Cái gì thiết thực, giúp người, cứu người là làm thôi
Trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, Bộ GD-ĐT có quy định về việc dạy thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên trường công lập. Nhiều giáo viên nêu thắc mắc là có thể dạy ở nhà mình được không?Trước thắc mắc giáo viên trường công có được dạy thêm tại nhà của mình hay không, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, giải đáp:Theo Thông tư 29 về dạy thêm học thêm của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được phép tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. Và hoàn toàn không cấm việc giáo viên dạy thêm nhưng phải thực hiện theo đúng quy định.Cụ thể, giáo viên chỉ được dạy thêm tại nơi có đăng ký kinh doanh theo đúng pháp luật (hộ kinh doanh, trung tâm dạy thêm học thêm) được Sở Kế hoạch đầu tư hoặc UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện cấp phép.Trong trường hợp này, nếu giáo viên có cơ sở vật chất là nhà riêng hoặc phòng ốc đủ điều kiện cho các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh dạy thêm học thêm thuê để tổ chức thì giáo viên được phép dạy tại trung tâm này như những trung tâm khác.Thêm vào đó, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT nhắc nhở khi dạy thêm, giáo viên cần lưu ý không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; Không dạy thêm có thu tiền ngoài nhà trường với học sinh chính khoá.Ông Hồ Tấn Minh cho hay UBND TP.HCM đã giao Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện các công việc như sau:Quan điểm của Sở GD-ĐT TP.HCM là kiên quyết thực hiện đúng theo thông tư về dạy thêm của Bộ GD-ĐT, không có chuyện du di, thông cảm. Đây là một quy định có lợi cho học sinh, góp phần chấm dứt tình trạng o ép học sinh đi học thêm.Doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ gần 41 tỉ đồng cho hoạt động xã hội, từ thiện
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:
Biên giới Tây Nam, 24/7 - Kỳ 1: Chốt chặn trải khắp Hà Tiên
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Chiều ngày 15.2, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên (An Giang) cho biết vừa triệt phá thành công chuyên án liên quan vụ in, phát hành, mua bán hóa đơn trái phép, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước do Trương Hồng Sang (57 tuổi, ngụ P.Bình Khánh, TP.Long Xuyên) cầm đầu.Theo thông tin ban đầu, từ năm 2007 đến năm 2024, Trương Hồng Sang thành lập tổng cộng 23 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ nhằm câu kết nhiều người để xuất bán hóa đơn khống với mặt hàng ghi khống: cát, nhựa đường, xi măng, cừ tràm, gạch các loại… cho hơn 360 cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh An Giang. Với thủ đoạn trên các công ty của Sang đã ghi khống 4.539 tờ hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng doanh số bán ra hơn 269 tỉ đồng. Tổng số thuế giá trị gia tăng ghi khống trên 24,8 tỉ đồng, từ đó Sang thu lợi bất chính từ việc bán hóa đơn hơn 8 tỉ đồng.Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trương Hồng Sang; đồng thời khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 14 bị can khác có liên quan để tiếp tục điều tra về hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Lực lượng công an cũng đã tiến hành khám xét trụ sở các công ty và nơi ở của Sang và một số bị can liên quan để thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan vụ án.Công an TP.Long Xuyên thông tin, hiện đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng về hành vi trốn thuế đối với các công ty, doanh nghiệp có hoạt động mua bán hóa đơn trái phép với bị can Sang.
Nguồn gốc tên cây giọt băng trồng thành công ở An Giang và những chuyện bên lề
Ủy ban Chống tội phạm có tổ chức (PAOCC) của Philippines thông báo cảnh sát nước này đã bắt giữ hơn 450 người trong cuộc đột kích vào một công ty điều hành đánh bạc trực tuyến được cho là do người Trung Quốc điều hành tại vùng ngoại của thủ đô Manila hôm 20.2, theo AFP. PAOCC cho biết thêm các cuộc thẩm vấn ban đầu cho thấy địa điểm ngoại ô nói trên đã hoạt động như một trung tâm lừa đảo, nhắm vào các nạn nhân ở Trung Quốc và Ấn Độ thông qua các chương trình cá cược thể thao và đầu tư.Trong số những người bị bắt có 137 người Trung Quốc. "Chúng tôi đã bắt giữ 5 ông chủ người Trung Quốc", Giám đốc PAOCC Gilberto Cruz nói với AFP hôm nay 21.2, đồng thời cho biết thêm họ có thể phải đối mặt với các cáo buộc buôn người.Trong năm ngoái, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã cấm những công ty điều hành đánh bạc trực tuyến, hay còn được gọi là POGO. Có nhiều nguồn tin cho rằng các POGO đã bị các nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng làm vỏ bọc để buôn người, rửa tiền, gian lận trực tuyến, bắt cóc và thậm chí là giết người."Cuộc đột kích này chứng minh rằng những người làm việc cho POGO trước đây vẫn đang tiếp tục các hoạt động lừa đảo của họ bất chấp lệnh cấm", ông Cruz nhấn mạnh. Ông Cruz trước đó nói với AFP rằng khoảng 21.000 công dân Trung Quốc vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động lừa đảo quy mô nhỏ hơn ở Philippines kể từ lệnh cấm đánh bạc trực tuyến.Cuộc đột kích hôm 20.2 là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ năm nay, trong đó có cuộc đột kích tháng 1 khiến khoảng 400 người nước ngoài bị bắt tại thủ đô Manila, cũng có nhiều công dân Trung Quốc.Viện Hòa bình Mỹ, có trụ sở tại Washington D.C, cho hay trong một báo cáo vào tháng 5.2024 rằng những kẻ lừa đảo trực tuyến nhắm vào hàng triệu nạn nhân trên khắp thế giới và thu về doanh thu hằng năm lên tới 64 tỉ USD, theo AFP.