Trả nghĩa quê hương
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới”Bất chấp nguồn gốc người mẫu, 'Chân dung nàng Lieser' của Gustav Klimt bán 32 triệu USD
Đây là chương trình tài trợ toàn phần dành cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty khởi nghiệp, tận dụng điện toán đám mây tiên tiến và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển các giải pháp mới giúp chống lại biến đổi khí hậu. Năm nay, chương trình mở rộng quy mô với 20 công ty khởi nghiệp toàn cầu được lựa chọn để phát triển các PoC (proof of concept) của họ hoàn toàn miễn phí.Lisbeth Kaufman, Giám đốc phát triển kinh doanh khởi nghiệp công nghệ khí hậu tại AWS, cho biết: "Với những tác động ngày càng gia tăng của khủng hoảng khí hậu, việc hỗ trợ các phương pháp tiếp cận đa dạng để đưa các giải pháp khí hậu mới vào thực tế là điều cấp thiết. Đó là lý do chúng tôi mở rộng chương trình để tiếp nhận nhiều công ty khởi nghiệp hơn. Từ năng lượng nhiệt hạch đến lưới điện thông minh hơn, từ mô hình AI tạo sinh khám phá các loài thực vật có khả năng chống chịu với khí hậu đến thiết bị không người lái dưới biển sâu lập bản đồ đại dương, chúng tôi đã chứng kiến cách điện toán đám mây tiên tiến và AI mở ra những tiềm năng mới cho một tương lai bền vững hơn".Hiện tại, đơn đăng ký Compute for Climate Fellowship năm 2025 đã chính thức được mở cho đến hết ngày 6.4.2025. Các công ty khởi nghiệp, doanh nhân và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ khí hậu trên toàn cầu được khuyến khích gửi đề xuất sử dụng công nghệ điện toán tiên tiến để giải quyết các thách thức liên quan đến giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các công ty khởi nghiệp được chọn tham gia chương trình Compute for Climate Fellowship sẽ nhận được tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, cố vấn chuyên sâu, cùng quyền truy cập vào công nghệ AWS cũng như năng lực nghiên cứu của IRCAI để phát triển POC cho dự án của họ. Năm nay, AWS cam kết cung cấp khoản tín dụng AWS lên tới 4 triệu USD để hỗ trợ xây dựng các POC được lựa chọn thông qua chương trình. Quy trình tuyển chọn sẽ ưu tiên các dự án có thể hoàn thành trong 2 - 3 tháng, có tầm nhìn đột phá, tiềm năng tác động đáng kể đến môi trường, khả năng mở rộng cao và phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.Các công ty khởi nghiệp nộp đơn đăng ký nhưng không được chọn tham gia chương trình sẽ có quyền truy cập vào khoản tín dụng AWS lên đến 5.000 USD thông qua chương trình AWS Activate, cũng như các hội thảo và đào tạo miễn phí về cách sử dụng các dịch vụ điện toán tiên tiến của AWS để xây dựng các giải pháp của họ.
