Tuyển nữ Việt Nam: Cứ xem Hàn Quốc là 'quân xanh'
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với ông Philippe Tougeron ( người Pháp, 61 tuổi) cùng cô con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1).Cả 2 đã có chuyến đi từ nước Pháp xa xôi, đến với đất nước Việt Nam, nơi mà ông Philippe đã nhận nuôi chị Oriane cách đây 30 năm về trước, để thực hiện 1 điều đặc biệt, đó là tìm mẹ ruột cho con. Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về người mẹ.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề thợ may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, khi mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg.Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: "Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường".Sau đó không lâu, bé gái đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime, hiện tại Maxime đã tìm kiếm được cha mẹ ruột của mình.Ông Philippe cho biết 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông, khiến ông hạnh phúc. Bây giờ, để niềm hạnh phúc được trọn vẹn hơn với con mình, ông đã dẫn cô con gái mà 30 năm trước vợ chồng ông nhận nuôi về lại TP.HCM, tìm mẹ ruột cho con với một câu hỏi cần lời giải đáp "Người mẹ ấy giờ đang ở đâu?"Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương).
Top 7 phương pháp trị sẹo lồi phổ biến hiệu quả với cả sẹo lâu năm
Ngày 11.2, liên quan đến vụ chém người tử vong tại H.Bù Đốp vào rạng sáng 10.2, Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.Trước đó, như tin Thanh Niên đã đưa, đêm 9.2, bà Hoàng Thị T. (40 tuổi, ngụ H.Bù Đốp) xảy ra mâu thuẫn với chồng cũ tên Hải (ngụ xã Tân Tiến, H.Bù Đốp). Khi biết được chuyện, khoảng 0 giờ ngày 10.2, ông Phạm Văn N. (39 tuổi, chồng bà T.) cùng một số người kéo đến nhà Hải để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, nhóm của ông Phạm Văn N. bất ngờ xảy ra đánh nhau với nhóm của Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, em trai của Hải). Trong lúc giằng co, Nghĩa cầm dao chém nhiều nhát vào người Phạm Văn N. khiến ông này gục ngã xuống đất.Vào cuộc điều tra, cơ quan công xác định Nghĩa là nghi phạm liên quan vụ án và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với người này, đồng thời tiếp tục triệu tập những người liên quan để xác minh, xử lý.Bước đầu, Nghĩa khai nhận, do thấy Phạm Văn N. cầm nón bảo hiểm đánh em gái của mình, nên tức giận chạy vào nhà lấy dao đuổi theo chém khiến nạn nhân tử vong.Vụ việc chém người tử vong đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.
Thi công không tái lập mặt đường
Chiều 4.2, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, cùng ngày, lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an H.Thọ Xuân đã bắt được nghi phạm Nguyễn Phúc Quang (32 tuổi, ngụ xã Xuân Giang, H.Thọ Xuân), để điều tra về hành vi giết người.Thời điểm bị bắt, nghi phạm Nguyễn Phúc Quang đang lẩn trốn trên địa bàn thôn 15, xã Xuân Sinh, giáp ranh với xã Xuân Giang (H.Thọ Xuân).Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng 5 giờ 30 ngày 4.2, Nguyễn Phúc Quang đã bế con trai là cháu N.P.Q.D (4 tuổi) từ trong nhà ra khu vực bờ ao của gia đình và ra tay sát hại. Sau khi gây án, Quang bỏ trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự và Công an H.Thọ Xuân tổ chức truy tìm nghi phạm. Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.
Thông cáo tiếp tục: "Tác phẩm của Alice đã truyền cảm hứng cho vô số nhà văn và để lại dấu ấn khó phai mờ trong nền văn học của chúng ta. Tất cả chúng tôi tại Penguin Random House Canada cũng như ở Mỹ, Anh và toàn thế giới đều thương tiếc sự mất mát này, qua đó bày tỏ lòng biết ơn đối với di sản của bà".
CEO bị ép từ chức, nhóm NewJeans sẽ đi về đâu?
