Ly kỳ chiếc hộp cổ thời nhà Minh bán với giá 358.000 USD
Trước ngày đón Xuân Son trở về, vợ và con của anh đã dọn dẹp, cùng nhau trang trí lại nhà cửa theo chủ đề tết. Đã 5 năm kể từ khi chuyển đến Việt Nam thi đấu nhưng đây là cái Tết Nguyên đán đầu tiên mà Xuân Son đón với tư cách là người Việt Nam. Một tin vui ngày cuối năm âm lịch với Xuân Son là anh đã có lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội tháng 12.2024 (theo thống kê của chuyên trang BuzzMetrics) nhờ màn trình diễn chói sáng ở AFF Cup 2024. Anh đứng thứ 4 trong danh sách này. Con số này là minh chứng cho sức "nóng" mà Xuân Son đã tạo ra và mức độ yêu mến của người hâm mộ dành cho anh.Trước giờ ra viện, Xuân Son chia sẻ những hình ảnh tích cực trên trang cá nhân. Anh xuất hiện với hình ảnh tươi vui và vẫn tiếp tục tập các bài phục hồi sau phẫu thuật. Cả Xuân Son và vợ là chị Marcele đều rất hào hứng đón năm mới Ất Tỵ dù nam tiền đạo chắc chắn sẽ gặp bất tiện trong việc đi lại ít nhiều vì chấn thương. Đón tết ở nhà, Xuân Son cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ cũng như hạn chế tăng cân quá đà vì không thể tập luyện như bình thường.Theo BS-CKII Vũ Tú Nam, trưởng khoa Phẫu Thuật Nội soi khớp & Y học Thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, ca phẫu thuật của Xuân Son đòi hỏi sự hoàn thiện và tính cá thể hoá trong từng khâu. Chấn thương của Xuân Son không chỉ là gãy đơn giản mà là gãy thân xương phức tạp, có mảnh rời lớn 7cm và nguy cơ các đường nứt tách thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Việc kết hợp xương với kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình lành xương tự nhiên và các cấu trúc lành xung quanh.Thách thức lớn nhất là tính toán chi tiết tất cả các bước, từ loại đinh, kích thước đinh, vị trí đinh, đến kỹ thuật nắn chỉnh qua da mà không cần mở đến vịt gãy. Nhờ sự hợp tác giữa các phòng ban cùng công nghệ mô phỏng, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công.ThS.BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc Điều hành Motion lab kiêm Bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, cho biết, việc khi nào Xuân Son có thể quay lại tập luyện phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có thời gian và quá trình hồi phục. Tối thiểu, Xuân Son có thể tập luyện cường độ cao sau 6 tháng, nhưng trung bình phải mất đến 9 tháng để trở lại sân bóng chính thức.BS Hồ Ngọc Minh đánh giá rằng với chấn thương này, Xuân Son có đủ khả năng lấy lại phong độ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, vận động viên và ban huấn luyện. Thành tựu trước đây đã minh chứng: nhiều vận động viên như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều đã quay lại đỉnh cao sau các chấn thương nặng. Điều này tăng cường niềm tin về sự phục hồi thành công cho Xuân Son.Xuân Son nhận được sự hỗ trợ từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), CLB, Bệnh viện Vinmec cũng như nguồn động viên, quan tâm lớn từ người hâm mộ trong quá trình hồi phục. Các nguồn lực tài chính, kỹ thuật và tâm lý đều được huy động để đảm bảo anh có thể quay lại thi đấu trong điều kiện tốt nhất.Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng rằng Xuân Son sẽ lại vượt qua tất cả thách thức, phục hồi ngoạn mục và tiếp tục toả sáng trên sân cỏ trong tương lai.Game thủ trải nghiệm Predator Fest lần đầu tổ chức tại Hà Nội
