Cà phê ở TP.HCM ngắm hoàng hôn giữa đồng lúa 'bên xanh mướt, bên chín vàng'
Nhếch nhác rác tràn lan trên đường
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Vượt thành tích SEA Games, Nguyễn Thị Oanh đoạt HCV giải điền kinh quốc tế Hồng Kông
Theo CoinDesk, giá Bitcoin (BTC) đã vượt mốc kháng cự 100.000 USD hôm 6.1, sau đó đột ngột tăng 2,5% trong một giờ. Có lúc Bitcoin được giao dịch quanh mốc 102.440 USD, cao nhất từ ngày 19.12.2024. Đến 11 giờ ngày 7.1, mỗi Bitcoin có giá khoảng 101.000 USD.Giá Bitcoin tăng vọt sau khi công ty công nghệ MicroStrategy công bố mua thêm 1.020 BTC. Công ty năng lượng KULR Technology có trụ sở tại Texas (Mỹ) cũng mua vào 21 triệu USD, tăng gấp đôi lượng dự trữ. Không chỉ Bitcoin, loạt tiền mã khác cũng tăng giá trong những ngày đầu năm 2025. Chỉ số CoinDesk 20 đã tăng 5% trong 24 giờ qua, giá Ethereum tăng 2,8%, trong khi Solana tăng 4,5%. Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung đã kết thúc năm 2024 với một đợt giảm giá sâu. Trong nhiều tuần liền, giá Bitcoin liên tục điều chỉnh về dưới 100.000 USD. Ngày cuối cùng trong năm 2024, giá Bitcoin chạm đáy 91.000 USD, giảm gần 15% so với mức kỷ lục 108.000 USD được thiết lập trước đó hai tuần. Nhiều dự đoán không mấy lạc quan về đà tăng của Bitcoin, sau khi cơn sốt liên quan đến chiến thắng của ông Donald Trump hạ nhiệt. Tuy nhiên trong những ngày đầu năm 2025, những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường có thể đang quay lại. Ngày 3.1, các ETF Bitcoin đã chứng kiến 908 triệu USD đổ vào thị trường, báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới. Các chỉ số cũng cho thấy nhu cầu của người dùng phần lớn ở nhu cầu giao ngay, không phải giao dịch đòn bẩy. Xem xét những yếu tố có thể tác động giá Bitcoin trong thời gian tới, quỹ đầu tư QCP lưu ý vẫn còn hai tuần nữa mới đến lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Trước đó nhiều dự báo cho thấy tiền số sẽ lập đỉnh trước ngày ông Trump quay lại Nhà Trắng. Tuy nhiên nhiều phân tích gần đây chỉ ra Bitcoin có thể quay đầu, giảm giá mạnh. "Không giống như kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ, không có bất kỳ chất xúc tác nào rõ ràng liên quan đến đến Trump sau lễ nhậm chức vào ngày 20.1. Khối lượng giao dịch đầu cuối vẫn yếu, thị trường vẫn trong trạng thái trung lập", QCP viết trong bản tin gửi đến những người đăng ký trên Telegram. Paul Howard, Giám đốc cấp cao của công ty giao dịch tiền điện tử Wincent, chia sẻ với CoinDesk rằng hiện tại vẫn còn quá sớm để suy đoán về giá của Bitcoin. Chúng ta sẽ thấy biến động giá mạnh trong hai tuần tới.Trong khi đó, công ty phân tích tiền điện tử 10x Research dự báo thị trường sẽ phục hồi vào đầu tháng 1, nhưng cảnh báo về đợt bán tháo vào cuối tháng, trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trước đó, những bình luận cứng rắn của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp tháng 12 đã khiến giá Bitcoin và hàng loạt token khác lao dốc. Khi đó Powell cho biết cơ quan này không được phép sở hữu Bitcoin và không muốn sửa luật để làm điều này. Tuyên bố của chủ tịch Fed như dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan của cộng đồng tiền số về những hứa hẹn của Trump trong nhiệm kỳ mới.10x Research lưu ý sẽ mất thời gian để Fed đảo ngược lập trường của mình ngay cả khi lạm phát tiếp tục giảm trong những tháng tới. "Rủi ro chính vẫn là những thông tin liên quan đến Fed nếu những lo ngại mới về lạm phát xuất hiện", Markus Thielen, người sáng lập 10x Research cho biết.Ông cảnh báo, mặc dù dự kiến sẽ có một số náo nhiệt trong đầu năm mới nhưng đây không phải lúc để mọi người quá lạc quan như những sóng ngắn trước đó.
Năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tiếp tục là một trong những phân khúc xe sôi động nhất thị trường ô tô Việt Nam, khi chứng sự hiện diện của không dưới 10 mẫu mã ô tô. Đây cũng là nhóm xe nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng xe trong nước nhờ sở hữu cùng lúc nhiều lợi thế, từ giá bán phù hợp đến khả năng tối ưu công năng sử dụng.Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), trong năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tầm giá dưới 1 tỉ đồng bán ra tổng cộng 56.527 xe. Nếu so với năm ngoái, doanh số toàn phân khúc này tăng gần 5.300 xe, tương đương khoảng 10%.Đây có thể xem là kết quả bất ngờ, bởi 2024 vẫn là một năm đầy thách thức với toàn thị trường ô tô Việt do những tác động kéo dài từ suy thoái kinh tế, khiến sức mua vẫn tăng trưởng nhưng khá chậm.Cuộc cạnh tranh ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ vẫn đang có sự phân hóa rất rõ, khi Mitsubishi Xpander vẫn là mẫu xe làm chủ hoàn toàn "cuộc chơi", với doanh số áp đảo các đối thủ.Cụ thể, số liệu VAMA cho thấy, khép lại năm 2024 vừa qua, mẫu xe Nhật tiếp tục ghi nhận doanh số bùng nổ, đạt 19.498 xe. Dù có giảm nhẹ gần 500 xe so với năm ngoái, tuy nhiên lượng xe bán ra duy trì ở mức tiệm cận 20.000 xe mỗi năm, tức trung bình mỗi tháng đều trên 1.600 xe đã là con số "khủng", bảo chứng cho sức hút và sự vượt trội của Xpander.Đáng nói, sự áp đảo của mẫu xe này còn thấy rõ khi so sánh với đối thủ bám đuổi gần nhất là Toyota Veloz Cross. Kết thúc tháng 12.2024, mẫu xe nhà Toyota bán ra 916 xe, qua đó khép lại năm với doanh số cộng dồn đạt 8.341 xe. Kết quả này thậm chí chưa bằng một nửa so với Mitsubishi Xpander.Một mẫu xe Toyota Khác dù cũng tăng trưởng tốt nhưng vẫn bị đối thủ bỏ xa trên bảng xếp hạng là Toyota Innova. Với thế hệ Innova Cross hoàn toàn mới thay đổi mạnh về kiểu dáng, trang bị và đặc biệt có thêm bản hybrid, Toyota Innova trong năm 2024 đã ghi nhận lượng xe bán ra tăng gấp 3 lần, đạt gần 6.800 xe. Mặc dù vậy, doanh số này vẫn quá "nhỏ bé" nếu đặt cạnh Mitsubishi Xpander.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe Hàn Quốc gồm Kia Carens và Hyundai Stargazer sau khi trình làng thị trường trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng từng được kỳ vọng sẽ là những đối trọng, phá vỡ thế "thống trị" của Xpander. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, mọi chuyện vẫn không có nhiều thay đổi, khi cả Carens và Stargazer nhìn chung đều ghi nhận kết quả bán hàng không thực sự khả quan. Kia Carens bán ra tổng cộng 4.555 xe. Trong khi Hyundai Stargazer cũng chỉ đạt 4.159 xe.Các vị trí tiếp theo trong phân khúc lần lượt là Honda BR-V (3.618 xe), Suzuki XL7 (3.154 xe), Hyundai Custin (3.101 xe), Toyota Avanza 2.142 xe) và Suzuki Ertiga (1.200 xe). Trong nhóm này, Suzuki Ertiga là cái tên gây chú ý nhất khi khả năng rất cao đã bị hãng "khai tử" tại thị trường Việt Nam do doanh số ngày càng sụt giảm.Xét riêng theo thương hiệu; nhờ sự tỏa sáng của Xpander, Mitsubishi tiếp tục dẫn đầu ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ với gần 35% thị phần. Toyota xếp ở vị trí tiếp theo. Ba mẫu xe của hãng xe Nhật gồm Veloz, Avanza và Innova đóng góp khoảng 30% trên tổng doanh số. Tiếp theo là Hyundai với hai mẫu xe, chiếm gần 13% thị phần.Trong khi đó, Suzuki tiếp tục hành trình sa sút. Từ vị thế của một thương hiệu "cây đa cây đề" ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ; năm vừa qua, hãng xe Nhật tiếp tục lao dốc doanh số. Đặc biệt, mẫu xe trụ cột Suzuki XL7 cả năm chỉ bán khoảng 3.100 xe, giảm gần một nửa so với năm ngoái.Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, trong năm 2025, xe gia đình dự báo tiếp tục là một trong những phân khúc xe được ưa chuộng. Riêng cuộc cạnh tranh giữa các mẫu mã, Mitsubishi Xpander khả năng cao vẫn chiếm "thế thượng phong". Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhóm xe Trung Quốc với giá bán rẻ như GAC M6 Pro hay cả MG G50 hứa hẹn sẽ mang đến những bất ngờ và xáo trộn.
Ai quyết định mức lương tối thiểu vùng?
Nhiều người sử dụng dịch vụ nghe nhạc Spotify trên thiết bị Apple đã thử đổi sang trải nghiệm Apple Music một thời gian nhưng sau đó vẫn quay lại lựa chọn cũ, hoặc tiếp tục sử dụng song song cả hai để tận dụng những ưu điểm của hai dịch vụ, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm nghe nhạc. Nhưng ít người trong số này lựa chọn bỏ Spotify, dù họ đang dùng hệ sinh thái thiết bị của Apple.Với những người đang sử dụng dịch vụ nghe nhạc do Spotify cung cấp, chắc chắn họ sẽ thấy một số vấn đề còn chưa tốt của nền tảng này. Trong đó, việc Spotify liên tục đề xuất một số bài hát nhất định lặp đi lặp lại bị nhiều khách hàng bức xúc, nhưng hãng dường như không thay đổi thuật toán. Điều này phiền hà đến mức phần báo cáo tổng kết cuối năm về đề xuất nghe nhạc của dịch vụ này giống với bảng tóm tắt về danh mục bài được đề xuất hơn là thống kê về sở thích nghe nhạc cá nhân của người dùng.Thêm vào đó, một vấn đề gây khó chịu nữa là năm 2024, Spotify đã gây thất vọng vì lạm dụng AI thay vì sử dụng sự sáng tạo của nhân sự. Điều này góp phần thúc đẩy người dùng tìm kiếm một dịch vụ nghe nhạc khác nhằm thỏa mãn sở thích cá nhân của mình và Apple Music là một trong những ứng viên sáng giá nhất hiện nay bởi lượng người dùng iPhone và thiết bị do Apple sản xuất khá đông đảo.Sự thay đổi mang đến trải nghiệm mới được một thời gian thì người dùng cũng bắt đầu nhận ra Apple Music cũng có những hạn chế nhất định và có thể còn gây khó chịu hơn so với Spotify. Một trong những tính năng thiếu hụt của dịch vụ do Apple cung cấp là trải nghiệm liền mạch và linh hoạt như Spotify Connect.Đây là tính năng cho phép mọi phiên bản Spotify chạy trên các nền tảng khác nhau, thiết bị khác nhau có thể "liên lạc", miễn sử dụng chung một tài khoản. Ví dụ, người dùng bắt đầu mở ứng dụng để nghe trên điện thoại, nhưng khi ngồi xuống máy tính họ có thể tiếp tục phát nhạc không ngắt quãng từ chính thiết bị này, rồi điều khiển chuyển bài, âm lượng từ chiếc đồng hồ thông minh đang đeo trên cổ tay (nếu thiết bị này có hỗ trợ ứng dụng Spotify).Trên giao diện của dịch vụ nghe nhạc màu xanh lá, người dùng sẽ thấy một thanh biểu đạt cùng màu xanh ở phía dưới cùng với dòng chữ "Playing on..." (Đang chơi trên...) và tên của thiết bị mà phần mềm đang chạy để phát nhạc. Nội dung này đồng bộ trên toàn bộ các máy đang cài chung tài khoản Spotify. Từ đó, người dùng có thể chuyển nhạc để chơi sang các thiết bị khác nhau tùy theo ý muốn. Thậm chí nếu ra chơi nhạc bắt đầu từ loa thông minh, thiết bị này cũng biết máy tính đang bật tới đâu, chạy album nhạc nào và tiếp tục tiến trình đó.Ngược lại, Apple Music không có tính năng tương tự. Ứng dụng máy tính không biết gì về những điều đang xảy ra ở phần mềm cài trên điện thoại và ngược lại. Nếu muốn chuyển sang thiết bị khác và tiếp tục nghe, người dùng phải tìm lại bài nhạc một cách thủ công. Điều này đúng cả với loa thông minh. Nếu yêu cầu loa bật nhạc mà không nói tên bài hát hay album cụ thể, Apple Music sẽ bắt đầu phát ngẫu nhiên từ một danh sách nào đó.Người dùng sẽ không khó để tìm thấy những trải nghiệm tương tự từ rất nhiều chủ tài khoản dịch vụ Apple Music và Spotify khác đang chia sẻ về vấn đề này hằng ngày trên các nhóm cộng đồng ở internet. Nhưng không có ai giải thích được vì sao Apple với một hệ sinh thái phần mềm có trải nghiệm liền mạch giữa iOS, iPadOS, watchOS, macOS... lại để xảy ra điều này với dịch vụ âm nhạc của mình.