PGBank tăng vốn điều lệ thêm 800 tỉ đồng
Ngày 24.1, Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) đang điều tra, làm rõ vụ cháy xe tải trên đường Đặng Công Bỉnh (xã Xuân Thới Thương).Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ cùng ngày, xe tải mang biển số tỉnh Đồng Nai, chạy đường Đặng Công Bỉnh (H.Hóc Môn, TP.HCM) hướng ra đường Nguyễn Văn Bứa thì bất ngờ bên trong thùng xe tải phát hỏa, bốc cháy ngùn ngụt.Lúc này, tài xế xuống xe cùng người dân dùng xô chậu múc nước ở kênh gần đó cũng như kéo vòi nước máy chữa cháy. Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Hóc Môn sau đó cũng đến hiện trường nhưng đám cháy đã được người dân dập tắt. Vụ cháy khiến thùng xe tải bị hư hỏng. Theo tài xế, trên thùng xe đang chở nhiều bao rác, đám cháy xuất phát từ các bao rác trên. Hiện nguyên nhân vụ cháy xe tải trên đường Đặng Công Bỉnh (H.Hóc Môn) đang được công an làm rõ.Nợ 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỉ đồng, làm sao biết có nợ xấu hay không?
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Nhiều người Việt đến New Zealand học ngành phi công, vì sao?
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Chiều 30.12, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Sơn (62 tuổi, cựu Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè) mức án 15 năm tù, Nguyễn Phương Anh (38 tuổi, cựu kế toán trưởng) 13 năm tù, Huỳnh Thị Phương Uyên 9 năm tù và Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm 8 năm tù về cùng tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng.Liên quan vụ án, bị cáo Phạm Thị Hà (cựu Trưởng ban Kiểm soát Quỹ tín dụng) bị phạt 7 năm tù, Phạm Văn Đứng (cựu Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng) lãnh 6 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho Quỹ tín dụng nhân dân Nhà Bè số tiền hơn 37 tỉ đồng.Theo cáo trạng, trong thời gian từ tháng 12.2014 - 10.2018, bị cáo Trần Ngọc Sơn là Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè, Sơn là người ký duyệt cho các khách hàng vay, nhận thế chấp các bất động sản làm tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, Sơn đã tự ý chỉ đạo cho giải chấp hết các hồ sơ tài sản đảm bảo của 42 hồ sơ vay.Các tài sản này hiện đã bị sang tên cho các cá nhân khác, dẫn đến 42 khoản vay hiện không còn tài sản đảm bảo và đang bị dư nợ số tiền hơn 16 tỉ đồng không thu hồi được.Cơ quan điều tra xác định, bị cáo Nguyễn Phương Anh biết rõ việc các hợp đồng chưa được thanh lý nhưng Sơn đã bàn giao các tài sản đảm bảo cho khách hàng, đồng thời làm âm quỹ tiền mặt trong hoạt động tín dụng, nhưng Phương Anh đã không báo cáo cho HĐQT hoặc tố giác vụ việc. Ngoài ra, bị cáo còn lập các báo cáo tài chính khống, thể hiện tình hình kinh doanh có lợi nhuận nhằm tạo điều kiện cho Sơn thực hiện hành vi phạm tội.Đối với bị cáo Phương Uyên, cáo trạng cáo buộc không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cố ý vi phạm quy chế về quản lý tài sản thế chấp khi trả tài sản đảm bảo mà hợp đồng chưa thanh lý; ký các chứng từ thu, chi và hồ sơ kế toán khống để che đậy sai phạm, giúp Trần Ngọc Sơn thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo Uyên đã xuất tài sản đảm bảo của 17/42 hồ sơ vay, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè số tiền hơn 5,7 tỉ đồng.Tương tự, bị cáo Ngọc Diễm đã xuất tài sản đảm bảo của 14/42 hồ sơ vay cho ông Sơn, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè số tiền hơn 4,8 tỉ đồng.Theo cơ quan điều tra, bị cáo Đứng và Hà không thực hiện đúng chức trách giám sát và kiểm tra, dẫn đến không kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè.Quá trình xét hỏi công khai tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, xâm phạm đến tính đúng đắn trong hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng, gây mất uy tín, làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, của người dân...
PGS-TS-NGND Huỳnh Văn Hoàng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, qua đời
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.