Ban tổ chức nói gì việc Lễ hội ẩm thực Việt toàn thấy bán cá viên chiên
Luyến được cộng đồng biết đến với dự án phun xăm chân mày, môi miễn phí mang tên "Nét đẹp chân thiện mỹ - Đồng hành cùng chiến binh K". Hành trình vượt qua ung thư và dự án của Luyến từng được Báo Thanh Niên chia sẻ trong bài viết "Người mẹ trẻ mắc ung thư và dự án làm đẹp cho chị em đồng cảnh ngộ" tháng 12.2023.Hơn 1 năm qua, Luyến vừa điều trị theo phác đồ của bác sĩ, vừa làm việc và làm đẹp cho khoảng 200 chị em đồng cảnh ngộ. Dự án ban đầu chỉ tiếp cận được với các chị em đang khám và chữa bệnh ở Hà Nội – nơi có cơ sở phun xăm của Luyến. Giờ đây, đồng hành với dự án có hơn 20 cơ sở phun xăm của đồng nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM, TP.Huế, Đà Nẵng, Phú Quốc…"Hiện tại, có thể thể chất của mình không còn tốt như hồi chưa mắc bệnh nhưng tinh thần của mình thì rất tốt, rất lạc quan", Luyến nói vào chiều 24.2 khi vừa vượt hơn 1.600 km, có mặt ở Q.12, TP.HCM làm đẹp cho các bệnh nhân.Chị Trần Hương (45 tuổi, ở H.Tánh Linh, Bình Thuận) là bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất xong, hiện sức khỏe ổn định, tái khám theo lịch bác sĩ. Khoảng 1 năm trước, thời điểm còn truyền hóa chất, chị Hương biết đến Luyến và thường xuyên vào trang cá nhân của cô để tìm sự động viên. Khi biết Luyến sẽ vào TP.HCM, chị Hương cũng vào để được gặp "thần tượng"."Chị em ung thư vú điều trị hóa chất thường sẽ rụng tóc, chân mày. Đó là điều khiến chúng tôi mặc cảm, tự ti. Em Luyến hiểu điều đó. Vào TP.HCM tôi bất ngờ nhận được món quà là cặp chân mày và màu môi mới rạng rỡ hơn", chị Hương xúc động nói.
Giá vàng hôm nay 19.4.2024: Sụt giảm trước ngày đấu thầu vàng miếng
Ngày 18.2, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa hình sự sơ thẩm để xét xử và tuyên phạt bị cáo Lê Hữu Thắng (36 tuổi, ở P.Đông Hồ, TP.Hà Tiên, Kiên Giang) 7 năm tù giam về tội giết người.Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Kiên Giang, trước đó, anh T.L.A.K. (36 tuổi, ở P.Đông Hồ, TP.Hà Tiên) nợ Thắng 6 triệu đồng, anh K. hứa mỗi tháng sẽ trả cho Thắng 3 triệu đồng nhưng không thực hiện. Tối 19.9.2023, Thắng hẹn anh K. gặp nhau ở một quán cà phê tại TP.Hà Tiên để giải quyết nợ.Khi cả hai gặp nhau ở quán cà phê, anh K. không trả nợ 3 triệu mỗi tháng như lời hứa mà xin Thắng cho anh trả 2 triệu đồng mỗi tháng. Do không đồng ý cách xử lý nợ của anh K. nên Thắng và anh K. xảy ra mâu thuẫn, cãi vã căng thẳng. Lúc này, Thắng lấy một con dao xếp đâm liên tiếp 4 nhát vào vai trái của anh K. Trong lúc giằng co, chống trả thì anh K. bị Thắng dùng dao đâm thêm 3 nhát nữa vào người, dẫn đến bị thương nặng.Mặc dù trên người bị nhiều vết thương nhưng anh K. vẫn nỗ lực chạy vào trong quán cà phê và được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát chết. Kết quả giám định, anh K. bị thương tật tỷ lệ 57%.Riêng đối với Lê Hữu Thắng, sau khi gây án, Thắng đã ném con dao xuống ao nước gần đó rồi bỏ trốn khỏi hiện trường. Qua xác minh điều tra, một thời gian sau lực lượng Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành khởi tố bị can và bắt tạm giam Thắng về hành vi giết người cho đến ngày vụ án đưa ra xét xử.
Những lý do nên cập nhật phần mềm cho iPhone
Là một nghệ sĩ gen Z, Thành cho biết tự nhận thấy ưu điểm của bản thân có sự hồn nhiên, gương mặt tạo được thiện cảm và tinh thần ham học hỏi. Thành cũng nhận ra điểm yếu của bản thân là chưa biết "giải phóng" hình thể, cách hát còn khá cũ và đôi lúc không thể kiểm soát cột hơi.
Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của các em học sinh với phần ăn sáng miễn phí xôi, bánh mì hoặc bánh mặn, lúc "sang" có thêm hộp sữa ở tủ bánh 0 đồng đặt trước cổng trường nhận hàng ngàn lượt yêu thích của cư dân mạng.Từng là nhà hảo tâm quyên góp đều đặn cho tủ bánh mì 0 đồng của thầy giáo Vũ Văn Tùng (H.Ia Pa, Gia Lai) giúp các em học sinh người dân tộc thiểu số ấm bụng ngồi học, chị Lê Thị Kiều (33 tuổi) đã mở tủ bánh 0 đồng đặt tại Trường TH - THCS Kpă Klơng (xã Ia Kdăm, H.Ia Pa, Gia Lai) từ năm 2021.Những ngày đầu, chị Kiều chuẩn bị 150 phần ăn sáng chủ yếu từ tiền túi và bạn bè thân quen. Tủ bánh mở được 1 lần/tuần vì kinh phí hạn hẹp. Được sự giúp đỡ ngược lại của thầy Tùng cùng nhà hảo tâm khắp nơi, đến nay, tủ bánh này cung cấp 250 phần ăn sáng vào thứ hai và thứ năm hằng tuần cho học sinh khó khăn.Mỗi phần ăn sáng chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng nên tổng chi phí một bữa sáng cho các em dao động 1.000.000 - 1.250.000 đồng. "Ở đây hầu hết là trẻ em người đồng bào, ngày nào phát bánh là các em đi học từ sáng tinh mơ xếp hàng chờ nhận rồi nhảy chân sáo cười hạnh phúc khiến tôi rất xúc động", chị Kiều nói.Dù 7 giờ mới vào học, nhưng từ 5 giờ 30 các em đã có mặt chờ sẵn. Những ngày mưa lạnh, các em đến trễ hơn 15 phút, nhưng chỉ sau 30 phút là tủ bánh sạch trơn. Ông Nguyễn Minh Phúc, bảo vệ trường phụ phát bánh, tâm sự chứng kiến các em học sinh quần áo dính đất đỏ lem nhem, có em không có dép mang hay mang đôi dép tổ ong mòn hết đế mừng rỡ nhận phần ăn sáng rất thương. "Một số em tới trễ hết bánh nhìn thấy tội lắm", ông nói.Ngày đầu mở tủ bánh, học sinh tới đông, chị Kiều và bác bảo vệ phải liên tục nhắc, hướng dẫn các em xếp hàng, nói cảm ơn bằng tiếng Kinh. Đến nay, hoạt động đi vào quy củ, các em không ai bảo ai, sáng sớm chạy thật nhanh đến trước tủ bánh, lễ phép chào hỏi, xếp hàng chờ tới lượt.Mỗi lần nhìn các em ăn ổ bánh mì, hộp xôi ngon lành, chị Kiều lại nhớ về khoảng thời gian ấu thơ khi gia đình còn khó khăn, chị đã mừng rỡ và ngấu nghiến ăn hết phần của mình khi được ai cho gì đó. Ngoài bữa sáng, dịp tết, trung thu, quốc tế thiếu nhi, cô gái 33 tuổi cùng bạn bè chuẩn bị thêm những phần quà là nhu yếu phẩm hoặc quà bánh khác để khuyến khích các em đi học đều hơn.Thầy Trần Ngọc Tuấn, Hiệu trưởng Trường TH - THCS Kpă Klơng, cho biết trường có nhiều em học sinh là hộ nghèo, cha mẹ các em đi làm ăn xa ở Đồng Nai hoặc hái cà phê thuê ở Đắk Lắk nên sáng dậy các em không ăn sáng, tự đến trường. Từ ngày có tủ bánh, các em đi học đều hơn, nhiều hơn, sớm hơn thường lệ."Trong 250 phần ăn sáng chị Kiều chuẩn bị, nhà trường nhờ cô giáo chuyển 30 phần lên điểm trường ở làng Plơi H'Bel có 30 em lớp 1, lớp 2 - nơi đa số các em là hộ nghèo, để các em đi học đầy đủ; còn 220 phần ở điểm trường chính. Một số em tới trễ hết phần thấy cũng thương, rất mong sẽ có thêm 70 - 100 phần nữa để các em nhà khó khăn có bữa sáng ấm bụng trước giờ vào lớp", thầy Tuấn chia sẻ.
Bán cá 20 năm, bà chủ bỏ nghề mở quán canh bún trong chợ Nguyễn Văn Trỗi
Tại nhiều tuyến đường ở TP.HCM không khó để bắt gặp những cửa hàng, quán bán các loại nước giải khát dành cho mùa nắng nóng, như: Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Thị Minh Khai, Ba Tháng Hai hay Phạm Văn Đồng… không khó để nhận thấy nhiều quán nước giải nhiệt.

TOP 10 kem chống nắng vật lý bảo vệ tối ưu, an toàn với da nhạy cảm
Điều ước của mẹ khi lần đầu được con trai tổ chức sinh nhật
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Anne Hathaway, nữ thần Met Gala năm nay?
Chiều 17.1, phiên tòa xét xử vụ án Sài Gòn Đại Ninh tiếp tục làm việc. Trước đó, đại diện viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với 10 bị cáo.Trong số các bị cáo, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị đề nghị 7 - 8 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Hiệp bị cáo buộc nhận của "đại gia" Nguyễn Cao Trí 4,2 tỉ đồng, qua đó ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ông Hiệp cũng là một trong những lãnh đạo tỉnh đồng thuận với việc điều chỉnh kết luận thanh tra, từ kiến nghị thu hồi sang không thu hồi đối với dự án Đại Ninh.Tự bào chữa trước tòa, ông Hiệp thừa nhận hành vi, nhưng cho rằng mức án đại diện viện kiểm sát đề nghị với mình là quá nặng, đồng thời gửi lời xin lỗi chính quyền, nhân dân tỉnh Lâm Đồng.Đáng chú ý, bị cáo phân trần về bối cảnh phạm tội, khi một phần nguyên nhân xuất phát từ "tình thế tiến thoái lưỡng nan, không thể dừng được".Ông Hiệp nói "chịu sức ép" từ cố Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh (người bị cáo buộc nhận 10 tỉ của ông Trí, đã chết)."Tôi không muốn đổ tội cho người đã chết, nhưng thực tế anh Minh là người hối thúc rất nhiều khiến tôi rơi vào cái guồng xoay. Khi anh Minh xuất hiện ở Lâm Đồng là ai cũng biết dự án chắc chắn sẽ được gia hạn để tiếp tục triển khai khiến tôi bị chủ quan", ông Hiệp giải thích.Vẫn theo cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, ngoài ông Minh thì bị cáo còn chịu sức ép từ "lãnh đạo cấp cao gợi ý, gửi gắm", do đó phải "chấp hành ý kiến của lãnh đạo cấp trên".Trình bày hoàn cảnh gia đình, ông Hiệp nói "380 ngày tạm giam vừa qua là sự trừng phạt rất lớn, rất thấm thía", đã thấy rõ được sai phạm của bản thân.Trước khi kết thúc phần tự bào chữa, ông Hiệp dừng lại một lúc rồi nói: "Cuối cùng đây là lời nói thật từ tấm lòng chứ không phải đãi bôi, nếu trong quá trình thụ án bị cáo có mệnh hệ gì thì bị cáo xin hiến xác cho y học, khoa học. Hôm nay có đại diện gia đình của bị cáo ở đây nên bị cáo sẽ chịu trách nhiệm về lời nói của mình".Một cựu lãnh đạo khác của tỉnh Lâm Đồng là Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy. Ông Quận bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Quận bị cáo buộc nhận 2,1 tỉ đồng của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, qua đó cùng với ông Hiệp ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh.Tự bào chữa tại tòa, ông Quận nhận thức hành vi của mình đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân, bày tỏ lời xin lỗi.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị luật sư của mình không bào chữa về tội danh vì thấy phần luận tội là đúng, chỉ trình bày về các tình tiết giảm nhẹ.Trước đó, trong phần thẩm vấn, ông Quận thừa nhận nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Cao Trí. Chủ tọa hỏi ông Quận vì sao ông Trí phải đưa tiền cho bị cáo?Trả lời câu hỏi, ông Quận cho rằng đây là sự cảm ơn từ phía ông Trí, việc đưa tiền nhằm nhờ lãnh đạo tỉnh lưu tâm hơn đến dự án Đại Ninh. Tuy vậy, ông Quận cho rằng, dù không nhận tiền thì việc "tập trung chỉ đạo" cũng là trách nhiệm của mình, như với bất kỳ dự án nào khác.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng khẳng định không đòi hỏi hay ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền, mong được xem xét, cho hưởng khoan hồng.Tại bản luận tội, đại diện viện kiểm sát nhận định đây là vụ án điển hình cho sai phạm trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại. Các bị cáo đã câu kết với nhau để thực hiện hành vi trái pháp luật, qua đó hưởng lợi cá nhân bất chính.Nhiều bị cáo là người có chức vụ lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng, có học hàm học vị cao, hiểu biết pháp luật, biết rõ việc làm nào là đúng và không đúng, cũng như hậu quả pháp lý phải đối mặt nếu cố tình làm sai. Tuy vậy, vì động cơ vụ lợi, những người này vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội.
win55
Khi sử dụng loại mực không đảm bảo chất lượng cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Mực in có thể chứa các chất hóa học độc hại, như toluene, benzophenone, photphat…
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư