Bánh mì ở Thụy Sĩ và phở do Tây nấu trên đất Serbia
Đến với không gian trưng bày xe Hybrid, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra sắc xanh - màu biểu tượng cho những công nghệ thân thiện với môi trường. Đó cũng chính là thông điệp về "cuộc sống xanh" mà Toyota muốn mang tới sự kiện. Khách hàng tới đây sẽ được biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về ưu, nhược điểm, cách thức hoạt động của động cơ Hybrid cũng như vai trò của công nghệ này trong quá trình giảm phát thải carbon ra môi trường.Đề xuất Chính phủ Nhật Bản mở thêm nhóm nghề tiếp nhận lao động Việt Nam
Đến thời điểm này, 35 địa phương đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, chủ yếu là tiếng Anh, duy nhất Hà Giang chọn môn tích hợp là lịch sử và địa lý.Hà Nội trước đó dự kiến công bố môn thi thứ ba vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay sẽ công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có môn thi thứ ba, vào khoảng cuối tháng 2.Phần lớn các địa phương đều tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp thi và xét để tuyển sinh vào lớp 10. Riêng Gia Lai và Vĩnh Long tổ chức xét tuyển lớp 10 THPT công lập không chuyên.Các địa phương chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ nói chung là môn thi thứ ba vào lớp 10, đều lý giải nhằm thúc đẩy học sinh học ngoại ngữ và đưa thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang lý giải tiếng Anh chưa phải thế mạnh của học sinh Hà Giang, do học sinh trên địa bàn tỉnh tiếp cận muộn hơn nhiều địa phương khác, thiếu giáo viên tiếng Anh, chất lượng dạy và học chưa đồng đều giữa các vùng... Trong khi đó, lịch sử và địa lý là các môn tỉnh có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và học...2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THCS, THPT. Theo quy chế tuyển sinh THCS, THPT mà Bộ GD-ĐT mới ban hành, các địa phương có thể chọn thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp để tuyển sinh lớp 10. Với phương án thi tuyển, kỳ thi gồm toán, văn và môn thứ ba (hoặc bài thi tổ hợp) thì môn thứ ba do sở GD-ĐT chọn, nhưng không được chọn một môn quá ba năm liên tiếp.
Tài xế lái xe Lexus vượt ẩu, chạy sai luật còn 'cay cú' chèn đường xe khác
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.
Đây là ca khúc "mở bát" Gala Nhạc Việt Tết 2025, chương trình nhạc xuân được ê kíp T Production sản xuất hàng năm. Noo Phước Thịnh bắt đầu tham gia Gala Nhạc Việt từ năm 2013 và đến nay đã góp mặt trong 11 số của chương trình. Anh đặc biệt ghi dấu ấn với 6 tiết mục mang chủ đề tết, gồm: Xuân ca (2013), Những ngày xuân rực rỡ (2016), Chúc Tết mọi nhà, Hạnh phúc xuân ngời (2017), Năm qua đã làm gì (2020), Về nhà thôi nhé (2024). Trong số đó, Năm qua