Bủ Nhâm - Truyện ngắn của Phùng Phương Quý (Phú Thọ)
Những ngày qua, mạng xã hội "dậy sóng" vụ TikToker Phạm Thoại kêu gọi tiền từ thiện để chữa ung thư máu cho bé Bắp - 4 tuổi, con của Lê Thị Thu Hòa, đến từ Ninh Thuận.Trước đó, ngày 4.11.2024, TikToker Phạm Thoại đăng bài viết kêu gọi quyên góp điều trị cho bé Bắp. Anh sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên "Thiện nguyện" để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.Ngày 24.2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu là hơn 16,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con bé Bắp qua Phạm Thoại mong muốn được biết số tiền của họ ra sao?Đến tối 25.2, Phạm Thoại đã livestream giải thích, sao kê khoản tiền từ thiện mà mọi người chuyển cho anh để ủng hộ mẹ con Bắp trên kênh TikTok. Phiên live kéo dài gần 4 tiếng, có lúc đạt số lượng người xem lên tới 1 triệu.Theo đó, trên màn hình phiên live hiển thị tài khoản thiện nguyện của Phạm Thoại mở từ ngày 4.11.2024. Giao dịch đầu tiên là 500.000 đồng và tổng tiền từ thiện được ủng hộ đến tối 25.2 là hơn 16,7 tỉ đồng, số dư còn lại khoảng 54,7 triệu đồng. Tuy nhiên Phạm Thoại giải thích số tiền thực tế được các nhà hảo tâm ủng hộ là hơn 14 tỉ đồng. Theo anh, sở dĩ có 16,7 tỉ đồng trong tài khoản là bao gồm cả những lần chuyển tiền ra - hoàn tiền vào giữa Phạm Thoại với phía Singapore nhưng con số được cộng dồn, không trừ đi.Suốt phiên livestream, Phạm Thoại liên tục chiếu các hóa đơn phí bệnh viện ở Singapore - nơi bé Bắp đang điều trị - ảnh chụp các giao dịch chuyển khoản giữa tài khoản thiện nguyện của anh, Thu Hòa, trợ lý cùng nhiều người khác... Việc rút tiền từ tài khoản thiện nguyện cho các cá nhân khác nhau (trừ bệnh viện tại Singapore) cũng được Phạm Thoại lý giải vì nhiều lý do; trong đó có việc tài khoản này không thể thanh toán quốc tế mà anh phải chuyển tiền cho bệnh viện Singapore qua trung gian mất phí. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok nên anh không quay rõ được các hóa đơn, chứng từ có thông tin cá nhân. "Sau khi kết thúc livestream, tôi sẽ lập vi bằng sao kê để mọi người xem lại. Tôi khẳng định làm thiện nguyện từ tâm, rõ ràng, minh bạch. Nếu ai có nhu cầu nhận sao kê, tôi sẵn sàng gửi toàn bộ qua email. Hiện tài khoản thiện nguyện của tôi còn dư khoảng 54 triệu đồng", Phạm Thoại nói trong phiên live tối 25.2.Để đối chất nguồn tiền từ thiện sử dụng có mục đích chữa trị cho bé Bắp, hay chị Thu Hòa đã sử dụng cho những mục đích cá nhân khác như trên mạng xã hội loan tin, thì trong phiên livestream của Phạm Thoại, anh đã gọi cho mẹ bé Bắp để chất vấn. Theo đó, mẹ bé Bắp nói học phí cho con trai đầu ở trường quốc tế ở Ninh Thuận không liên quan đến khoản tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ chữa trị cho Bắp. Toàn bộ học phí được hai chị gái cô chi trả cho bé, khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tương đương 44 triệu đồng cho 10 tháng học, trừ kỳ nghỉ hè.Ngoài ra, chị Lê Thị Thu Hòa cho biết đã làm răng sứ từ năm 2015, không còn giữ hóa đơn, sau đó làm lại răng lần nữa vào 2023 tại TP.HCM, thanh toán trả góp trước khi bé Bắp mắc bệnh. Về việc đi máy bay hạng thương gia khi sang Singapore và dùng điện thoại xịn, Thu Hòa nói mẹ con cô được người khác tặng, hoàn toàn không sử dụng số tiền từ thiện vào mục đích khác. Thu Hòa cũng hoàn toàn phủ nhận thông tin đã mua 4 mảnh đất ở quê, mua