Mới đây, HLV Shin Tae-yong tỏ ra bức xúc và đã có động thái phản pháo lại trên trang cá nhân mạng xã hội. Vị HLV người Hàn Quốc cho rằng ông đã chịu những tin đồn ác ý từ truyền thông Indonesia. Ông Shin cho biết trong lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi rời Indonesia: “Xin chào mọi người, tôi đã trở về Hàn Quốc an toàn và có một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vui vẻ nhờ sự đón tiếp nồng hậu từ người hâm mộ Indonesia. Tôi vẫn còn nhớ sự hiếu khách tôi nhận được tại sân bay Soekarno Hatta, Jakarta”.“Tôi trở về mà không cần bất kỳ lời giải thích nào vì tôi yêu Indonesia và bóng đá Indonesia. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông Indonesia vẫn đang đưa tin không đúng sự thật về tôi. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng không có tin đồn nào hiện nay là sự thật. Nếu tình trạng này tiếp tục, lần sau sẽ không kết thúc dễ dàng như vậy đâu”, HLV người Hàn Quốc nhấn mạnh, nhưng không tiết lộ cụ thể về vấn đề mà ông đang gặp phải.HLV Shin Tae-yong bất ngờ bị Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) chấm dứt hợp đồng vào đầu tháng 1. Trước đó, ông Shin vừa gia hạn hợp đồng dẫn dắt đội bóng xứ vạn đảo đến năm 2027. Theo đó, người được lựa chọn để thay thế cho HLV Shin Tae-yong là cựu danh thủ người Hà Lan - Patrick Kluivert.Theo truyền thông Indonesia, HLV Shin Tae-yong dù đã rời đi nhưng những câu chuyện xung quanh vị “thuyền trưởng” này vẫn là đề tài được bàn tán sôi nổi ở đất nước xứ vạn đảo. Báo chí Indonesia ghi nhận rằng trên thực tế vẫn có lượng lớn người hâm mộ tỏ ra ủng hộ HLV Shin, sau những gì mà ông đã làm được cho bóng đá Indonesia.Cũng trong nội dung đăng tải trên trang cá nhân, HLV Shin Tae-yong bày tỏ: “Cuối cùng, tôi muốn hỏi những người đang tấn công tôi bằng những câu chuyện không đúng sự thật rằng: Các bạn có mục đích phá hủy những gì tốt đẹp mà tôi và bóng đá Indonesia đã đạt được không? Và điều đó sẽ giúp ích gì cho bóng đá Indonesia?”.Liên quan đến HLV Shin Tae-yong, Shin Jae-won (con trai ông Shin) cũng đã bày tỏ sự khó chịu sau khi cha mình vướng phải những tin đồn ác ý, dù đã bị PSSI sa thải và trở về Hàn Quốc. Bên dưới bài đăng của ông Shin, Shin Jae-won bình luận: "Tôi nghĩ đã đến lúc tiết lộ sự thật rồi? Nếu những điều này cứ tiếp diễn, chúng tôi cũng sẽ không im lặng nữa".Trước đó, Shin Jae-won đã từng ám chỉ sẽ vạch trần "mặt tối" của PSSI, về những câu chuyện liên quan đến HLV Shin Tae-yong. Ngay sau khi ông Shin bị PSSI sa thải, Shin Jae-won ngay lập tức chia sẻ: "Chúng ta hãy xem họ sẽ tiến xa thế nào khi không có ông ấy. Ông ấy đã cống hiến hết mình để đưa bóng đá Indonesia có được như hôm nay".HLV Shin Tae-yong bắt đầu gắn bó với bóng đá Indonesia từ năm 2020. Ông được đánh giá đã mang đến bước ngoặt, giúp bóng đá xứ vạn đảo có bước chuyển mình lớn trong thời gian gần đây. Với chính sách chiêu mộ những cầu thủ lai, thành tích của bóng đá Indonesia đã được cải thiện rõ rệt, nhất là khi đội tuyển quốc gia góp mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á.

Tài tử Hàn Lee Jung Jae được 'ưu ái' khi đóng 'Chiến tranh giữa các vì sao'
Israel tiêu diệt phó chỉ huy đơn vị tên lửa và rốc két của Hezbollah?
