Không thể tính chu kỳ đăng kiểm ô tô chỉ dựa theo số km!
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.Gỡ vướng cho dự án ngàn tỉ kéo dài 8 năm ở khu đất vàng sông Hàn
Ngày 15.1, Công an Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) tạm giữ gần 1.500 sản phẩm pháo nổ, pháo hoa nhập lậu, do người kinh doanh trái phép cất giấu ở các cơ sở nằm giữa khu dân cư.Trước đó, Công an P.Thanh Khê Tây (Q.Thanh Khê) nhận tin báo từ người dân về việc có dấu hiệu tàng trữ pháo nổ số lượng lớn trong khu dân cư. Lúc 22 giờ ngày 10.1, cơ quan công an kiểm tra hành chính nhà trọ trên đường Bàu Trảng 2 (P.Thanh Khê Tây).Nhà trọ này do L.M.H (30 tuổi, ngụ xã Hải Phú, H.Hải Lăng, Quảng Trị) thuê ở.Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện tại phòng bếp cất giấu 75 ống pháo điện, 206 cây nến phụt, 58 ống khói màu, 95 ống pháo giấy loại dài, 10 ống pháo giấy loại vừa, 350 ống pháo giấy loại ngắn.Tại thời điểm kiểm tra, L.M.H không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hóa trên.Tiếp đó, lúc 9 giờ 30 ngày 13.1, Công an P.Thanh Khê Tây kiểm tra căn nhà trên đường Mẹ Nhu (P.Thanh Khê Tây) do bà Đ.T.N.D (36 tuổi) làm chủ. Tại đây, công an phường phát hiện trong phòng khách chứa 320 ống pháo phụt điện, 60 viên pháo xoay điện, 183 ống pháo khói màu, 30 ống pháo cổ động, 33 ống pháo hỏa tiễn.Tại thời điểm kiểm tra, bà D. chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hóa trên.Công an P.Thanh Khê Tây đã bàn giao toàn bộ số pháo nổ tang vật cho Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy Công an Q.Thanh Khê tiếp tục xác minh, xử lý.Qua vụ việc, Công an Q.Thanh Khê khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ tại các cơ sở không đảm bảo các điều kiện về PCCC; đồng thời khuyến khích công dân tố giác các vụ việc tương tự để đảm bảo an toàn tại khu dân cư.Cùng ngày, UBND Q.Thanh Khê thưởng nóng Đồn biên phòng Phú Lộc 10 triệu đồng về thành tích kịp thời ngăn chặn 3 vụ sản xuất, vận chuyển, mua bán pháo nổ ra thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Trước đó, lúc 12 giờ ngày 8.1, trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành (P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê), lực lượng tuần tra kiểm soát Đồn biên phòng Phú Lộc phát hiện ô tô BS 43A-776.48 có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra hành chính.Ô tô do Đ.Q.T (32 tuổi, ngụ xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) điều khiển.Qua kiểm tra trong xe, lực lượng biên phòng phát hiện phía sau cốp ô tô có 1 túi ni lông đen, bên trong có 1 hộp pháo hoa nổ hiệu Sky 49 shots với khối lượng 1,83 kg.Đ.Q.T không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp lệ của hộp pháo hoa nổ. Đồn biên phòng Phú Lộc đã thu giữ tang vật, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đ.Q.T về hành vi buôn bán pháo nổ, với số tiền phạt 7,5 triệu đồng.Trước đó, trong 2 ngày 5 và 6.1, Đồn biên phòng Phú Lộc cũng đã phát hiện, xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán pháo nổ do 2 thanh thiếu niên thực hiện.Đồn biên phòng Phú Lộc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền 2 triệu đồng/trường hợp về hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ.Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng cho biết, trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng biên phòng tập trung ngăn chặn các hành vi mua bán, sản xuất pháo, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo, gây mất an ninh trật tự và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư.