vàng, xe SH."Tôi khẳng định không có chuyện lợi dụng bệnh tình của con để kêu gọi tiền bạc như tin đồn lan truyền. Cô chú đã giúp Bắp rất nhiều để đủ chi phí điều trị ban đầu. Tuy nhiên, khi Bắp bị dịch não phải mổ 3 lần, chi phí đôn lên rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ từ mọi người, tôi cũng cố gắng bán hàng để trang trải. Toàn bộ số tiền nhận được, tôi đều dùng cho việc chữa trị và thanh toán viện phí của bé", Thu Hòa giải thích.Tuy nhiên khi được yêu cầu sao kê 2 tài khoản ngân hàng cô lập ra để kêu gọi ủng hộ cho con, cô chưa có câu trả lời cuối cùng. Thu Hòa nói hiện tại bác sĩ đã yêu cầu ký giấy phải ở Singapore chăm Bắp trong vòng 4 tháng nữa, không được về Việt Nam, không làm được thủ tục sao kê. Vì vậy cô hẹn sẽ thực hiện việc này sau khi về nước.Trước đó, năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) từng nhiều lần livestream nói "nằm mơ" thấy ca sĩ Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện. Điều này khiến cộng đồng mạng dậy sóng, yêu cầu Thủy Tiên phải sao kê tiền từ thiện.Năm 2022, cơ quan điều tra xác minh, trả lời Thủy Tiên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.Nhưng từ sau ồn ào chuyện từ thiện, một số khán giả vẫn không ngừng chỉ trích nữ ca sĩ.Hay, cũng trong năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đề cập việc nghệ sĩ Hoài Linh "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong tài khoản ngân hàng hơn nửa năm. Sau đó, Hoài Linh đã quay video thừa nhận việc chậm giải ngân, giải thích lý do và xin lỗi khán giả. Đồng thời, nam diễn viên hài cũng nhanh chóng giải ngân số tiền từ thiện 14 tỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, động thái này của Hoài Linh không xoa dịu được dư luận. Nam danh hài trở thành tâm điểm "ném đá" của netizen. Hình ảnh và danh tiếng của Hoài Linh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Có gì trong túi quà trị giá 3 tỉ đồng dành cho các đề cử Oscar 2024?
Hôm nay 4.2 (mùng 7 tháng giêng), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế. Nghi lễ do lãnh đạo trung tâm chủ trì, cùng sự tham gia của đội nhã nhạc theo nghi thức của triều Nguyễn.Trước nghi thức hạ nêu là các nghi lễ cúng nêu, cử đại nhạc, tiểu nhạc, cử chuông trống... Sau khi cây nêu hạ xuống, kim ấn được lấy ra khỏi hộp, đánh dấu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc.Kết thúc lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng đã khai ấn và tặng chữ cho du khách tham quan. Thư pháp ghi sẵn các chữ "thịnh vượng", "cát tường", "phúc", "lộc", "thọ"…, sau đó dùng ấn đóng dấu vào rồi tặng du khách.Háo hức xếp hàng xin chữ đầu năm, anh Lê Văn Toàn (47 tuổi, du khách đến từ Gia Lai) cảm thấy may mắn khi bất ngờ nhận "lộc" đầu năm. "Nghi thức diễn ra rất sớm nhưng tôi may mắn khi được tham gia và chứng kiến. Cầu mong một năm mới quốc thái, dân an, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người", anh Toàn nói.Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, lễ hạ nêu báo hiệu mọi người trở lại với cuộc sống thường nhật. Về phương diện văn hóa, nghi lễ giới thiệu cho đông đảo du khách trong và ngoài nước biết thêm về sinh hoạt của tết xưa ở chốn cung đình, những giá trị truyền thống và gia tăng trải nghiệm trong ngày đầu xuân.
Sao bóng rổ gốc Việt cao gần 2 m thích thú với trải nghiệm ở VPrime 3x3
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.
