21 tỉnh, thành thưởng tiền nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi
Tại chợ hoa lớn nhất TP.HCM trên đường Hồ Thị Kỷ (Q.10), trước vía Thần Tài khoảng 1-2 ngày, hoa đồng tiền "chiếm sóng" các tiệm. Trong đó, hoa màu đỏ, vàng được các tiểu thương nhập số lượng lớn, có nơi bán lẻ một ngày hơn 1.000 bông. Theo dân gian, thờ cúng vía Thần Tài giúp mang lại thịnh vượng cho gia đình, đặc biệt là trong hoạt động làm ăn, buôn bán. Khảo sát khách hàng tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ, mọi người cho rằng "cắm hoa đồng tiền trong ngày vía Thần Tài thì sẽ có tiền", đồng nghĩa với hi vọng một năm làm ăn may mắn, phát tài. Sáng ngày 6.2, tức mùng 9 tháng giêng, tại các tiệm hoa sỉ, lẻ ở chợ Hồ Thị Kỷ tiểu thương tất bật chuẩn bị hoa đồng tiền bán cho khách hàng. Những giỏ đồng tiền đủ màu sắc được ưu tiên đặt ra phía trước, khách hàng nối tiếp nhau đến hỏi mua về cắm gian thờ Thần Tài ngày mai. Chị Thanh (59 tuổi, ở Q.10) có mặt ở chợ từ sáng sớm. Dạo một vòng chợ hoa Hồ Thị Kỷ chật kín người, chị mua được một bó 20 hoa đồng tiền màu đỏ tại một tiệm bán sỉ với giá 150.000 đồng. "Tôi mua hoa trước về sửa soạn cắm để mai cúng vía Thần Tài. Năm nay hoa đồng tiền hơi đắt, tết tôi mua 20 bông giá chỉ 70.000 đồng", chị nói. Tuy đắt hơn gấp đôi nhưng chị Thanh cho rằng quan trọng là bản thân thấy ưng ý. Chị vẫn thấy vui vẻ vì hoa đồng tiền hợp cắm trong ngày vía Thần Tài, hi vọng một năm mới làm ăn phát tài. Cũng lựa hoa từ sáng sớm, bà Hạnh (ở Q.10) cho biết thích lựa một bó hoa đồng tiền đủ màu rực rỡ về cúng Thần Tài. "Tôi làm ăn buôn bán thì luôn mong muốn có tiền, vì thế thích cắm hoa đồng tiền để cả năm có nhiều tiền, tài lộc", bà Hạnh nói rồi chốt mua bó hoa 10 bông đủ màu kèm lá phát tài giá 120.000 đồng. Anh Trần Ngọc Tiến (tiệm hoa tươi Thành Đạt) ở chợ Hồ Thị Kỷ thốt lên: "Giá cả hoa đồng tiền dịp vía Thần tài năm nay tăng quá mạnh. Ngày thường giá chỉ 30.000-40.000 đồng/bó 20 bông. Hôm nay tôi mua sỉ loại đẹp giá hoa màu đỏ lên đến 250.000 đồng/bó, và từ 180.000-200.000 các màu khác".Sáng nay, anh Tiến cũng vừa làm 5 chậu hoa đồng tiền cho khách đặt khai trương với tổng 600 bông đồng tiền. Cộng thêm số hoa bán lẻ, anh cho biết hôm 6.2 đã bán được hơn 1.000 bông đồng tiền.Cũng vì nhu cầu tăng cao nên dịp vía Thần Tài, bà Nguyễn Thị Mỹ Hoa (64 tuổi) mua sỉ hoa đồng tiền về bán lẻ phục vụ khách mua về cúng. Hơn 10 năm nay, ngày thường và Hoa chỉ bán bông sự kiện, bán online. Bà Hoa nói, riêng năm nay bông đồng tiền đắt hơn mọi năm. Giá hôm mùng 9 tháng giêng bà mua sỉ là từ 200.000- 220.000 đồng/bó 20 cây. Hoa màu đỏ và vàng đắt hơn các màu khác. Người dân quan niệm 2 màu sắc đó tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. "Đầu năm, ngoài cúng thần tài, các cửa tiệm kinh doanh lớn cũng mua hoa đồng tiền về cúng hoặc chưng