đã làm gì được xem là "big hit" của Noo Phước Thịnh, được khán giả yêu thích bật nghe mỗi dịp Tết đến xuân về. Năm nay, với chủ đề Tết là nguồn cội, Gala Nhạc Việt đem lại không khí tết đậm chất truyền thống nhưng vẫn không kém phần hiện đại, với sự tham gia của hơn 50 văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam. Bài hát Khổ quá thì về mẹ nuôi được sáng tác bởi nhạc sĩ Phát Huy T4 (tên thật là Trương Đan Huy, sinh năm 2004 tại Quảng Ngãi), do ca sĩ Noo Phước Thịnh trình bày, là video music đầu tiên được Gala Nhạc Việt chọn ra mắt trên YouTube tối 7.1. Các tiết mục khác của chương trình sẽ chính thức trình làng từ 19 giờ ngày 22.1. Tiết mục Khổ quá thì về mẹ nuôi được dàn dựng mộc mạc, đơn giản với phần xuất hiện chính của Noo Phước Thịnh trên sân khấu cùng sự phụ diễn của nhạc sĩ Phát Huy T4 và vũ đoàn Bước Nhảy. Bài hát mang tiết tấu nhanh, với lời ca thể hiện tâm trạng của một người con đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi giữa guồng quay công việc nơi thành phố xa hoa. Người con chỉ khao khát được trở về quê hương, nơi có cha mẹ đợi chờ và những điều bình dị, thân thuộc nhất. Phần kết của bài hát là lời nhắn nhủ từ người mẹ: không cần con mang tiền về, chỉ cần cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy bên nhau.Noo Phước Thịnh chia sẻ, anh đã gắn bó với Gala Nhạc Việt hơn 10 năm, thể hiện nhiều thể loại ca khúc khác nhau, đặc biệt là những bài hát về mùa xuân đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. "Tôi đã thể hiện quá nhiều ca khúc xuân trước đây, nên chưa biết phải làm gì hay hát gì để tạo sự mới mẻ. Việc tìm một bài hát khiến tôi đặc biệt yêu thích cũng không hề dễ dàng. Nhưng rồi mọi thứ như một cái duyên, khi đến phút 90, tôi đã tìm thấy Khổ quá thì về mẹ nuôi, và vừa nghe qua bản demo, tôi đã khóc. Bài hát chạm đến cảm xúc của tôi rất nhiều", anh nói.Qua ca khúc, nam ca sĩ muốn gửi gắm thông điệp đến mọi người: "Tết này, hãy trở về bên gia đình, bởi dù cuộc sống có mệt mỏi và áp lực đến đâu, nhà vẫn luôn là nơi ấm áp nhất!"."Tôi hy vọng bài hát này, với giai điệu sâu lắng, sẽ chạm được đến trái tim của những ai đang băn khoăn giữa việc tiếp tục gồng gánh áp lực ở thành phố hay buông bỏ tất cả để trở về với gia đình...", Noo Phước Thịnh thổ lộ. Nam ca sĩ cũng bày tỏ rằng mỗi dịp xuân về, anh đều mong muốn được góp mặt trong một chương trình nghệ thuật hoành tráng để gặp gỡ và mang đến cho khán giả một mùa xuân tràn đầy niềm vui và hy vọng. Về những kế hoạch trong năm mới 2025, Noo Phước Thịnh không hứa hẹn nhiều mà chỉ tiết lộ sẽ có nhiều điều thú vị. Điều anh mong lúc này là khán giả sẽ ủng hộ "phát pháo" đầu tiên trong năm của anh với ca khúc Khổ quá thì về mẹ nuôi tại Gala Nhạc Việt.
