Các nhà khảo cổ phát hiện 2 thanh gỗ ở Zambia cách đây gần nửa triệu năm
Xe Subaru Forester tại Việt Nam đã được trang bị hệ thống EyeSight từ năm 2019Xuất hiện xe máy Trung Quốc đậm chất chơi, cạnh tranh Honda CT125
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.
Phim 18+ của Lương Đình Dũng tranh giải tại Liên hoan phim châu Á
Máy lọc nước ngày càng trở nên phổ biến hơn, hiện diện trong căn bếp của nhiều gia đình, nhất là tại các thành phố lớn. Không chỉ tiện dụng, máy lọc nước còn có khả năng loại bỏ kim loại nặng cùng nhiều chất gây hại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chóng mặt của cuộc sống hiện đại, môi trường nói chung ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả nguồn nước. Hàng loạt các hóa chất vĩnh cửu được tìm thấy trong nước như axit perfluirooctanoic (PFOA) và perfluorooctane sulfonat (PFOS), cùng với đó là các hạt vi nhựa. Những hóa chất này có thể mất đến hàng thế kỷ để phân hủy trong môi trường tự nhiên, khi tích tụ trong cơ thể người và động vật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Vậy, cần lưu ý những điều gì khi lựa chọn máy lọc nước cho gia đình?Đầu tiên, điều quan trọng nhất khi chọn một chiếc máy lọc nước chính là công nghệ lọc và khả năng lọc nước. Mỗi công nghệ lọc khác nhau lại cho ra chất lượng nước khác nhau, vì vậy, cần xem xét công nghệ lọc của máy một cách kỹ càng: công nghệ gì, có tiên tiến hay không, có khả năng lọc được nhiều chất gây ô nhiễm hay không.Tiếp đến, để đảm bảo chất lượng nước và yên tâm hơn khi sử dụng, bạn nên chọn máy lọc của các công ty uy tín, được bảo chứng chất lượng bởi các tổ chức kiểm định độc lập lớn trên thế giới như NSF, WQA…Một yếu tố cũng khá quan trọng khi chọn máy lọc nước, đó chính là thiết kế của máy có phù hợp với việc thay lõi lọc dễ dàng và phù hợp với không gian sống.Thấu hiểu những lo lắng, nhu cầu của người tiêu dùng về một chiếc máy lọc nước có khả năng tinh lọc được nhiều nhất các chất gây hại có trong nước, bao gồm cả những hóa chất mới được phát hiện và hạt vi nhựa, chất thải dược phẩm, các nhà khoa học của Amway đã dành nhiều tâm huyết, tạo ra sản phẩm máy lọc nước New eSpring đáp ứng đầy đủ mong muốn của người tiêu dùng. Đây còn là chiếc máy đến từ Thương hiệu hệ thống xử lý nước tại nhà "bán chạy số 1 Thế giới" theo xác nhận từ Verify Markets năm 2022.Có mặt ở Việt Nam từ năm 2024, máy lọc nước New eSpring nhận được những phản hồi tích cực từ người dùng khi mang đến nguồn nước sạch, an toàn vượt trội bằng công nghệ lọc khác biệt khi kết hợp bộ lọc Carbon e3 và đèn UV-C LED."Có những ngày tôi thấy mùi clo trong nước nặng hơn bình thường, cảm giác không hề dễ chịu chút nào. Đó cũng là lý do tôi đầu tư máy lọc nước New eSpring cho gia đình mình. Uống hay nấu ăn bằng nước từ máy lọc này cho tôi cảm giác an toàn hơn bởi khả năng lọc được hơn 170 chất gây ô nhiễm, loại bỏ các mùi khó chịu và đặc biệt còn có khả năng diệt vi khuẩn bằng đèn UV-C LED", chị Mai Linh (Quận 3, TP.HCM) chia sẻ.Trở thành một thói quen, nhà chị Linh thường dùng nước từ máy lọc không chỉ để uống, nấu ăn, mà cả tráng lại nguyên liệu sau khi rửa bằng nước máy. Chị cũng chia sẻ thêm "Tôi có tìm hiểu về NSF và biết rằng eSpring được chính NSF kiểm định chất lượng về nhiều mặt như khả năng lọc, vật liệu... nên rất an tâm. Một chiếc máy được chứng nhận quốc tế như thế này thật sự là một lựa chọn giúp tôi an tâm về nguồn nước mình dùng mỗi ngày". Không chỉ sở hữu bộ lọc với công nghệ vượt trội, chiếc máy lọc nước New eSpring còn rất được lòng các gia chủ vì ngoại hình nhỏ nhắn với những góc bo mềm mại, màu sắc tinh tế, dù đặt ở góc nào trong bếp cũng hợp lý, hài hoà. Ngoài ra, việc thay lõi lọc cũng đơn giản hơn Bạn chỉ cần xem tuổi thọ bộ lọc trên ứng dụng Amway Healthy Home, sau đó chỉ mất 2 phút để thay lõi lọc, một năm thay một lần và không cần bất kì dụng cụ nào.Trong bối cảnh ô nhiễm ở khắp mọi nơi, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì những thiết bị quan trọng như máy lọc nước chất lượng cao càng trở nên cần thiết hơn. Với bất cứ ai, gia đình cũng luôn là điều quan trọng, quý giá nhất. Vì thế, đầu tư cho sức khỏe gia đình từ nguồn nước uống sạch và an toàn luôn là sự đầu tư xứng đáng, không chỉ vì những lợi ích sức khỏe trước mắt mà là khỏe mạnh bền vững, dài lâu.Khám phá Máy lọc nước New eSpring tại: https://www.amway.com.vn/vn/new-espring
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Làm gì để thu hút 25 tỉ USD vốn đầu tư quốc tế
Ngày 7.1, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau thông tin, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (CT.43) dài 90km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Dự kiến điểm đầu tuyến cao tốc bắt đầu từ TP.Cà Mau và kết thúc tại H.Ngọc Hiển (Cà Mau). Bên cạnh đó, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum (CT.42) có tổng chiều dài dự kiến 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tuyến đường có điểm đầu từ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và điểm cuối nối với cao tốc Bắc - Nam phía Tây.Ngoài ra, Thủ tướng còn quyết định điều chỉnh quy mô 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn Pháp Vân - Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.Đồng thời điều chỉnh phạm vi 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.