Xúc động cảnh chồng chăm vợ bị xuất huyết não
Theo dự báo của một số công ty chăn nuôi, giá heo giảm nhẹ mấy ngày qua do cả nước nghỉ lễ và giao dịch chậm lại, bình quân cả nước hiện ở mức 61.700 đồng/kg. Dự báo sau kỳ nghỉ giá heo hơi có thể tăng trở lại.Ngang nhiên đổ xà bần, rác thải trong khu dân cư
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Quán súp cua mắc nhất gần 100.000 đồng/tô ở TP.HCM: Khách mê suốt 30 năm, vì sao?
Từ ngày 19.4 đến 17.5, ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch HĐQT SHB đã bắt đầu mua hơn 100,2 triệu cổ phiếu SHB, dự kiến nâng sở hữu lên 101,1 triệu cổ phiếu, tương ứng với 2,79% vốn. Nếu giao dịch thành công, ông Vinh sẽ là người có tỷ lệ sở hữu cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Giá trị lượng cổ phần của ông Vinh ước tính ở mức hơn 1.160 tỉ đồng theo thị giá.
Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn có sự tham dự của ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cùng đại diện các sở, ngành.Theo lịch sử hình thành phát triển của Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay ghi lại thì trường được khởi công xây dựng vào năm 1874 và hoàn thành vào năm 1877. Lúc đầu, Trường THPT Lê Quý Đôn có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), sau đó được đổi thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Sau năm 1954, trường được đổi tên là Jean Jacques Rousseau. Đến 1970, trường trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.Sau năm 1975, trường được tách thành hai khu dành cho học sinh cấp 2 (Trường THCS Lê Quý Đôn) và khu dành cho học sinh cấp 3 (Trường THPT Lê Quý Đôn). Vào tháng 8 năm 1977, UBND TP.HCM ký quyết định thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn.Ngôi trường trung học cổ nhất Sài Gòn thu hút nhiều học sinh ưu tú, nhân sĩ, trí thức yêu nước như: Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, học giả văn hóa Vương Hồng Sển, GS sử học Trần Văn Giàu, GS - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...Hiện Trường THPT Lê Quý Đôn được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (mức độ cao nhất trong thang đánh giá trường đạt chuẩn quốc gia) và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 (cấp độ cao nhất trong thang đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo). Từ năm học 2006-2007, Trường THPT Lê Quý Đôn là trường đầu tiên tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế.Tại lễ kỷ niệm, bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, chia sẻ sự đồng lòng hợp lực của toàn thể thầy và trò Trường THPT Lê Quý Đôn chính là nền tảng vững chắc cho tương lai phát triển của ngôi trường, đào tạo ra những thế hệ học sinh tự tin, năng động, sáng tạo, sẵn sàng vươn ra biển lớn, hội nhập năm châu, cũng đồng thời là thế hệ trẻ tương lai của TP."Thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM qua các thời kỳ vì sự quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi khẳng định chất lượng giáo dục của mình qua các chiến lược đổi mới, sáng tạo, hợp tác và hội nhập quốc tế", Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ.Ghi nhận những đóng góp nổi bật của ngôi trường 150 tuổi, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập mang ý nghĩa, dấu ấn đặc biệt bởi không chỉ đánh dấu quãng đường lịch sử 150 năm của một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố mà còn khích lệ nhà trường trong hành trình tiên phong đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế.Từ ngôi trường này, biết bao thế hệ học sinh đã ghi danh mình vào lịch sử với tinh thần yêu nước, hiếu học, dám dấn thân, sáng tạo với niềm đam mê cháy bỏng.Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy phát biểu: "Với sức sống bền bỉ 150 năm và nội lực hiện tại, tôi mong nhà trường tiếp tục đoàn kết, đồng lòng với tinh thần đổi mới giáo dục, thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhằm tiếp tục khẳng định mạnh mẽ học hiệu, từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc đối với phụ huynh và xã hội, xa hơn nữa là trong khu vực và quốc tế".Riêng đối với học sinh, lãnh đạo TP.HCM, nhắn gửi: "Trong môi trường giáo dục thuận lợi như Trường THPT Lê Quý Đôn, các em hãy cố gắng tự tạo cho mình những thử thách riêng, tìm ra phương pháp tự học riêng và kiên trì thực hiện bằng kỷ luật riêng của mình. Chính các em là thế hệ tiếp nối những truyền thống rực rỡ của nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP".Nhân dịp ngôi trường kỷ niệm 150 năm tuổi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã quyết định trao tặng Cờ truyền thống của UBND TP cho Trường THPT Lê Quý Đôn vì có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển.
Thủ Đức yêu cầu Công ty Hiệp Phú Land chấp hành quyết định xử phạt
Cô gái có tên Hương, sinh năm 2007, sở hữu gương mặt thanh tú với đường nét hài hòa cùng chiều cao ấn tượng trên 1,7 m. Với ngoại hình nổi bật, nhiều người nhận xét Hương hoàn toàn có thể tham gia một cuộc thi nhan sắc. Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 Nông Thúy Hằng không giấu được vẻ thích thú khi nói về em chồng tương lai.Cô chia sẻ rằng cả hai có mối quan hệ rất tốt ngay từ lần đầu gặp mặt, đặc biệt có chung sở thích là theo dõi các hoạt động thời trang và đặc biệt là các hoạt động trong thế giới showbiz. Cô còn cho rằng Hương dường như cũng rất yêu quý chị dâu tương lai.Giản dị so với nhiều người đẹp trong giới giải trí, Nông Thúy Hằng được biết đến là một người thân thiện, dễ gần. Cô tự nhận mình là người chị tâm lý, biết chiều em. Sự thân thiện, cởi mở của cả hai khiến mối quan hệ chung ngày càng gắn bó. Nông Thúy Hằng đang tận hưởng tình yêu viên mãn bên bạn trai doanh nhân hơn cô 8 tuổi - cũng là mối tình đầu của cô. Người đẹp dân tộc Tày sinh năm 1999 tại Hà Giang từng là học sinh giỏi suốt 12 năm liền và đoạt giải ba cuộc thi học sinh giỏi môn văn cấp quốc gia.Chia sẻ với phóng viên, Nông Thúy Hằng cho biết: "Tôi nghĩ rằng mình đã gặp được người phù hợp. Tình yêu với tôi là sự đồng hành, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau nhưng không đánh mất bản thân. Ông xã tương lai của tôi là người trân trọng văn hóa truyền thống, bản lĩnh, thấu hiểu và yêu thương tôi".