Kinh tế 'eo hẹp', tín đồ hàng hiệu chuộng thời trang contemporary hơn luxury?
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.'Vỡ mộng' vì đi ăn, vui chơi theo lời giới thiệu của TikToker
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội đã điều trị thành công, giúp hàng nghìn phụ nữ hiện thực hóa giấc mơ làm mẹ.20 giờ thứ ba, ngày 4.3.2025 các chuyên gia trong lĩnh vực IVF và Sản Phụ khoa: ThS.BS Nguyễn Lệ Thủy, BS Nguyễn Huy Hoàng, BS Dương Việt Bắc sẽ chia sẻ những kỹ thuật điều trị vô sinh nữ mới bậc nhất hiện nay và những lưu ý khi mang thai IVF.Chương trình được phát sóng trên Website: thanhnien.vn, tamanhhospital.vn, vnvc.vn. Livestream trên các Fanpage: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn; Youtube: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC và Tiktok: Báo Thanh Niên cùng nhiều kênh truyền thông uy tín khác.Mời độc giả đón xem và đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ hotline Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 024 3872 3872 - 0247 106 6858 (HN)/ 0287 102 6789 - 093 180 6858 (TP.HCM) để được tư vấn.
Tại sao Nam Á ô nhiễm nhất?
Khai thác bệnh sử, bà D. cho biết sau khi bị đau bụng có đi khám ở một phòng khám gần nhà và uống thuốc nhưng cơn đau vẫn không giảm. Lo lắng vì tình trạng của bà ngày càng nặng hơn, người nhà đã nhanh chóng đưa bà vào Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An cấp cứu.Ngày 22.2, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Vũ An (Trưởng khoa Ngoại tổng quát - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An) cho biết, qua thăm khám, chỉ định thực hiện các xét nghiệm, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, kết quả kiểm tra phát hiện có dị vật cản quang dạng hình que xuyên bờ cong dạ dày, kèm tụ ít bọt khí và thâm nhiễm mỡ xung quanh. Người bệnh được chẩn đoán viêm phúc mạc do dị vật xuyên thủng dạ dày và chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật, đồng thời khâu lại lỗ thủng.Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp phẫu thuật thám sát thấy dị vật xương cá mặt trước trong bờ cong nhỏ, dịch đục và mạc nối lớn bao quanh. Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật và sau đó khâu kín lỗ thủng.Sau một tuần điều trị, tình trạng sức khỏe người bệnh dần ổn định, không còn đau bụng, vết mổ khô, ăn uống tốt, được xuất viện về với gia đình và tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.Bác sĩ An cho biết, hóc xương cá là tai nạn thường gặp khi ăn uống nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Khi vô tình nuốt phải, xương cá có thể mắc kẹt ở cổ họng, gây đau rát và khó chịu. Trong một số trường hợp, xương tiếp tục di chuyển xuống đường tiêu hóa. Với đầu sắc nhọn, xương cá có thể xuyên thủng thành dạ dày hoặc ruột non, gây viêm nhiễm, xuất huyết và nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.Bác sĩ An khuyến cáo người dân nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm có xương như thịt, cá. Loại bỏ tất cả xương trước khi ăn, với cái xương giòn, nhỏ cũng cần nhai kỹ, chậm rãi, không nên chủ quan với các xương dù nhỏ. Đặc biệt với người già và trẻ nhỏ, phản xạ nhai nuốt kém hơn cần đặc biệt cẩn trọng. Khi rơi vào các trường hợp như đau bụng âm ỉ kéo dài không giảm, hay bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Không nên chủ quan, tự ý xử lý bằng cách nuốt cơm hoặc uống nước nhiều với niềm tin xương tự trôi xuống. Đây là quan niệm sai lầm