nhân ngày khai trương vì quan niệm cho rằng loài hoa này giúp gia chủ phát tài phát lộc trong năm mới nên cũng là nguyên nhân khiến giá hoa đắt hơn", bà nói thêm. Hoa sỉ mua về, bà Hoa dùng cây tăm dài cắm vào từng đài hoa rồi dùng băng keo cố định để giữ cành hoa cứng cáp, chắc chắn. Hoa đồng tiền thân rỗng, yếu nên cần thay nước thường xuyên hoặc dùng thêm dung dịch dưỡng hoa pha vào nước giữ cho tươi lâu. Ngoài ra, bà còn bó 5 bông đồng tiền đủ màu kèm lá phát tài, bán 70.000 đồng/bó. Tùy kích thước và màu sắc, bà còn bán lẻ với giá từ 15.0000-20.000 đồng/bông.Cách chỗ của bà Hoa không xa là tiệm của chị Quyên (39 tuổi) cũng tràn ngập hoa đồng tiền màu đỏ, vàng. Chị cho biết, ngoài các dịp lễ lớn như ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày lễ tình nhân... thì dịp vía Thần Tài cũng đắt khách hơn nên tranh thủ nhập hoa đồng tiền bán thêm. Tiệm của chị Quyên chủ yếu bán lẻ, giá 15.000 đồng/bông. Ngoài hoa đồng tiền, dịp vía Thần Tài năm nay, người dân cũng chọn mua các loại hoa có màu đỏ như lay ơn, giá khoảng 50.000 đồng/bó hay hoa hướng dương, giá 80.000 đồng bó.Trường trung cấp Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nâng cấp thành trường cao đẳng
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết: Ngày 21.4, mưa giông vẫn xuất hiện ở nhiều tỉnh thành phía bắc, một số nơi xảy ra mưa lớn với lượng mưa vượt 50mm. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C vẫn phổ biến ở nhiều nơi.
Người Việt ngày càng 'thờ ơ' với sedan hạng D
Sau đây là 10 tác phẩm văn học Việt đáng chú ý (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).Là nhà văn đã quen thuộc với những tác phẩm viết về đời lính và vùng đất Tây nguyên, nhưng Con thiêng của rừng có thể nói là tác phẩm đầu tiên của cây viết này dành cho thiếu nhi. Có dung lượng khiêm tốn, tác phẩm xoay quanh cuộc đời của họa sĩ Y Man - người được mệnh danh là "cánh chim đầu đàn" của mỹ thuật Tây nguyên - từ khi còn nhỏ, sinh sống trong sự đè nén của trưởng làng tham lam cho đến những năm tháng theo cách mạng, được đào tạo chuyên nghiệp của ông.Không chỉ cho thấy sự áp bức dưới ách thống trị của người dân vùng cao dưới những tên tay sai của thực dân Pháp, yếu tố Tây nguyên cũng được nhà văn mang vào tác phẩm một cách khác biệt. Qua đó, ta hiểu được tầm quan trọng của lửa, của rừng, của các niềm tin đặc biệt... của người dân nơi đây, từ đó tạo ra bối cảnh và không gian vô cùng độc đáo của cuốn sách.Là cuốn hồi ký vô cùng rúng động của một gia đình gốc Việt, Đến nơi rồi chất chứa rất nhiều cảm xúc, từ đau đớn, chia lìa cho đến hạnh ngộ, xót xa. Bằng những ký ức được kể lại bởi cha, mẹ - thế hệ đi trước, cùng nhiều tư liệu lịch sử, Cát Thảo Nguyễn đã viết nên một cuốn sách rất đáng chú ý cho những ai quan tâm đến giai đoạn này.Không dừng ở đó, đây cũng là cuốn sách viết về những tháng