Gần 380.000 tài khoản chứng khoán rời thị trường trong một tháng
Sự kiện ra mắt phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành thu hút sự góp mặt của nhiều sao Việt như NSND Kim Xuân, NSND Việt Anh, Thu Trang, Kiều Linh, Tóc Tiên, Minh Hằng… Trong đó màn hội ngộ của chị em Hà Phương - Minh Tuyết trên thảm đỏ được nhiều người quan tâm. Đây là lần hiếm hoi hai nghệ sĩ đồng hành tại một sự kiện giải trí. Trên thảm đỏ, Hà Phương ghi điểm với phong cách thanh lịch. Cô chọn bộ váy trắng bó sát kết hợp cùng lối trang điểm nhẹ nhàng. Trong khi đó, giọng ca Đã không yêu thì thôi khéo léo khoe vóc dáng chuẩn sau khi giảm 9kg bằng bộ váy đen bó sát, khoét sâu ở phần ngực. Sau khi gây ấn tượng ở Chị đẹp đạp gió, Minh Tuyết chăm chỉ tham gia các hoạt động giải trí tại Việt Nam. Tại sự kiện, Hà Phương dành nhiều lời khen ngợi cho Trấn Thành cũng như dàn diễn viên Bộ tứ báo thủ. Theo nữ ca sĩ, nam đạo diễn đã biết cách nắm bắt thị trường để mang đến một tác phẩm chỉn chu dịp tết. Ngoài ra, Hà Phương cũng dành lời “có cánh” cho dàn diễn viên trẻ trong phim gồm Kỳ Duyên, Tiểu Vy và Quốc Anh. Cô mong dự án mới của Trấn Thành sẽ nhận được sự yêu mến của khán giả trong dịp Tết Nguyên đán.Khi được hỏi về lý do thời gian gần đây, Hà Phương tích cực quan tâm vào các sự kiện ra mắt phim, nữ ca sĩ cho biết bản thân cô rất yêu thích phim Việt. Dù ở nước ngoài, nữ ca sĩ vẫn luôn theo dõi, thường xuyên xem những các dự án và vui khi thấy rằng nền điện ảnh nước nhà ngày càng phát triển. Hà Phương cũng tiết lộ đang ấp ủ kế hoạch sẽ thực hiện một dự án phim ảnh trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, cũng tại buổi ra mắt Bộ tứ báo thủ, khi được hỏi về kế hoạch sắp tới, Hà Phương tiết lộ sẽ đón tết cùng gia đình ở Việt Nam. Giọng ca Hoa cau vườn trầu dự kiến kết hợp với việc mang hơi ấm mùa xuân đến với những mảnh đời bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống. Vào ngày 1.2 (mùng 4 tết), Hà Phương cho ra mắt dự án Mẹ và quê hương trên kênh Today TV. Đây là chương trình kể về cuộc đời bố ruột là nhạc sĩ Trần Quang Hiển với sự góp mặt đầy đủ của đại gia đình toàn người nổi tiếng như: vợ chồng nhạc sĩ Trần Quang Hiển cùng ba cô con gái Cẩm Ly - Hà Phương - Minh Tuyết và dàn khách mời như NSND Kim Xuân, Mỹ Uyên, nghệ sĩ Hữu Quốc, diễn viên Hoài An, Mai Huỳnh, nghệ sĩ Minh Ngọc, Bảo Trí, Trương Minh Cường, Thu Tuyết, Thái San…
Đài CNN ngày 30.1 đưa tin nữ binh sĩ Israel Agam Berger vừa đoàn tụ với gia đình tại một cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) gần biên giới với Dải Gaza, sau khi được lực lượng Hamas trả tự do trong đợt trao trả mới nhất dựa trên lệnh ngừng bắn từ ngày 19.1.Cha mẹ của nữ binh sĩ 20 tuổi này vô cùng vui mừng và hoan hô khi họ xem những hình ảnh con gái được Hamas trao cho tổ chức Chữ thập đỏ tại thành phố Jabalia ở phía bắc Gaza vào sáng 30.1.Trong thông cáo trên Diễn đàn Gia đình các con tin, gia đình của cô Berger cảm ơn lực lượng an ninh và "toàn thể Israel vì sự ủng hộ và cầu nguyện của họ", đồng thời nói "anh hùng của chúng tôi đã trở về sau 482 ngày". Bên cạnh nữ binh sĩ trên, đợt trao trả này còn có 2 công dân Israel khác là ông Gadi Moses (80 tuổi) và cô Arbel Yahud (29 tuổi), bị bắt làm con tin khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7.10.2023.Những hình ảnh do tổ chức Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza đưa ra cho thấy ông Moses và cô Yahud ôm nhau trước sự hiện diện của các tay súng mặc đồ đen và che mặt. Theo kế hoạch, họ được trao trả tại thành phố Khan Younis ở phía nam Gaza.Theo thỏa thuận, Israel sẽ trả tự do cho 110 tù nhân Palestine để đổi lấy 3 con tin trên.Israel và Hamas cho biết 5 công dân Thái Lan nằm trong số những người bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel năm 2023 cũng dự kiến sẽ được các tay súng ở Gaza trả tự do theo một thỏa thuận riêng.Khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và hơn 250 con tin đã bị bắt cóc trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Chiến dịch quân sự trả đũa của Israel đã khiến hơn 47.000 người Palestine ở Gaza thiệt mạng.Israel cho rằng vẫn còn 89 con tin bị giam giữ ở Gaza, trong đó có khoảng 30 người đã tử vong.Đợt trao đổi trên là đợt thứ 3 trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 19.1. Theo AFP, đợt thứ 4 dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, nhưng Hamas cáo buộc Israel gây nguy hiểm cho thỏa thuận bằng cách trì hoãn việc cung cấp viện trợ ở Gaza, một cáo buộc mà Israel bác bỏ là "tin giả".Trong 2 đợt trước đó, Hamas đã thả 7 con tin Israel để đổi lấy 290 tù nhân Palestine.
