Anh hùng Điện Biên Phủ: Ngày chiến thắng
Khoảng 23 giờ 45 ngày 5.3, cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra nhà hàng G.Đ.M. (ở đường Nam Quốc Cang, phường Phạm Ngũ Lão). Tại đây, tổ công tác phát hiện quán có hành vi kinh doanh, cho khách nước ngoài sử dụng bóng cười và nghi vấn một số trường hợp nghi sử dụng ma túy.Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng thu giữ 9 bình khí loại 6 kg không rõ nguồn gốc, nghi chứa N2O (khí cười), cùng 15 bình khí không rõ nguồn gốc loại mini 3 lít (dạng khí cười mới, nhỏ gọn với nhiều hương vị trái cây - PV).Sau khi lục soát nhiều khu vực và qua nhiều lớp ngụy trang, lực lượng công an phát hiện một bình khí 6 kg và một bình mini được khách sử dụng trực tiếp tại quầy bar; số còn lại được cất giấu trong kho hàngTổ công tác cũng kiểm tra nhanh ma túy đối với hơn 10 khách hàng và nhân viên tại quán, kết quả có 2 người (1 nam, 1 nữ) nghi dương tính với ma túy.Khoảng 0 giờ 30 ngày 6.3, tổ công tác tiếp tục kiểm tra nhà hàng S. (phường Phạm Ngũ Lão). Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ thêm 4 bình khí loại 6 kg không rõ nguồn gốc, nghi là khí cười.Sau khi lập biên bản và thu giữ toàn bộ số tang vật, lực lượng chức năng cũng kiểm tra ma túy đối với nhân viên quán và không phát hiện trường hợp dương tính.Hiện, các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.Đường xuống cấp
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày như bước đầu tiên hướng tới một giải pháp rộng rãi hơn cho cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 3 năm qua.Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Trump hôm 18.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối ngừng bắn hoàn toàn, nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào như thế sẽ phụ thuộc vào việc phương Tây ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tạm dừng tấn công vào các mục tiêu năng lượng của Ukraine trong 30 ngày. Ông Zelensky đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn nhắm vào cơ sở năng lượng được đề xuất nhưng cho hay ông cần thêm "chi tiết" từ Mỹ.Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin hôm 18.3, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff nói với Kênh Fox News rằng các cuộc đàm phán với Nga về xung đột Nga- Ukraine sẽ diễn ra tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út vào ngày 23.3.Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau cuộc điện đàm nói trên, tiếng nổ xuất hiện và còi báo động không kích hú lên ở Ukraine, theo AFP.Tổng thống Zelensky hôm nay 19.3 nói rằng "đã có những cuộc tấn công, cụ thể là vào cơ sở hạ tầng dân sự", trong đó có một bệnh viện ở tỉnh Sumy của Ukraine. "Những cuộc tấn công ban đêm kiểu này của Nga đã phá hủy ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng và cuộc sống bình thường của người dân Ukraine. Hôm nay, ông Putin đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn", ông Zelensky nói.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc mới của Ukraine.Ông Zelensky đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn hoàn toàn trong các cuộc đàm phán tại Ả Rập Xê Út trong tuần trước, và chỉ trích Nga không sẵn sàng trong việc đạt được thỏa thuận. "Họ chưa sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến này, và chúng tôi có thể thấy điều đó", ông Zelensky nhấn mạnh.Mặt khác, ông Zelensky đã tuyên bố quân đội Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu ở tỉnh Kursk của Nga "miễn là chúng tôi cần", sau nhiều ngày Nga tiến quân mạnh vào khu vực bị lực lượng của Kyiv kiểm soát một phần vào năm ngoái.Trong khi đó, Reuters hôm nay đưa tin chính quyền vùng Krasnodar thuộc Nga cáo buộc rằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra đám cháy nhỏ tại một kho dầu gần làng Kavkazskaya. Không có ai bị thương trong vụ cháy lan rộng trên diện tích 20 m2, nhưng 30 nhân viên đã được sơ tán, theo chính quyền khu vực thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram.Phía Ukraine chưa bình luận thông tin Nga đưa ra.
Nhà thơ Nhiên Đăng nhận giải nhất cuộc thi Thơ hay Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
Chồng di chúc hết tài sản cho con, vợ có được hưởng thừa kế?
Thời gian vừa qua, thông tin hàng trăm sinh viên sư phạm của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn nhận được số tiền lớn từ nhà trường sau thời gian dài chờ đợi theo Nghị định 116/2020 nhận được nhiều sự chú ý. Sinh viên sư phạm hiện được đào tạo theo 3 diện, gồm diện đào tạo theo nhu cầu xã hội; diện đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu; diện tự do, không đăng ký hưởng chính sách. Trong đó, sinh viên thuộc hai diện đầu tiên được hưởng chính sách miễn học phí và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng, mỗi năm học không quá 10 tháng.Nhiều sinh viên bày tỏ sự vui mừng vì nhận được số tiền lớn vào những ngày cận tết. Số tiền này sẽ được các bạn sử dụng vào những kế hoạch cá nhân cũng như phần thưởng cho quá trình học tập chăm chỉ của các bạn trên giảng đường đại học. Theo quy định của Nghị định 116/2020, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách sẽ phải bồi hoàn kinh phí nếu không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm tốt nghiệp; không công tác đủ thời gian tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng. Sinh viên chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học cũng phải hoàn trả kinh phí.