Chiều 9.1, tại trụ sở TAND Q.Tân Phú, TAND TP.HCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định về việc điều động và bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Duy (44 tuổi, Chánh văn phòng TAND TP.HCM) giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú. Theo quyết định, nhiệm kỳ giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú của ông Phạm Ngọc Duy là 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho biết nhiệm vụ của tân chánh án trong giai đoạn này là hết sức nặng nề, trên tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ, bảo vệ nhà nước pháp quyền, cần bám chắc các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, các quy định, các tiêu chí của nghành, tiếp tục rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Chánh án Lê Thanh Phong cũng gửi gắm tân chánh án cùng tập thể cán bộ, công chức và người lao động tại TAND Q.Tân Phú đoàn kết, gắn bó để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả mà những năm qua TAND Q.Tân Phú đã đạt được.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Chánh án TAND Q.Tân Phú Phạm Ngọc Duy cảm ơn Ban cán sự Đảng TAND TP.HCM, Quận ủy Q.Tân Phú đã tin tưởng giao nhiệm vụ về địa phương.Ông Duy xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo và xin hứa cùng tập thể cán bộ, công chức TAND Q.Tân Phú đoàn kết, thống nhất, đồng lòng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.Đồng thời ông Phạm Ngọc Duy cũng cam kết sẽ hết mình, tận lực, tận tâm cũng như tinh thần của người thẩm phán là liêm khiết, chí công, vô tư để phụng sự nhân dân.Cũng trong chiều nay, TAND TP.HCM làm lễ công bố và trao quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng Tân (Chánh án Q.3, TP.HCM) giữ chức vụ Chánh văn phòng TAND TP.HCM.
Qualcomm công bố nền tảng Snapdragon 8s Gen 3
Chiều 8.3, UBND H.Đăk Hà (Kon Tum) đã khai mạc lễ hội "Đăk Hà ngày mùa". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập huyện (24.3.1994 - 24.3.2024).
Tối 13.2, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Công an Q.1 (TP.HCM) đã làm rõ sự thật clip người phụ nữ ôm con khóc, cầu cứu cộng đồng mạng, nhà hảo tâm vì cho rằng bị dàn cảnh móc túi ở Bệnh viện Nhi Đồng 2.Cùng ngày, công an đã di lý người phụ nữ đăng thông tin sai sự thật nhằm trục lợi nói trên, từ tỉnh Đắk Lắk về TP.HCM để xử lý về hành vi lợi dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin sai sự thật.Theo cơ quan điều tra, hôm 10.2, mạng xã hội lan truyền clip người phụ nữ ôm con, khóc trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 (P.Bến Nghé).Theo nội dung, rạng sáng 10.2, chị dẫn con từ quê lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 để khám bệnh. Khi ngồi chờ xe ngoài cổng thì có 2 người đến hỏi đường, đưa điện thoại cho chị nhìn vào điện thoại rồi chị không biết gì nữa và bị móc túi mất 9,5 triệu đồng, còn điện thoại để trong bịch tã nên không bị mất. Do không còn tiền khám bệnh cho con nên người này cầu cứu cộng đồng mạng, nhà hảo tâm giúp đỡ.Tiếp nhận thông tin, Công an Q.1 chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp Công an P.Bến Nghé và Bệnh viện Nhi Đồng 2 vào cuộc xác minh.Hình ảnh camera cho thấy, lúc 4 giờ 37 phút ngày 10.2, người phụ nữ bế đứa trẻ từ cổng số 4 vào bệnh viện. Đến 6 giờ 18 phút, người này đi bộ qua đường ăn sáng rồi vào lại bệnh viện ở khu vực sảnh trước.Đến 6 giờ 49 phút thì người này bế đứa trẻ ra khu vực cổng bệnh viện, mở điện thoại livestream, sau đó dẫn đứa trẻ vào bên trong khám. đĐến 12 giờ 37 phút thì cả 2 đi qua đường ăn trưa. Khoảng 1 tiếng sau thì cả 2 quay lại bệnh viện. Trong suốt quá trình nói trên, công an phát hiện không có ai tiếp xúc với người phụ nữ như clip đã chia sẻ. Đến 14 giờ 8 phút, người phụ nữ cùng đứa trẻ ra cổng số 5 và đặt xe công nghệ biển số tỉnh Tiền Giang chở đến Bến xe An Sương. Sau đó, người phụ nữ thanh toán bằng chuyển khoản rồi đi đâu không rõ.Qua xác minh tài khoản ngân hàng, công an phát hiện tài khoản tên Ho Thi Xuan, chủ tài khoản là người phụ nữ tên Hồ Thị Xuân (38 tuổi, quê huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), tuy nhiên thực tế người này không cư trú tại nơi có hộ khẩu này, đi đâu không rõ.Ngày 12.2, Công an Q.1 cử lực lượng đến huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) phối hợp xác minh, phát hiện chị Hồ Thị Xuân cư ngụ tại thôn 4 (xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk).Làm việc với cơ quan công an, chị Xuân thừa nhận thông tin chia sẻ bị móc túi như clip là sai sự thật. Nguyên nhân mà chị Xuân có hành động nói trên là do vô ý làm mất 9,5 triệu đồng trong lúc di chuyển từ Bến xe Miền Đông đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục đích mà chị Xuân đăng đoạn clip là muốn xin hỗ trợ, quyên góp từ cộng đồng mạng, nhà hảo tâm để có tiền khám bệnh cho con và mua vé xe về quê.Số tiền mọi người quyên góp được chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên Ho Thi Xuan là 28,3 triệu đồng. Chị Xuân đã thanh toán viện phí 977.000 đồng, trả tiền xe ôm 150.000 đồng và trong tài khoản hiện còn là 27,3 triệu đồng. Chị Xuân đã tự nguyện xóa đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội. Vụ việc hiện đang được Công an Q.1 tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định.Theo công an, thời gian qua, cơ quan chức năng ghi nhận xuất hiện tình trạng lợi dụng mạng xã hội, đăng bài viết kêu gọi quyên góp cho các bệnh nhân, người có hoàn cảnh khó khăn nhằm trục lợi. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cần xử lý nghiêm.
Nghệ sĩ Ngân Quỳnh tiết lộ kỷ vật hôn nhân gắn với thời khó khăn
Liên hoan có sự tham gia của 16 đội với tổng số 1.080 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP.Kon Tum. Trong đó, 314 em tham gia đội cồng chiêng, 485 em thuộc đội múa xoang và 281 em tham gia trình diễn trang phục dân tộc thiểu số.Đây là một trong những hoạt động của ngành giáo dục TP.Kon Tum nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum.Tham gia trình diễn trang phục truyền thống, em Y Việt Kinh (học sinh lớp 9 Trường THCS Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum) cho biết, đây là lần thứ 2 em tham gia liên hoan cồng chiêng, xoang do Phòng GD-ĐT tổ chức. Đến với liên hoan, em rất vui khi được giới thiệu đến bạn bè bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thông qua chương trình, em càng thêm yêu những giá trị văn hóa mà cha ông đã truyền lại.Tương tự, em A Dũng (học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum) cho biết đây là lần đầu tiên em cùng đội cồng chiêng của trường tham gia liên hoan. Với vị trí đánh trống và là điểm nhấn của cả đội, em cảm thấy khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi những âm thanh hào hùng, trầm bổng từ bộ chiêng vang lên, em cũng lấy lại bình tĩnh và bắt đầu biểu diễn với những vũ điệu truyền thống cuồng nhiệt."Đến với liên hoan, được biểu diễn điệu chiêng, điệu nhảy truyền thống của dân tộc mình, em rất vui. Đây cũng là dịp để bạn bè gần xa hiểu hơn về những nét đẹp trong trang phục, điệu nhảy của dân tộc Ba Na chúng em", em A Dũng nói.Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Kon Tum, cho biết liên hoan cồng chiêng, xoang và trình diễn trang phục thổ cẩm là không gian để học sinh càng yêu quý, trân trọng hơn giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, giúp các em có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Hy vọng liên hoan cồng chiêng, xoang sẽ giúp cho thế hệ trẻ nhận thức về vai trò của cồng chiêng, xoang trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là các lễ hội dân gian."Hiện nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện việc mặc trang phục thổ cẩm các dân tộc thiểu số khi đến trường hoặc trong các buổi chào cờ đầu tuần, tại các lễ hội của địa phương... Dạy cho học sinh đánh cồng chiêng, múa xoang là một trong những nội dung thường xuyên, tập luyện ở trường học cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí, các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa... phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường học và từng địa phương" ông Hòa nói.