‘Chiêu thức' của phương Tây khiến Nga không tấn công Ukraine?
Cụ thể sở sẽ hỗ trợ toàn bộ sân bãi, chỉnh trang lại sân vận động Cần Thơ, chỉ đạo phòng quản lý thể thao tích cực rà soát lại nhân sự, xem xét lại các phòng chức năng, cải tạo lại một số hạng mục, vệ sinh khán đài hỗ trợ để công tác tổ chức giải diễn ra thuận lợi. Ngoài ra sở cũng sẽ đề nghị Liên đoàn Bóng đá Cần Thơ cử lực lượng chuyên môn và huy động thêm đội ngũ sinh viên của trường ĐH Cần Thơ tham gia vào công tác tổ chức của giải đấu.Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết thăm lực lượng làm nhiệm vụ trực tết
Sáng 26.2, tại Malaysia diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM hẹp) dưới sự chủ trì của ngài Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự.Hội nghị ADMM hẹp đã thông qua tuyên bố chung chuyên đề của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong kênh quốc phòng.Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Dato’ Seri Mohamed Khaled bin Nordin, nhấn mạnh trong thời đại thách thức an ninh ngày càng trở nên phức tạp và vượt qua biên giới quốc gia, sự đoàn kết của ASEAN và hợp tác khu vực vững chắc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. ASEAN đang đối mặt với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết. Do đó, việc tăng cường năng lực tập thể để ứng phó hiệu quả và chủ động với những thách thức này là điều tất yếu. Đồng thời, các chiến lược an ninh của ASEAN phải mang tính bền vững, tận dụng các phương pháp hợp tác quốc phòng dài hạn và có tầm nhìn xa để duy trì sự ổn định khu vực cho các thế hệ tương lai. Với vai trò là nước Chủ tịch ADMM năm 2025, Malaysia cam kết thúc đẩy 6 ưu tiên, bao gồm: trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác công nghiệp quốc phòng, ứng phó các mối đe dọa an ninh từ các tác nhân phi quốc gia, rủi ro sinh học.Phát biểu tại hội nghị, đại tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, ADMM hẹp và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cùng các cơ chế hợp tác quốc phòng do ASEAN dẫn dắt tiếp tục khẳng định vai trò là các diễn đàn tham vấn về chính sách quốc phòng; là cơ chế để thúc đẩy hợp tác thực chất về quốc phòng, nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức an ninh khu vực.Trên cơ sở đó, ông đề xuất một số định hướng đối với ADMM và ADMM+ trong việc tiếp tục duy trì, củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, kiên trì các chuẩn mực ứng xử và lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Đặc biệt, giải quyết mọi vướng mắc, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia; không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ủng hộ việc thiết lập các cam kết pháp lý rõ ràng, thực chất, hiệu quả hơn như Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). "Không ngừng củng cố đoàn kết, sự chân thành, lòng tin, đề cao nguyên tắc đồng thuận, trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên ADMM cũng như ADMM+, để ADMM và ADMM+ luôn là cầu nối, là điểm đến của đối thoại và hợp tác cho các bên", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.Việt Nam ủng hộ việc tiếp tục triển khai chương trình quan sát viên các nhóm chuyên gia ADMM+ theo lộ trình và hình thức phù hợp. Đối với các cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+1, cần nghiên cứu việc tăng số lượng các cuộc gặp lên từ 2 đến 3 cuộc để đáp ứng tối đa mong muốn của các nước đối tác.
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè mang lại nhiều lợi ích xã hội
Trong thời gian qua, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn cũng đã ấp ủ ý tưởng này, nhưng do điều kiện dịch bệnh chưa cho phép tiến hành. Hiện tại, khi điều kiện khách quan cho phép, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn cùng Ban Biên tập Báo Thanh Niên đã rất nỗ lực để mời các đơn vị có liên quan, doanh nghiệp hỗ trợ đồng hành để chúng ta có một giải đấu uy tín, chất lượng và có tính lan tỏa cao. Cái gì làm lần đầu cũng gặp áp lực nên ban tổ chức sẽ phải hết sức cố gắng để tạo thành công, tạo tiền đề cho chúng ta duy trì giải đấu trong những năm tới. Do đó, thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đoàn, tôi rất hoan nghênh Ban Biên tập Báo Thanh Niên đã rất cố gắng, ngoài công việc chuyên môn của mình, đã tạo ra nhiều sân chơi uy tín cho thanh niên, cho sinh viên. Rất nhiều thương hiệu đã được Báo Thanh Niên tạo ra, như các giải đấu U.21, và tôi có niềm tin rằng Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên cũng sẽ trở thành thương hiệu của Báo Thanh Niên trong thời gian tới đối với giới trẻ và toàn xã hội. Qua buổi họp mặt ý nghĩa này, chúng tôi mong muốn các thầy cô giáo, các tỉnh thành đoàn, hội sinh viên các tỉnh thành phố, các trường hãy tìm hiểu, triển khai thông tin và tổ chức tập luyện để giải đấu này có sức lan tỏa và chất lượng tốt nhất, góp phần vào thành công chung của giải đấu”.