Là tân binh của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đối thủ không thể bị xem thường. Bởi thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chính là đội đã quật ngã đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi trên chấm luân ở trận play-off vòng loại phía bắc, nhờ vậy tạo ra cú sốc lớn nhất ở giải năm nay tính đến thời điểm này. Trong tay HLV Nguyễn Công Thành là những cầu thủ từng ăn tập chuyên nghiệp. Đơn cử có Ngân Như Dũng, tiền vệ từng ăn tập ở các cấp U.15, U.17 và U.19 Thanh Hóa, là đồng đội của sao trẻ Nguyễn Ngọc Mỹ, người đang khoác áo CLB Thanh Hóa góp mặt tại V-League. Ngoài ra, còn có Hà Lâm Thành, Hà Văn Minh, Ngân Hoàng Phúc đều giàu kinh nghiệm nhờ quãng thời gian ăn tập chuyên nghiệp.Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tinh thần đoàn kết cùng lối chơi tập thể, chứ không phải đẳng cấp riêng lẻ của từng cá nhân. Sự gắn kết nhịp nhàng, đặc biệt trong khâu phòng ngự chính là yếu tố giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa có trận hòa với tỷ số 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến trong ngày ra quân (diễn ra lúc 15 giờ 30 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng). Thậm chí nếu may mắn hơn, đại diện miền Trung đã có thể lấy trọn 3 điểm để dẫn đầu bảng B.Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nhập cuộc thận trọng, với hàng thủ lùi sâu. HLV Nguyễn Công Thành yêu cầu học trò đá chậm, chắc, thăm dò sức mạnh đối thủ, vừa chơi vừa nhận định Trường ĐH Văn Hiến mạnh ở vị trí nào, có xu hướng tấn công vào đâu. HLV đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa khẳng định: "Lần đầu dự giải, chúng tôi chưa biết thực tế khi thi đấu với đối thủ ra sao. Chúng tôi đã nghiên cứu đối thủ, nhưng chỉ vậy là chưa đủ để hiểu Trường ĐH Văn Hiến sẽ đá thế nào. Do đó, cả đội phải đá thận trọng và thăm dò tình hình, rồi tính toán lối chơi dựa trên thực tế. Phòng ngự chắc chắn rồi tận dụng cơ hội tốt nhất có thể"."Khối kim cương" phòng ngự của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa từng khiến hàng công cực mạnh của Trường ĐH Thủy lợi... chào thua. Và kịch bản tương tự diễn ra với Trường ĐH Văn Hiến, khi đại diện TP.HCM tấn công liên tục, dồn lên ép sân tìm bàn thắng nhưng không tìm được đường vào cầu môn của Thatsaphone Xaiyasone. Như Dũng cùng đồng đội bọc lót kín kẽ, lớp lang, không mở ra khe hở dù là nhỏ nhất để đối thủ lọt qua. Tấn công tốt có thể mang về chiến thắng trong một trận, nhưng phòng ngự tốt mới là chìa khóa mở ra thành công cả giải. Tuy nhiên, tìm ra đội phòng ngự hiệu quả ở sân chơi sinh viên, với các cầu thủ không thường xuyên tập luyện cùng nhau không phải chuyện đơn giản.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đội hiếm hoi sở hữu tấm khiên vững chãi này. Càng về cuối trận, trong khi đối thủ Trường ĐH Văn Hiến đuối sức, các học trò HLV Nguyễn Công Thành lại càng khỏe hơn, tấn công mạch lạc và sắc sảo để mở ra cơ hội."Chúng tôi đánh giá rất cao đội Trường ĐH Văn Hiến, nhưng chúng tôi cũng có ưu thế riêng và chuẩn bị tốt. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã lựa chọn thời điểm gây áp lực. Đáng tiếc là trong quãng thời gian tạo ra cơ hội, cầu thủ lại không tận dụng được", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá. "Có những cầu thủ từng ăn tập, sau đó nghỉ chuyên nghiệp để về đi học. Họ là nòng cốt của đội. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những sinh viên dù không ăn tập chuyên nghiệp, nhưng có kinh nghiệm đá sân 7. Song, bóng đá là môn chơi tập thể. Sức mạnh tập thể mới là chìa khóa chiến thắng. Chúng tôi gặp bất lợi về thời tiết, bởi ở miền Bắc lạnh, còn trong TP.HCM lại nóng. Do đó, đội vào từ ngày 26.2 để làm quen. Đến hôm nay, các cầu thủ đã thích nghi được. Dù còn những tình huống hậu vệ đỡ bóng chưa chuẩn, hay cầu thủ tuyến trên xử lý chưa tròn trịa, tuy nhiên khó đòi hỏi hơn ở các cầu thủ sinh viên vốn không có nhiều thời gian tập luyện thường xuyên. Cả đội sẽ nỗ lực chuẩn bị cho những trận tới". Ở lượt đấu thứ hai bảng B diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 3.3, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chạm trán Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM.
Hơn 7.000 người đi bộ từ thiện hướng đến người nghèo
Ở phụ nữ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ ung thư cần có sự kết hợp giữa thay đổi lối sống, khám sàng lọc thường xuyên và nhận thức được các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Khi thực hiện tốt những điều này, phụ nữ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nếu có bệnh thì cũng phát hiện sớm và khả năng trị khỏi là rất cao, theo trang thông tin sức khỏe Everyday Health (Mỹ).