năm cố gắng hòa nhập với một môi trường sống mới, một cuộc sống mới của một người Việt Nam bị bứng gốc rễ. Ở đó có những khó khăn, có những ám ảnh không thôi bám riết, tạo nên khoảng cách thế hệ, sắc tộc và nỗ lực để vượt qua nó.Ngay từ tác phẩm đầu tay mang tên Chuyến bay tháng 3, Lê Khải Việt đã để lại những dấu ấn độc đáo với cách viết mới lạ và đầy hấp dẫn. Từ sườn, cốt là những gì còn lại của một di sản chiến tranh khốc liệt, anh đã hình tượng và nâng cấp nhiều lớp để tạo nên những truyện ngắn hấp dẫn, ấn tượng, không thôi ám ảnh, cho thấy một sự kế thừa cũng như học hỏi từ các nhà văn nổi tiếng cả trong cũng như ngoài nước.Khi trẻ người ta nghĩ khác mở rộng phạm vi hơn so với Chuyến bay tháng 3 trước đó, khi dần tiến thêm vào sự đứt gãy những mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội hiện đại, từ đó tạo nên những truyện ngắn tạo nhiều đồng cảm. Song song đó, chủ đề chiến tranh vẫn luôn hiện diện, cho thấy một nỗi ám ảnh của cây bút này.Cũng đã khá lâu nhà văn - họa sĩ Đỗ Phấn mới quay trở lại với địa hạt tiểu thuyết qua cuốn Mắt rỗng. Xoay quanh một chủ đề tương đối quen thuộc của ông là hội họa, cuốn sách đã phản ánh sự rẻ rúng khi giá trị thị trường ngấm sâu vào nghệ thuật, từ đó gây ra vô vàn hệ lụy cho cả nghệ sĩ, nghệ thuật lẫn tâm tính con người.Cùng chủ đề này, tính chất tản văn làm ông nổi tiếng cũng liên tục hiện diện, qua đó cho thấy những sự thay đổi của thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi những giá trị cũ đang mai một dần. Đây có thể nói là cuốn tiểu thuyết về sự thay đổi, tha hóa trong cách viết tương đối cổ điển.Phải hơn một thập kỷ, Trần Ngọc Sinh (bút danh Au Min) mới trở lại (kể từ sau tác phẩm Phnom Penh). Myanmar: Truyện không phải truyện là một tác phẩm tương đối "đóng kín", không chỉ trong bối cảnh Myanmar bị cách ngăn bởi Covid-19, biến động quân sự, mà còn là cõi lòng mục ruỗng của những con người trong tác phẩm này. Đây có thể nói là tác phẩm rất đáng chú ý của năm nay.Cách viết của Au Min thinh lặng như sự lặng im. Cũng như nhan đề, không có gì trong tác phẩm này được hoàn thiện hay được chế tác đến độ tinh xảo. Mọi thứ đều mục ruỗng và tác giả cho ta thấy đó là điều không thể tránh khỏi của nhân quần này.Tuy xuất hiện vào thời điểm cuối năm nhưng nếu không nhắc đến ấn phẩm này thì đó sẽ là một thiếu sót lớn. Trong ấn phẩm năm nay, muôn mặt chủ đề đã được khai thác, từ những bài viết xoay quanh nhiều điểm mới về tết cho đến những trang văn đong đầy muôn vàn cảm xúc và những cái chạm nhẹ nhàng của những câu thơ.Trong đó, những truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Hệ, Ma Văn Kháng, Phạm Duy Nghĩa, Trương Anh Quốc… rất đáng chú ý. Trong khi Hồ Anh Thái, Văn Thành Lê lại mang đến nụ cười chua cay, đưa ta đến những cảm xúc riêng biệt.Là hiện tượng xuất bản ở Pháp sau khi ra