Vụ nổ lò hơi 6 người thiệt mạng: Tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh
Ngày 11.3, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt cho biết, việc chậm xử lý tình trạng ô nhiễm tại hồ Vạn Thành 2 là do UBND P.5, TP.Đà Lạt thiếu kiên quyết vì khu vực chăn nuôi nằm ngoài hành lang bảo đảm an toàn hồ đập.Ông Hỷ cho biết, ngày 26.2.2024, trung tâm và UBND P.5 cùng một số cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt kiểm tra và lập biên bản về tình trạng ô nhiễm hồ nước Vạn Thành 2 và các hộ chăn nuôi heo quanh khu vực hồ. Thời điểm đó, 2 hộ chăn nuôi heo gồm Nguyễn Trọng Toàn và Trần Văn Trúc đang chăn nuôi trên 300 con heo, nhưng không cung cấp được giấy tờ pháp lý liên quan việc chăn nuôi như giấy đủ điều kiện, giấy phép môi trường. Lúc đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các chủ cơ sở chăn nuôi không được thải nước thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và hồ Vạn Thành 2; khẩn trương di dời chuồng trại đi nơi khác theo quy định. Các hộ này đều ký vào biên bản.Sáng 11.3, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND P.5, cho biết năm 2024, khi làm việc, 2 hộ nuôi heo trên đồng ý di dời trại heo nhưng do họ chưa tìm được quỹ đất để dời. "Sáng nay (11.3), chúng tôi tiếp tục mời các hộ chăn nuôi heo phía trên thượng nguồn hồ làm việc, phường sẽ yêu cầu họ di dời trại heo để bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và hồ nước Vạn Thành 2", ông Cường khẳng định.Trước đó, ghi nhận vào ngày 10.3 của PV Thanh Niên tại hồ thủy lợi Vạn Thành 2, trên địa bàn làng hoa Vạn Thành, P.5 (TP.Đà Lạt), nước hồ vẫn đang ô nhiễm khiến nhiều nông hộ không thể canh tác. Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Tổ trưởng dân phố Vạn Thành, cho biết hồ thủy lợi Vạn Thành 2 trước thuộc Tập đoàn 5 Vạn Thành, sau này thuộc sự quản lý của Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt. Trước đây, hồ nước rất trong xanh phục vụ nước tưới cho hơn 40 héc ta rau hoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước hồ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhiều nông hộ không thể canh tác hoa.Ông Nguyễn Quốc Toản (nông dân Vạn Thành kiêm Tổ trưởng tổ tự quản hồ Vạn Thành 2) cho biết thêm, từ khi trên đồi phía thượng nguồn của hồ có 2 trại nuôi heo thì nước hồ bắt đầu bị ô nhiễm. Những ngày trời nắng nóng cả khu vực thung lũng này bốc mùi hôi thối, khó chịu. Gia đình ông không thể canh tác hoa.Tương tự, ông Trương Thanh Vũ (làng hoa Vạn Thành), cho biết: "Vườn hoa đồng tiền tưới nước hồ bị ô nhiễm, hoa bị châm kim, nhiễm bệnh rụng hết cánh không thể thu hoạch để bán. Nước ở hồ Vạn Thành 2 bơm vào hồ nuôi cá, cá cũng chết hết".Theo chân cán bộ UBND P.5, chúng tôi vượt núi đến 2 trại nuôi heo phía trên đồi. Mỗi trại heo nuôi khoảng 100 con heo lấy thịt. Quan sát thực tế, nước thải từ 2 trại heo này chạy vào ống nhựa dẫn xuống những hồ nhỏ phía dưới vườn cà phê bốc mùi hôi thối. Khi nước thải trong hồ quá nhiều, chảy tràn xuống khe suối và chảy vào hồ nước Vạn Thành 2.Chưa kể một số người dân gần 2 trại heo này cũng xin tận dụng nước thải của 2 trại heo trên để dẫn về vườn tưới gốc cà phê (thay phân). Điều đáng nói, những bể chứa này không có nắp đậy, luôn sủi bọt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Khi hồ chứa đầy, nước thải hôi thối cũng chảy xuống hồ nước Vạn Thành 2.Ông Nguyễn Trọng Toàn (chủ trại heo) cho biết ông thuê đất của ông Phạm Công (người dân ở địa phương) để làm trại nuôi heo trong nhiều năm qua. Ông Toàn thừa nhận, việc nước hồ Vạn Thành 2 bị hôi thối, ô nhiễm có nhiều nguyên nhân, trong đó 2 trại nuôi heo cũng có một phần. Theo ông Toàn, có những hộ sau khi ngâm giá thể trồng hoa chậu cũng xả nước thải xuống hồ Vạn Thành 2."Trại heo của chúng tôi nuôi hơn 100 con, do nuôi bằng thức ăn thừa, không nuôi bằng cám nên heo chậm lớn. Hơn nữa, heo có nhiều lứa nên chúng tôi đang bán dần và sẽ có hướng chuyển trại heo đi nơi khác, không nuôi ở đây nữa", ông Toàn nói.Trước những thiệt hại do hồ nước bị ô nhiễm, từ giữa tháng 5.2022, người dân làng hoa đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. UBND P.5 cùng các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã đến hiện trường nhiều lần nhưng tình trạng nuôi heo gây ô nhiễm hồ nước vẫn chưa được xử lý. Khi họp cử tri, người dân làng hoa cũng đã nêu ý kiến nhưng rồi mọi việc vẫn đâu vào đấy, tình trạng nước hồ ô nhiễm ngày càng nặng.