Timeanddate.com cho biết sự kiện ít khi xảy ra này chỉ có thể nhìn thấy được do sự bất thường trong quỹ đạo của sao Kim xung quanh mặt trời.Theo các nhà nghiên cứu, sao Kim có quỹ đạo gần mặt trời hơn trái đất. Ở hầu hết mọi địa điểm, người ta có thể nhìn thấy hiện tượng này vào buổi tối sau khi mặt trời lặn hoặc vào buổi sáng trước khi mặt trời mọc, nhưng hiếm khi có cả hai hiện tượng này trong cùng một đêm. Thời gian có thể nhìn thấy nó dao động từ vài phút đến vài giờ, tùy thuộc vào vị trí của nó so với mặt trời khi nhìn từ trái đất. Tuy nhiên lần này, mặt trời và sao Kim không thẳng hàng một cách bất thường, tạo ra cơ hội hiếm có để bạn nhìn thấy sao Kim vừa là sao lúc rạng sáng vừa là sao buổi tối trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào vị trí của bạn. Sao Kim chuyển từ bầu trời buổi tối sang buổi sáng vào khoảng thời gian hành tinh này đi qua giữa trái đất và mặt trời. Quá trình này được gọi là "sự hợp nhất dưới" của nó. Thông thường, vào thời điểm sao Kim "giao hội dưới", chúng ta sẽ không nhìn thấy hành tinh này trong một khoảng thời gian ngắn vì nó ở quá gần ánh sáng rực rỡ của mặt trời trên bầu trời. Trong quá trình đó nếu sao Kim, mặt trời và trái đất thẳng hàng, chúng ta sẽ chứng kiến sao Kim xuất hiện như một chấm đen nhỏ bay qua trước mặt trời. Tuy nhiên, lần này, sao Kim và mặt trời đặc biệt không thẳng hàng, khiến hành tinh này xuất hiện đủ xa về phía bắc của mặt trời để có thể nhìn thấy trên bầu trời buổi tối và buổi sáng từ một số địa điểm nhất định. Lý do trên đã tạo ra sự "xuất hiện kép" hiếm hoi của sao Kim trước khi "hợp nhất dưới", xảy ra vào ngày 23.3 năm nay. "Hiện tượng này tương đối hiếm. Sau mỗi 8 năm, sao Kim và trái đất quay trở lại gần như cùng một điểm trên quỹ đạo của chúng. Trên thực tế, lần cuối cùng sao Kim xuất hiện kép là vào năm 2017", Timeanddate.com thông tin.Để tìm sao Kim vào buổi tối, hãy nhìn về phía tây không lâu sau khi mặt trời lặn, thấp trên bầu trời. Nếu bạn là người dậy sớm, bạn sẽ có thể phát hiện ra sao Kim ngay trước khi mặt trời mọc, gần đường chân trời ở bầu trời phía đông. Sự kiện diễn ra vào ngày 20 - 21.3 ở một số nơi.Tin tốt là bạn sẽ không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào để quan sát nó, vì sao Kim là vật thể sáng thứ ba trên bầu trời của chúng ta sau mặt trời và mặt trăng. Tìm kiếm những địa điểm có tầm nhìn thông thoáng ra đường chân trời và nhớ kiểm tra thời tiết với điều kiện trời quang mây. Toàn bộ chu kỳ của sao Kim, từ sao Mai đến sao Hôm và ngược lại mất khoảng 584 ngày để hoàn thành. Các nhà thiên văn học gọi đây là chu kỳ giao hội của sao Kim. Do vị trí thay đổi trên bầu trời, sao Kim từng được cho là 2 ngôi sao riêng biệt, một ngôi sao xuất hiện vào lúc bình minh, ngôi sao kia xuất hiện vào lúc hoàng hôn. Nhiều nhà thiên văn học đầu tiên không biết rằng sao mai và sao hôm thực ra là cùng một vật thể. Hiện tượng thoáng qua này mang đến cho những người đam mê thiên văn một niềm vui đặc biệt. Mặc dù chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng đây là một cảnh tượng đáng để chứng kiến.
Mẹo phối đồ thông minh với trang phục mang màu sắc rực rỡ nổi bật
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.