Lãnh đạo, người nhà ngân hàng SeAbank, Hoàng Anh Gia Lai gom mua cổ phiếu
Là tân binh của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đối thủ không thể bị xem thường. Bởi thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chính là đội đã quật ngã đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi trên chấm luân ở trận play-off vòng loại phía bắc, nhờ vậy tạo ra cú sốc lớn nhất ở giải năm nay tính đến thời điểm này. Trong tay HLV Nguyễn Công Thành là những cầu thủ từng ăn tập chuyên nghiệp. Đơn cử có Ngân Như Dũng, tiền vệ từng ăn tập ở các cấp U.15, U.17 và U.19 Thanh Hóa, là đồng đội của sao trẻ Nguyễn Ngọc Mỹ, người đang khoác áo CLB Thanh Hóa góp mặt tại V-League. Ngoài ra, còn có Hà Lâm Thành, Hà Văn Minh, Ngân Hoàng Phúc đều giàu kinh nghiệm nhờ quãng thời gian ăn tập chuyên nghiệp.Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tinh thần đoàn kết cùng lối chơi tập thể, chứ không phải đẳng cấp riêng lẻ của từng cá nhân. Sự gắn kết nhịp nhàng, đặc biệt trong khâu phòng ngự chính là yếu tố giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa có trận hòa với tỷ số 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến trong ngày ra quân (diễn ra lúc 15 giờ 30 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng). Thậm chí nếu may mắn hơn, đại diện miền Trung đã có thể lấy trọn 3 điểm để dẫn đầu bảng B.Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nhập cuộc thận trọng, với hàng thủ lùi sâu. HLV Nguyễn Công Thành yêu cầu học trò đá chậm, chắc, thăm dò sức mạnh đối thủ, vừa chơi vừa nhận định Trường ĐH Văn Hiến mạnh ở vị trí nào, có xu hướng tấn công vào đâu. HLV đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa khẳng định: "Lần đầu dự giải, chúng tôi chưa biết thực tế khi thi đấu với đối thủ ra sao. Chúng tôi đã nghiên cứu đối thủ, nhưng chỉ vậy là chưa đủ để hiểu Trường ĐH Văn Hiến sẽ đá thế nào. Do đó, cả đội phải đá thận trọng và thăm dò tình hình, rồi tính toán lối chơi dựa trên thực tế. Phòng ngự chắc chắn rồi tận dụng cơ hội tốt nhất có thể"."Khối kim cương" phòng ngự của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa từng khiến hàng công cực mạnh của Trường ĐH Thủy lợi... chào thua. Và kịch bản tương tự diễn ra với Trường ĐH Văn Hiến, khi đại diện TP.HCM tấn công liên tục, dồn lên ép sân tìm bàn thắng nhưng không tìm được đường vào cầu môn của Thatsaphone Xaiyasone. Như Dũng cùng đồng đội bọc lót kín kẽ, lớp lang, không mở ra khe hở dù là nhỏ nhất để đối thủ lọt qua. Tấn công tốt có thể mang về chiến thắng trong một trận, nhưng phòng ngự tốt mới là chìa khóa mở ra thành công cả giải. Tuy nhiên, tìm ra đội phòng ngự hiệu quả ở sân chơi sinh viên, với các cầu thủ không thường xuyên tập luyện cùng nhau không phải chuyện đơn giản.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đội hiếm hoi sở hữu tấm khiên vững chãi này. Càng về cuối trận, trong khi đối thủ Trường ĐH Văn Hiến đuối sức, các học trò HLV Nguyễn Công Thành lại càng khỏe hơn, tấn công mạch lạc và sắc sảo để mở ra cơ hội."Chúng tôi đánh giá rất cao đội Trường ĐH Văn Hiến, nhưng chúng tôi cũng có ưu thế riêng và chuẩn bị tốt. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã lựa chọn thời điểm gây áp lực. Đáng tiếc là trong quãng thời gian tạo ra cơ hội, cầu thủ lại không tận dụng được", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá. "Có những cầu thủ từng ăn tập, sau đó nghỉ chuyên nghiệp để về đi học. Họ là nòng cốt của đội. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những sinh viên dù không ăn tập chuyên nghiệp, nhưng có kinh nghiệm đá sân 7. Song, bóng đá là môn chơi tập thể. Sức mạnh tập thể mới là chìa khóa chiến thắng. Chúng tôi gặp bất lợi về thời tiết, bởi ở miền Bắc lạnh, còn trong TP.HCM lại nóng. Do đó, đội vào từ ngày 26.2 để làm quen. Đến hôm nay, các cầu thủ đã thích nghi được. Dù còn những tình huống hậu vệ đỡ bóng chưa chuẩn, hay cầu thủ tuyến trên xử lý chưa tròn trịa, tuy nhiên khó đòi hỏi hơn ở các cầu thủ sinh viên vốn không có nhiều thời gian tập luyện thường xuyên. Cả đội sẽ nỗ lực chuẩn bị cho những trận tới". Ở lượt đấu thứ hai bảng B diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 3.3, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chạm trán Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM.