HLV Kim Sang-sik 'săn đầu người', vừa mừng vừa lo
Vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh vẫn là tâm điểm của dư luận suốt những giờ qua sau phán quyết sơ thẩm của TAND TP.HCM xác định bà Hồng Loan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý và những xung đột gia đình vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi Hồng Loan đã tuyên bố sẽ kháng cáo, trong khi mẹ con Hồng Phượng cũng đưa ra động thái đáng chú ý. Sau chiến tích vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đã có buổi trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên với nhiều chia sẻ đầy bất ngờ về hành trình đáng nhớ này. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến Xuân Son - ngôi sao sáng nhất của đội bóng cũng như những trải lòng về mong muốn giản dị, gần gũi đến người hâm mộTrong khi đó, tình trạng bạo lực đường phố ngày càng gia tăng, khi những va chạm nhỏ trên đường có thể trở thành "mồi lửa" cho những cuộc ẩu đả một cách công khai, thậm chí ngày càng nhiều vụ có cả nữ giới tham gia gây xôn xao dư luận. Đã có nhiều trường hợp bị xử lý, bắt khẩn cấp hoặc khởi tố hình sự. Chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng báo động này.Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên.Tài xế xe container đánh lái 'thần sầu', tránh xe máy điện sang đường ẩu
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Nghỉ lễ, nhiều người trẻ đi tình nguyện để có những ngày đáng nhớ
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.
Các chuyên gia khí tượng thủy văn lưu ý, đây là trận mưa trái mùa do các đám mây giông nhiệt gây ra với lượng nhỏ và diện hẹp. Việc mưa xuất hiện như vậy càng làm cho không khí thêm oi bức khó chịu, chưa thể giải nhiệt.
Cristiano Ronaldo bất ngờ lên tiếng giữa tin đồn chuyển nhượng
Ngày 17.3, Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ cho biết đang xin ý kiến tham vấn đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (KCN Dốc Đá Trắng).Dự án KCN Dốc Đá Trắng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 18.3.2024, chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỉ đồng, quy mô khoảng 288 ha (trong đó 242 ha tại xã Vạn Hưng, H.Vạn Ninh và 46 ha tại xã Ninh Thọ, TX.Ninh Hòa).Theo chủ đầu tư, hiện trạng sử dụng đất của dự án gồm đất rừng sản xuất (không phải rừng tự nhiên, nằm ngoài quy hoạch của đất 3 loại rừng) với hơn 101 ha; cùng hơn 61 ha đất trồng cây lâu năm; hơn 16 ha đất nuôi trồng thủy sản; khoảng 33 ha đất trồng cây hàng năm; hơn 7 ha đất làm muối và các loại đất khác.Trong đó, đất rừng sản xuất chủ yếu trồng cây keo, bạch đàn, quế. Việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất công nghiệp sẽ làm giảm diện tích rừng cũng như thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi môi trường gây ảnh đến cảnh quan môi trường và khí hậu khu vực.Công ty CP Phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ cũng thông tin sẽ dành khoảng 280 tỉ đồng (bao gồm chi phí cải tạo và phát triển đất trồng lúa cho dự án, chi phí trồng rừng thay thế) để giảm nhẹ tác động đến sinh kế người dân, giảm tác động về an ninh lương thực cũng như tác động về mặt an toàn trật tự xã hội. Hiện toàn bộ diện tích rừng sản xuất đã được HĐND tỉnh Khánh Hòa đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án. Chủ dự án đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế và được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xác nhận.Ngoài ra, trong khu vực thực hiện dự án có khoảng 58 hộ dân đang sinh sống và nhà ở phần lớn là nhà cấp 4 với diện tích khoảng 8,4 ha. Quỹ đất tái định cư để bố trí cho các hộ, gia đình cá nhân bị thu hồi đất đã được xác định trong Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 KCN Dốc Đá Trắng.