Ngoại hạng Anh: CLB giàu có nhất thế giới đi vay tiền để chiêu mộ cầu thủ
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...Đồng sáng lập MoMo: Tết tôi nướng thịt để phụ nữ trong nhà bớt 'khói lửa'
Năm 2024 vừa đi qua chứng kiến bước hồi phục về doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam, dù vậy lượng tiêu thụ ô tô thuộc phân khúc sedan hạng B có tầm giá dưới 600 triệu đồng lại tiếp đà lao dốc. Những mẫu xe lắp ráp trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về doanh số, tuy nhiên trật tự cạnh tranh đã có nhiều sự xáo trộn.Sau khi đánh mất vị thế của một phân khúc ô tô hút khách nhất thị trường ô tô, sedan hạng B với các mẫu xe trong tầm giá từ 380 - 600 triệu đồng tiếp tục suy giảm về doanh số bán hàng trong năm 2024. Áp lực cạnh tranh trên thị trường đang khiến sedan hạng B dần "mất khách" vào những phân khúc xe đa dụng vốn đang nở rộ tại Việt Nam.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp, lượng tiêu thụ ô tô sedan hạng B tại Việt Nam sụt giảm.Đáng chú ý, trái ngược hoàn toàn với năm 2023 - thời điểm thị trường được cho là suy thoái, sự sụt giảm doanh số bán ô tô sedan hạng B năm 2024 diễn ra trong bối cảnh sức mua đã tìm lại nhịp tăng trưởng. Hàng loạt mẫu mã liên tiếp được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng những chương trình ưu đãi, giảm giá bán… Thậm chí các mẫu xe lắp ráp trong nước còn được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy nhiên tất cả đều không thể giúp vực dậy doanh số cho phân khúc sedan hạng B. Qua đó, cho thấy rõ thực tế sedan hạng B - phân khúc ô tô từng hút khách nhất thị trường cũng không thể chống chọi với sự suy thoái của dòng xe sedan nói chung tại thị trường Việt Nam.Thị hiếu người tiêu dùng ô tô đang có sự thay đổi, chuyển dịch cộng với áp lực cạnh tranh đến từ những phân khúc ô tô đa dụng như Crossover hạng B hay SUV đô thị cùng tầm giá, cộng với tốc độ phát triển của mảng ô tô điện… gián tiếp khiến sedan hạng B cũng như dòng xe sedan nói chung không còn giữ được vị thế trên thị trường. Tương tự những năm trước đây, các mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng B dưới 600 triệu đồng năm 2024. Cụ thể, cả vị trí dẫn đầu phân khúc này trong năm 2024 tiếp tục thuộc về Hyundai Accent, Toyota Vios và Honda City. Ngoài lợi thế về kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng và danh tiếng đã tạo dựng được với người tiêu dùng, việc chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước tiếp tục được triển khai trong năm 2024 thông qua Nghị định 109/2024/NĐ-CP cũng giúp các mẫu sedan hạng B lắp ráp trong nước tăng thêm sức hút cũng như lợi thế cạnh tranh.Một trong những thay đổi đáng chú ý ở phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam trong năm 2023 là cuộc đổi ngôi giữa Toyota Vios và Hyundai Accent. Mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc từng vươn lên lật đổ thế thống trị của Toyota Vios vào năm 2023, bước sang năm 2024 Hyundai Accent còn tạo sự chú ý khi thế hệ mới với hàng loạt thay đổi được tung ra thị trường. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024 tổng doanh số bán Hyundai Accent chỉ đạt 13.538 xe, giảm gần 4.000 xe so với năm 2023.Trong khi đó, Toyota Vios sau bước chạy đà không mấy khả quan đã dần tìm lại phong độ tăng trưởng doanh số bắt đầu từ nửa cuối năm 2024 nhờ các chương trình ưu đãi được Toyota Việt Nam áp dụng. Kết thúc năm 2024, doanh số bán Toyota Vios đạt 14.210 xe, tăng gần 700 xe so với năm 2023, qua đó chính thức đòi lại ngôi vương sedan hạng B bán chạy nhất thị trường từ tay Hyundai Accent.Vị trí thứ 3 vẫn thuộc về Honda City với 10.500 xe bán ra, tăng 606 xe so với năm 2023. Trong khi đó, vị trí thứ 4 cũng chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa hai mẫu xe nhập khẩu Mazda2 và Mitsubishi Attrage. Cụ thể, Mazda2 với hơn 5.000 xe bán ra đã gián tiếp lấy vị trí thứ 4 từ tay Mitsubishi Attrage (đạt 2.499 xe. Trong khi đó, sau nhiều năm chật vật tìm chỗ đứng nhưng không thành, Suzuki Ciaz đã âm thầm rời cuộc đua. Như vậy, trong năm 2023 các mẫu sedan hạng B của những thương hiệu ô tô Nhật Bản cho thấy sự áp đảo về mặt doanh số ở phân khúc này. Bước sang năm 2025, trước xu hướng lựa chọn ô tô tại Việt Nam vẫn đang có sự thay đổi, chuyển dịch… doanh số xe sedan hạng B tầm giá dưới 600 triệu đồng được dự báo khó có thể tăng trưởng.
Xe máy dưới 25 triệu đồng: Chọn Yamaha Sirius mới hay Honda Wave RSX?
Mới đây, Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt tạm giam Hà Hải Đăng (35 tuổi, trú P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), nguyên là Giám đốc phòng giao dịch (PGD) Nam Phước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 14 tỉ đồng, thông qua việc vay mượn tiền để làm thủ tục đáo hạn ngân hàng.
Đó là lý do tại sao bên cạnh những thay đổi trong lối sống, đa số trường hợp, người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát tốt huyết áp. Sau đây, một chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm làm việc, chia sẻ lưu ý quan trọng khi dùng thuốc huyết áp mà người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Bác sĩ Suranjit Chatterjee, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng họ đã uống thuốc đúng theo liều chỉ dẫn mà huyết áp của họ vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do hầu hết chúng ta không biết rằng kiểm soát huyết áp cao không chỉ là uống thuốc, mà là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo tờ Indian Express.Thuốc huyết áp hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý khác nhau, như làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim hoặc ngăn cơ thể giữ lại lượng chất lỏng dư thừa.Khi dùng thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thuốc sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đảm bảo kiểm soát liên tục huyết áp và ngăn ngừa biến động. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, hiệu quả có thể giảm đi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát.Việc quên liều hoặc uống thuốc không đúng giờ có thể dẫn đến tăng huyết áp tái phát - là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Khi nồng độ thuốc không ổn định, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu hoặc hồi hộp. Duy trì thói quen nhất quán giúp giảm thiểu những vấn đề này. Theo một lịch trình cố định giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn. Không bao giờ được tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.Ngoài ra, đừng bao giờ để hết thuốc. Luôn dự trữ thuốc ở nhà. Luôn đến bác sĩ tái khám để lấy thuốc trước khi hết thuốc.Nếu không dùng thuốc, huyết áp của người bệnh có thể tăng đột ngột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo trang tin y tế WebMD.Trong thời gian ngắn, huyết áp có thể tăng đột ngột kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận và kháng thuốc cao hơn.Phải làm gì nếu quên một liều?Mẹo để duy trì đúng tiến độ
Công an làm việc với người đàn ông đăng tải nội dung sai sự thật trên Facebook
Đáng chú ý, năm 2019, lễ hội Phá Bàu đã được Bộ VH-TT-DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.