Người Công giáo ở TP.HCM đón lễ Phục sinh, hân hoan mừng Chúa Giêsu sống lại
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
Đoạt giải Sách hay Trung Quốc năm 2020 do Hiệp hội Đánh giá Sách Trung Quốc tổ chức, được Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc bình chọn là "Dự án xuất bản Văn học Thiếu nhi Xuất sắc", được Cục Quản lý Xuất bản và Báo chí Quốc gia đề cử vào 100 ấn phẩm xuất sắc cho thanh thiếu niên trên toàn quốc, Cậu bé đạp gió rẽ sóng có thể nói là tác phẩm nổi bật và nổi tiếng nhất của nhà văn Triệu Lăng.Xoay quanh cậu bé 10 tuổi Tần Hải Tâm - con trai của một người lính hải quân, cuốn sách kể về hành trình hòa nhập với môi trường biển của cậu khi vốn đã quen sống ở đồng bằng, qua gửi gắm bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự hy sinh to lớn của những người cha, người mẹ là lính hải quân.Về tác phẩm này, Triệu Lăng cho biết mình lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là một cậu bé từng đoạt chức quán quân ở một cuộc đua thuyền. Lần phỏng vấn cậu đã cho cô tư liệu về quá trình huấn luyện của các tay đua thuyền thiếu niên, các cuộc thi đua thuyền trong và ngoài nước. Cô cho biết: "Chỉ để chuẩn bị tư liệu thôi tôi đã phải mất thời gian hơn một năm, quả thực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những điều này đều cần thiết, chính nhờ sự chuẩn bị đầy đủ đó mà tôi mới có thể toàn tâm toàn ý tập trung sáng tác, viết nên tác phẩm có chiều sâu và bề dày".Cô cũng nói thêm "Có 2 câu trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng mà tôi rất thích, đó cũng là câu cậu bé đua thuyền đã kể cho tôi khi tôi phỏng vấn cậu. Tôi hỏi cậu bé đã vượt qua khó khăn như thế nào, thì cậu đã đáp: 'Đạp hết sóng gió trên đường đi, bất kể là trong học tập hay cuộc sống, con đều có thể làm được'. Hai câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, khi sáng tác, tôi cũng hy vọng truyền tải được tinh thần lạc quan, tích cực, giàu cảm hứng cho độc giả".Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng này, thời gian qua, Chibooks cũng đã giới thiệu đến độc giả tiểu thuyết Mùa lũ của nữ nhà văn, xoay quanh cô bé Lan Nhi và một lần nọ nước lũ tràn qua thôn xóm. Tác giả cho biết cuốn sách này được sáng tác dựa trên nguyên mẫu là câu chuyện thời thơ ấu có thật của bà mình, và đó cũng là câu chuyện bản thân thích nhất, nên cô có một tình yêu nồng nàn với tác phẩm này.Tuy vậy hành trình để hoàn thiện nó không mấy dễ dàng. Cô bộc bạch: "Khi sáng tác Mùa lũ, mặc dù đây là câu chuyện tôi đã nghe kể vô số lần từ khi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhờ bà kể lại câu chuyện một cách chi tiết từ đầu đến cuối. Tôi dùng điện thoại ghi âm lại từng câu, từng chi tiết, từng câu chuyện bà kể rồi sắp xếp hết chúng vào máy tính, rồi tiếp tục 'tiêu hóa', hấp thụ và sáng tác nghệ thuật".Kết thúc buổi tọa đàm, Triệu Lăng khẳng định cả Mùa lũ và Cậu bé đạp gió rẽ sóng "đều là những tác phẩm tiêu biểu của tôi, và tôi có tình cảm rất sâu đậm với 2 tác phẩm này".Cô cũng nói thêm: "Tôi hy vọng các độc giả thiếu nhi khi đọc 2 cuốn sách đều sẽ giống như nhân vật Lan Nhi của Mùa lũ, trong quá trình trưởng thành dù gặp phải khó khăn hay thất bại, các em vẫn giữ lấy sự nên thơ cùng với trái tim lạc quan và tươi đẹp đối với cuộc sống, ung dung đối mặt bằng nguồn sức mạnh vô tận từ nội tâm. Ngoài ra Tần Hải Tâm trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng là một người như vậy, khi khó khăn không nản, áp lực dám gánh, lớn lên ngày càng tích cực và tự tin".Triệu Lăng sinh năm 1984, là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, hiện là biên tập của Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Thiếu niên (NXB Thiếu niên Nhi đồng Phượng Hoàng, tỉnh Giang Tô). Cô bắt đầu sáng tác từ năm 13 tuổi và đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản.Tiểu thuyết dài tập Mặt trăng của Chu Tiểu Châu thời thiếu niên của cô đã bán bản quyền sang Malaysia. Trong khi đó, các tiểu thuyết Mùa lũ, Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng được bán bản quyền sang Việt Nam, UAE...
Highlights VBA 2023: Saigon Heat vô địch vòng bảng
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.