi hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, tặng phiếu nhiên liệu, phụ kiện với tổng trị giá từ 10,5 - 45,5 triệu đồng (tùy phiên bản).Mitsubishi Outlander 2024 cũng được áp dụng gói ưu đãi với tổng mức giảm giá lên tới 72 triệu đồng. Thậm chí, ngay cả mẫu xe hút khách nhất của hãng - Mitsubishi Xpander cũng còn hàng tồn kho sản xuất từ năm 2024 và đang được áp dụng gói ưu đãi từ 45,5 - 73 triệu đồng. Tương tự Mitsubishi, Ford Việt Nam cũng đang giảm giá bán cho nhiều mẫu mã, phiên bản xe đời 2024. Trong đó, các phiên bản, biến thể của Ford Ranger nhập khẩu như bản Ranger Stormtrak, Ranger Raptor được giảm giá thông qua hình thức hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Phiên bản Ranger XLS và Sport có mức giảm giá từ 10 - 14 triệu đồng. Bản Ranger Wildtrak được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ kèm 1 năm bảo hiểm vật chất.Trong khi đó, tùy theo từng phiên bản, mẫu SUV 7 chỗ Ford Everest sản xuất năm 2024 nhập khẩu từ Thái Lan được áp dụng gói giảm giá 15 triệu đồng hoặc hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Ford Territory 2024 có mức ưu đãi 2 năm bảo hiểm vật chất hoặc quy đổi ra mức giảm giá trực tiếp khi mua xe.Các hãng xe Nhật Bản khác như Honda, Toyota đều triển khai chương trình ưu đãi với hàng loạt mẫu mã theo các hình thức hỗ trợ lệ phí trước bạ, tặng gói phụ kiện hoặc bảo hiểm. Tuy nhiên, ngoài chương trình ưu đãi từ phía hãng xe, nhiều đại lý phân phối cũng linh hoạt trong việc quy đổi các gói ưu đãi và tăng mức giảm giá với các mẫu xe đời 2024. Cụ thể, tại một số đại lý Toyota, bản Vios G CVT 2025 có mức giảm giá tới 45 triệu đồng, Veloz Cross 2024 giảm giá 60 triệu đồng, Corolla Cross 2024 bản máy xăng giảm giá 20 - 25 triệu đồng…Một số đại lý Subaru cũng đang áp dụng mức giảm giá từ 150 - 220 triệu đồng cho các phiên bản của dòng xe Forester sản xuất năm 2024. Trong khi đó, mẫu SUV 7 chỗ Isuzu mu-X đời 2024 cũng được áp dụng mức giảm lên đến cả trăm triệu đồng tại một số đại lý.Việc sức mua sụt giảm, trong khi các mẫu mã ô tô nhập khẩu đặc biệt từ Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang ồ ạt tràn vào Việt Nam đang dẫn đến tình trạng cung vượt cầu trên thị trường ô tô. Cuộc đua "đại hạ giá" xả hàng ô tô đời cũ đang diễn ra rầm rộ trên thị trường Việt Nam cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh sức mua giảm mạnh trong giai đoạn đầu năm 2025.
2023 pca poker
"Trên da người bệnh bỗng xuất hiện mụn tấy đỏ mưng mủ và giun rồng nấp trong cơ (bắp chân, bắp tay...). Giun rồng sau đó tự chui ra từ lỗ mụn, vết sưng tấy. Hiện, nếu nhiễm phải loại giun này chỉ có thể chờ giun chui ra rồi kéo chúng ra khỏi cơ thể qua lỗ mụn mà chưa có thuốc chữa".Đó là chia sẻ của tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, Hà Nội), tại lễ khai trương Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư), được tổ chức hôm nay 10.3.Theo ông Dũng, bệnh giun rồng mới được ghi nhận tại Việt Nam gần đây. Năm 2021 ghi nhận ca đầu tiên, đến nay có 24 ca tại 5 tỉnh thành là Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Hòa Bình. Gần đây nhất là nam bệnh nhân tại Hòa Bình. "Chúng tôi đã thông báo tới các địa phương có ca bệnh để tăng cường truyền thông cho người dân về phòng nhiễm bệnh", ông Dũng cho biết.Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hòa Bình, ca bệnh giun rồng tại địa phương này, là nam bệnh nhân ở TP.Hòa Bình. Bệnh nhân hay ăn gỏi cá, rau sống, gia đình nuôi chó nhiều năm nay. 20 năm trước, bệnh nhân đi rừng thường uống nước lã tại các khe, suối.Khoảng tháng 10.2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da, có bôi thuốc, sau bôi thuốc, bệnh nhân sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn. Bệnh nhân tiếp tục đi khám tại cơ sở y tế tại địa phương, được chẩn đoán dị ứng.Cùng với ngứa nhiều, trên gối trái bệnh nhân có vết ngứa đóng vảy. Cạy ra thấy một "sợi dây" trắng, kéo được ra. Xét nghiệm tại địa phương cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó, mèo, được giới thiệu về điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng.Theo các bác sĩ, sợi dây được bệnh nhân tự lấy ra dài 10 - 15 cm, là giun ký sinh trong phần mềm (cơ) chân. Tuy nhiên, do nghĩ đó là gân nên bệnh nhân đã lấy kéo cắt và vứt vào túi rác. Về bệnh giun rồng, các năm gần đây mỗi năm trên thế giới ghi nhận 30 - 50 ca bệnh. Việt Nam có 24 ca tại 5 địa phương, từ 2012 đến nay. Tại Việt Nam, đây là các ca bệnh ký sinh trùng mới nổi, ghi nhận gần đây. Các quốc gia hiện không có thuốc điều trị."Giun rồng có chiều dài từ 0,7 - 1,2 m, gây ngứa, tổn thương phần mềm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu không được lấy ra, loài giun này chết kẹt trong các khớp hay cột sống gây biến chứng nặng cho người bệnh", bác sĩ Dũng cho biết thêm. Chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo, để phòng bệnh giun rồng, người dân cần ăn chín, uống sôi, không ăn món tái sống như gỏi cá, tiết canh, đặc biệt lưu ý với thịt rắn, nhái.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư