Quảng Ngãi: Một người đàn ông đi làm rẫy mất tích đã 5 ngày
Tuy nhiên, nếu so sánh từng số đo Mitsubishi Xpander dài hơn, rộng hơn và cao hơn so với Toyota Avanza Premio. Khoảng sáng gầm của hai mẫu xe này đều ở mức 205 mm. Trong khi đó, bán kính quay vòng của Avanza Premio chỉ 4,9 m, nhỏ hơn Xpander (5,2 m) giúp việc điều khiển Toyota Avanza Premio xoay trở thuận tiện hơn khi lưu thông trong nội đô hay các khu vực chật hẹp.Bí quyết làm giàu: Vườn ổi trái khổng lồ của lão nông miền Tây
Bộ GD-ĐT vừa có thông tin cụ thể hơn ngay sau khi Bộ Chính trị đồng ý với đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập.Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.Hiện nay đã có 10 tỉnh/thành phố miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025 là Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.Bộ GD-ĐT thông tin, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng/năm học (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách T.Ư sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư theo thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.Dự kiến tác động của chính sách khi được áp dụng, Bộ GD-ĐT cho rằng học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề dư luận xã hội quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc miễn học phí đối với học sinh cấp trung học phổ thông có thể ảnh hưởng tới định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong việc học lên trung học phổ thông hay học nghề.Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đánh giá việc thực hiện chính sách miễn học phí sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với sự ưu việt của chế độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ năm học 2025 - 2026.Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện quyết định nêu trên.
Chàng trai vực dậy sau biến cố, ngồi xe lăn làm chủ 2 công ty
Ngày 20.3, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam vừa công bố 41 thí sinh vào chung khảo Hoa hậu Việt Nam. Được lựa chọn từ 300 hồ sơ, các thí sinh sẽ cùng sống trong ngôi nhà chung của vòng chung khảo. Năm nay, ban tổ chức tiếp tục kiên định tiêu chí tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, không chấp nhận thí sinh đã can thiệp thẩm mỹ, đồng thời nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi: nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và cống hiến.Ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, 99% thí sinh vào chung khảo là sinh viên, tốt nghiệp đại học, trong đó đông đảo thí sinh đến từ các trường đại học lớn, danh giá. Độ tuổi trung bình của các thí sinh là 21,3 tuổi.Cũng theo ông Phùng Công Sưởng, kết quả nhân trắc học cho thấy vẻ đẹp hài hòa, nhiều chỉ số nổi bật cả về chiều cao chạm ngưỡng 1,8 m. Nhiều thí sinh có thể nói thành thạo 2 - 3 thứ tiếng, nhiều bạn có tài lẻ như hát, múa, thuyết trình…Ông Sưởng còn cho biết, việc phỏng vấn thí sinh bằng tiếng nước ngoài năm nay của Hoa hậu Việt Nam cũng đặc biệt. Trong thành phần ban giám khảo có một giảng viên đại học có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng, sẽ trực tiếp phỏng vấn các thí sinh. Một số hoa hậu cũng tham gia ban giám khảo như hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, hoa hậu Thanh Thủy. Nhà sản xuất Hương Giang Idol cho biết về 10 tập truyền hình thực tế của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Theo đó, có 3 phần nội dung của chương trình truyền hình thực tế này. Phần 1 dự kiến 4 tập có nội dung Khởi đầu rực rỡ. Đó là 41 bước tới ngôi nhà chung của 41 cô gái. "Các cô gái bước tới với 41 tấm bằng học sinh giỏi", Hương Giang Idol cho biết. Phần 2 giới thiệu đêm chung khảo tại Hà Nội. Phần 3 dự kiến 4 tập, tìm ra đại sứ. Đây là phần giới thiệu về các đại sứ của cuộc thi, về đất nước, con người Việt Nam, với sự giới thiệu của các thí sinh hoa hậu.Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về độ "thực tế" của chương trình thực tế này, Hương Giang Idol cho biết, chương trình sẽ có những cắt dựng để bảo đảm thời lượng lên sóng. Là một cuộc thi nhan sắc, chương trình cũng sẽ ưu tiên khoe ra cái đẹp. Tuy nhiên, việc cắt dựng vẫn hướng tới việc thực tế hơn nữa để công chúng biết được cuộc thi gắt gao của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam.Cũng theo Hương Giang Idol, sự kịch tính của một chương trình thực tế cũng sẽ không phá vỡ sự chỉn chu, uy tín của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. "Các hình ảnh đều được ban giám khảo thông qua. Cho nên, tính kịch tính quá mức để ảnh hưởng tới các bạn thí sinh chắc chắn sẽ không có", Hương Giang nói.Đêm chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 tới, hứa hẹn bùng nổ với các phần thi, chương trình nghệ thuật hiện đại, mãn nhãn.
Ngày 21.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cao tốc Bắc - Nam về Khu công nghiệp (KCN) Phù Mỹ và bến cảng Phù Mỹ (thuộc xã Mỹ An và Mỹ Thọ, H.Phù Mỹ, Bình Định).Tuyến đường dài hơn 16,3 km, mặt đường bê tông nhựa cấp cao, vận tốc thiết kế từ 60 - 80 km/giờ.Trong đó, điểm đầu giáp với đường phía tây tỉnh Bình Định (ĐT638) tại thôn Chánh Thuận (xã Mỹ Trinh, H.Phù Mỹ). Vị trí này trùng với điểm đầu tuyến đường kết nối đường ĐT638 đến đường ven biển (ĐT639) trên địa bàn H.Phù Mỹ.Từ điểm đầu, tuyến đường kết nối theo hướng đông bắc đến giáp đường sắt Bắc - Nam, đến QL1, về hướng phía bắc bãi chôn lấp chất thải rắn xã Mỹ Phong (H.Phù Mỹ), tiếp tục đi phía nam hồ Suối Sổ, vượt qua đèo Bà Nam đến địa phận xã Mỹ Thọ.Tại xã Mỹ Thọ, tuyến đường kết nối chuyển hướng sang phía bắc hồ Hóc Nhạn, đến giáp đường ĐT632 và kết thúc tại vị trí giao với đường ven biển ĐT639 tại thôn Chánh Trạch 3, xã Mỹ Thọ (phía nam KCN, khu bến cảng Phù Mỹ).Tổng mức đầu tư dự án 2.115 tỉ đồng (gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 348 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 1.379 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và các chi phí khác 125 tỉ đồng; chi phí dự phòng 263 tỉ đồng).Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024 - 2029.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án.Như Thanh Niên đã thông tin, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đã ký quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 KCN Phù Mỹ. Theo đó, KCN Phù Mỹ rộng gần 821 ha (xã Mỹ An 627,2 ha, xã Mỹ Thọ khoảng 193,8 ha). UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phù Mỹ - giai đoạn 1. Theo đó, dự án có quy mô 436,8 ha (thuộc quy hoạch phân khu bắc KCN Phù Mỹ), tổng vốn đầu tư 4.569,4 tỉ đồng, nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tập đoàn đầu tư Phù Mỹ (Bình Định).Thời gian xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành khoảng 48 tháng theo tiến độ bàn giao mặt bằng (từ quý 1/2025 - quý 1/2029).
Kết quả xổ số - KQXS trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ Hai 12.10.2020
Một trong những câu chuyện đặc biệt trong mùa tuyển quân năm 2025 là anh em sinh 3 Lý Tiến Tấn, Lý Tiến Tài, Lý Tiến Lộc (20 tuổi, ngụ xã Thới An Hội, H.Kế Sách, Sóc Trăng) cùng tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Chia sẻ về quyết định của mình, Tiến Tấn cho biết: "Từ nhỏ, chúng em đã yêu thích hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Khi biết có đợt tuyển quân, 3 anh em cùng nhau đăng ký với mong muốn được phục vụ trong quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc. Gia đình rất ủng hộ quyết định này và chúng em sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".Chị Lâm Hồng Thúy Ngân, Bí thư Xã đoàn Thới An Hội, cho biết: "Ba anh em Tấn, Tài, Tiến là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần xung kích của thanh niên Sóc Trăng. Tôi tin rằng, với tinh thần kỷ luật, các bạn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quân ngũ, trở thành chiến sĩ ưu tú, góp phần bảo vệ quê hương, đất nước".Tương tự, anh em sinh đôi Nguyễn Quốc Huy và Nguyễn Quốc Hoàng (ngụ ấp Phú Hòa A, xã Phú Tâm, H.Châu Thành, Sóc Trăng) cùng nhau viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Quốc Hoàng cho biết 2 anh em mong muốn tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh đi trước nên tình nguyện thực hiện nghĩa vụ công an năm 2025 để góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. "Đây còn là môi trường giúp rèn luyện, cải thiện mình tốt hơn. Chúng em sẽ chấp hành tốt các quy định của đơn vị và nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao", Hoàng nói.Mùa tuyển quân năm 2025, Nguyễn Phát Huy (24 tuổi), Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn, TT.Huỳnh Hữu Nghĩa, H.Mỹ Tú (Sóc Trăng) là đảng viên, gương cán bộ đoàn tiêu biểu, cũng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.Sau khi tốt nghiệp đại học ngành xây dựng, Huy tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Với sự năng nổ và luôn tích cực trong các hoạt động Đoàn, năm 2024, Huy được bầu làm Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn.Huy chia sẻ: "Tôi rằng, trong môi trường quân đội, tôi sẽ được rèn luyện bản lĩnh, trưởng thành hơn, cũng như vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cho quân đội. Vì vậy, tôi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Dù biết sẽ có nhiều khó khăn, thử thách nhưng bản thân cảm thấy rất vui và phấn khởi trước ngày lên đường nhập ngũ".Một tấm gương đáng chú ý nữa là Trần Minh Khang (ngụ xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa nên từ nhỏ đến lớn Khang sống với ông bà nội. Khi nghe địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ, với trách nhiệm với quê hương, đất nước, Khang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Không chỉ có các nam thanh niên, năm nay còn ghi nhận sự tham gia của cô gái dân tộc Khmer Tạ Thị Yến Ly (23 tuổi, ngụ xã Hòa Tú 1, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Yến Ly vừa tốt nghiệp ngành luật thương mại Trường ĐH Cần Thơ. "Em luôn ấp ủ ước mơ khoác lên mình bộ quân phục. Khi biết có cơ hội tham gia nghĩa vụ quân sự, em đã đăng ký và may mắn trúng tuyển và hiện đã sẵn sàng tinh thần lên đường nhập ngũ. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", Yến Ly bày tỏ.Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ giao 1.650 quân cho các đơn vị. Để công tác tuyển quân năm 2025 đạt kết quả cao, Đoàn thanh niên đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Đoàn cũng chủ động nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Song song với công tác tuyển quân, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Sóc Trăng còn chú trọng công tác hậu phương quân đội, kịp thời hỗ trợ, động viên gia đình tân binh, giúp thanh niên an tâm lên đường nhập ngũ.