mắt, Sống – cuốn tiểu thuyết đồ họa thực hiện bởi 2 người trẻ - xoay quanh thời gian tham gia chiến khu của một thiếu nữ ở tuổi đôi mươi là một tác phẩm không nên bỏ qua. Được viết dựa trên cuộc đời của nữ đạo diễn Việt Linh tài danh (mẹ của Hải Anh), qua đây ta sẽ được nghe về những kỷ niệm một thời cùng những gian khổ, khó khăn trong những tháng ngày làm đạo diễn của bà.Bên cạnh đó, Hải Anh cũng khắc họa được khoảng cách thế hệ giữa mẹ và mình – 2 người phụ nữ ở 2 thời đại và 2 độ tuổi khác nhau mà bất cứ ai cũng có thể thấy bản thân mình ở đó. Nỗi đau kéo dài bao lâu không quan trọng, mà quan trọng hơn là nhận ra nó và tiến hành thay đổi.Nói về thành công thương mại lẫn chất lượng, Phan với bộ 2 cuốn sách ra mắt trong năm nay là một cái tên đáng gờm. Những mẩu chuyện nhỏ được dẫn dắt bởi 2 nhân vật chính là những gợi nhắc cho ta về những gì đã mất, những gì còn lại cũng như nỗ lực để níu giữ chúng.Trong một đời sống điều gì cũng nhanh, con người dễ mất kết nối, Trước khi chúng ta nói lời chia tay là một ấn phẩm rất đáng chú ý để cho ta thấy trong tận cùng đau khổ, vẫn có những khoảnh khắc chói sáng khi con người nhìn thấy ở nhau một niềm hy vọng bừng sáng.Trong văn đàn Việt, Y Ban luôn được mệnh danh là cây bút nữ cá tính và đầy tinh quái. Gồm gần 20 truyện ngắn, Trên đỉnh giời tiếp tục cho thấy tài năng đặc biệt của bà ở nhiều đề tài, trong đó mảng viết về thân phận người phụ nữ trong thời chiến, trong xã hội đương đại cũng như trong những cuộc tình chếnh choáng vẫn là chủ điểm đáng quan tâm nhất.Bà cho thấy bản thân không ngại bất cứ đề tài gì, dù là miền núi hay là miền xuôi, dù là nông thôn hay thành thị, dù là bi kịch hay là hài kịch, dù là hiện thực hay là huyễn tưởng… thì không có gì cản ngăn được bà. Tính dân gian trong các tác phẩm cũng là một điểm nhấn quan trọng và rất đáng chú ý.Có thể nói, dù viết thể loại nào thì nhà văn Hồ Anh Thái vẫn tìm được giọng điệu đặc biệt. Ở Trượt chân trên tầng cao, tuy vẫn là châm biếm, giễu nhại thế nhưng nội lực tác phẩm đã được cất nhắc, nâng lên rất nhiều lần hơn. Tính đa nghĩa của chúng là một điểm nhấn đáng chú ý, qua đó ông mời gọi độc giả cùng mình giải mã những vấn đề đậm đặc hơi thở thời sự và đời sống hiện đại ngày nay.Không dừng ở đó, nhiều thủ pháp nghệ thuật cũng được sử dụng, từ dòng suy tưởng đến các khung nền được chọn lựa sẵn, kích thích thêm sự sáng tạo. Tập truyện ngắn cho thấy một nỗ lực không ngừng học hỏi, đổi mới và thử thách mình của một nhà văn những tưởng không còn thách thức nào có thể đặt ra.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Barcelona công bố ‘cú đúp’ hợp đồng hời ở kỳ chuyển nhượng
"Thật kỳ lạ, chiếc áo sơ mi rách nát của Đức Quốc xã đã giúp người Do Thái này xây dựng nên công ty may vest thành công và nổi tiếng nhất nước Mỹ", Martin Greenfield viết trong hồi ký của mình.