có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cùng bạn chụp ảnh metro, Phạm Trang, sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông TP.HCM, phải rất vất vả mới tìm được góc trống để tạo dáng. "Mình thấy có nhiều bạn dựng chân máy giữa lối đi, thậm chí đứng chắn ở cửa tàu để chụp ảnh khiến người khác không thể lên xuống dễ dàng. Dù cảnh rất đẹp, nhưng không khí lúc đó lại khá khó chịu", Trang chia sẻ.Nguyễn Hữu Khoa (28 tuổi), làm việc tại 115 Hai Bà Trưng, Q.3 (TP.HCM), cho biết: "Mình từng chứng kiến một bạn trẻ mải chụp ảnh, vượt vạch cấm. May mắn là nhân viên nhà ga kịp chạy ra nhắc nhở kịp thời. Mình thấy metro có rất nhiều góc 'sống ảo'. Tại sao bạn ấy lại phải chọn góc hiểm hóc đến thế?".Trong khi đó, chị Nguyễn Thanh Trúc (34 tuổi), ngụ tại hẻm 30 Lâm Văn Bền, Q.7 (TP.HCM), chia sẻ cảm giác khá bất tiện khi một số bạn trẻ chụp ảnh và quay video tại metro. "Thấy các bạn dựng chân máy, mình và bạn bè dừng lại để họ chụp hình. Nhưng mãi không thấy xong, lúc đó mình mới nhận ra họ đang quay clip", chị Trúc nói.Chị Trúc cũng thấy cảnh một số người khác dựng chân máy giữa lối đi, bật flash liên tục để chụp ảnh. Họ còn cười đùa, nói chuyện rất lớn, làm ảnh hưởng đến không khí của nhà ga. "Metro là không gian công cộng, ai cũng muốn có trải nghiệm thoải mái, nhưng những hành động như vậy làm nhiều người cảm thấy không vui", chị Trúc bày tỏ.Ngô Thúy Nga (29 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng có được bức ảnh "triệu like", một số bạn trẻ đã bất chấp nguy hiểm vượt qua vạch cấm. Đây là hành động tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, đặc biệt khi tàu di chuyển hoặc hành khách khác vô tình va chạm.Ngoài ra, Nga cho biết việc dựng chân máy giữa lối đi hoặc bật đèn flash khi chụp ảnh không chỉ gây cản trở lối di chuyển mà còn làm phiền những hành khách xung quanh. Một số người thậm chí đứng tạo dáng ở vị trí cửa tàu, khiến việc lên xuống của hành khách gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà ga. "Mặc dù nhân viên nhà ga đã nhắc nhở nhưng một lát sau lại đâu ra đó", Nga nói.Khi đến nhà ga Thảo Điền, người viết chứng kiến cảnh nhân viên nhà ga phải liên tục "tuýt còi", nhắc nhở để đảm bảo an toàn cũng như giữ gìn trật tự. "Chúng tôi khuyến khích mọi người chụp ảnh, nhưng rất mong mọi người tuân thủ các quy định để vừa có ảnh đẹp, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác", một nhân viên nhà ga Thảo Điền chia sẻ.Theo Thúy Nga, chụp ảnh tại metro không chỉ là cách để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp mà còn là cơ hội để mỗi người lan tỏa hình ảnh văn minh, hiện đại của thành phố. "Hãy thể hiện mình là một người trẻ có ý thức, biết cân nhắc giữa cái đẹp và sự an toàn, để metro trở thành một không gian trải nghiệm đáng tự hào cho tất cả mọi người", Nga nói.Trong quy định cấm khi đi metro ghi rõ: Không nói chuyện lớn tiếng hoặc sử dụng các thiết bị di động với âm lượng lớn gây khó chịu, làm phiền hành khách xung quanh. Không được vượt qua vạch màu vàng an toàn được kẻ tại khu vực cửa chắn ke ga. Không chụp ảnh với đèn flash hoặc sử dụng thiết bị chiếu sáng có khả năng gây nguy hiểm cho lái tàu...Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) khuyến cáo hành khách đi metro cần tuân thủ các quy định, xây dựng và giữ gìn văn hóa metro vì một môi trường giao thông văn minh, hiện đại và an toàn hơn...
Không chỉ sở hữu giọng hát 'khủng', Taeyeon còn có gu ăn mặc hack tuổi cực đỉnh
• Mệt mỏi