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gió chướng ở vùng biên giới Long An hanh khô. Những nông dân chạy xe ôm vẫn miệt mài làm nghề để kiếm thêm thu nhập đón tết sung túc hơn. Đặc biệt, thường trực trong họ là sự nêu cao tinh thần cảnh giác để góp phần gìn giữ an ninh, trật tự địa phương.Tỉnh Long An có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài hơn 133 km. Hàng hóa thông thương và nhu cầu qua lại của người dân chủ yếu diễn ra tại 2 cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (xã Mỹ Quý Tây, H.Đức Huệ).Nếu cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chủ yếu thông quan hàng hóa, giao thương biên mậu và mỗi ngày chỉ hơn 100 người qua lại thì cửa khẩu Mỹ Quý Tây trung bình có hơn 600 người Việt Nam di chuyển qua lại với Campuchia. Đó chính là lượng khách hàng dồi dào của hơn 200 nông dân hành nghề xe ôm tại xã biên giới Mỹ Quý Tây.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phần đông người có nhu cầu qua Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây đến từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An... Để đến Campuchia, đa số họ di chuyển đến các bãi giữ xe của một người (ngụ H.Bến Lức, Long An) đầu tư gần khu vực cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, sau đó di chuyển bằng xe ôm đến cửa khẩu. Phần lớn người Việt qua Campuchia tại các cửa khẩu ở Long An trở về nước trong ngày. Do đó, việc những người chạy xe ôm ở đây nếu có 1 khách hàng vào buổi sáng thì gần như chắc chắn sẽ đón vị khách đó vào buổi chiều.Theo tìm hiểu của PV, trong bán kính 10 km, sau khi qua cửa khẩu Mỹ Quý Tây có đến 5 casino (sòng bạc) và một khu vực kinh tế dịch vụ tổng hợp do người Trung Quốc làm chủ, đang hoạt động."Chúng tôi không rõ khách hàng qua Campuchia để làm gì, nhưng sẽ không nhận chở nếu khách là người lạ mặt và di chuyển từ Campuchia về mà không qua cửa khẩu; khách có nhu cầu chạy đi xa, đặc biệt là khách không có hộ chiếu. Ngoài các trường hợp này, nếu nhận thấy khách có biểu hiện khác thường, chúng tôi đều sẽ báo đến Trực ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Chúng tôi cần tiền, nhưng cái cần thiết và thiêng liêng hơn đó là góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực biên giới", ông Dân, một người chạy xe ôm lâu năm ở khu vực cửa khẩu, bày tỏ.Do đường biên giới qua Long An dài hơn 133 km nên ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn rất nhiều đường mòn, lối mở có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 nước. Do đó, từ lâu khu vực này là địa bàn phức phức tạp cho các loại tội phạm trốn truy nã, buôn lậu thuốc lá, ma túy, rượu ngoại, đồ gia dụng, điện tử…Một lãnh đạo Công an H.Đức Huệ cho biết, trước kia, đa số người chạy xe ôm tại khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây ít nhiều đều có tham gia vận chuyển hàng cấm cho các đối tượng buôn lậu. Tuy là nhu cầu làm việc để kiếm thêm ít thu nhập lúc nông nhàn, nhưng đó là hành vi tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu, gây nguy hiểm cho thị trường trong nước và người tiêu dùng. Vì vậy, các lực lượng chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền để họ hiểu và sau đó đa số họ nghiêm túc tham gia các đội xe ôm tự quản tại địa phương. Họ trở thành "cánh tay nối dài" rất đắc lực của lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an H.Đức Huệ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu. Ông Đen, một tài xế xe ôm ngụ ấp 5, xã Mỹ Quý Tây, chia sẻ: "Trước kia, tôi có tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi xuất ngũ về quê làm ruộng, gia đình túng thiếu nên có lần tôi nhận chở hàng lậu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy việc này chẳng những vi phạm pháp luật về hình sự mà còn quá nhiều rủi ro đến tính mạng của bản thân mình trong quá trình tham gia giao thông nên tôi quyết định không làm nữa". Theo Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, nghề chạy xe ôm khu vực cửa khẩu được tổ chức thành các đội xe ôm tự quản. Mỗi đội có từ 5 đến 7 thành viên, do một người có uy tín cao nhất giữ vai trò đội trưởng. Việc nhận khách do các đội trưởng sắp xếp theo chu kỳ, nhằm bảo đảm thu nhập đồng đều cho các thành viên. Trong quá trình hành nghề, nếu các tài xế xe ôm nhận thấy có biểu hiện khả nghi đối với những người có mặt tại khu vực biên giới sẽ phải lập tức báo cáo cho đội trưởng hoặc báo trực tiếp qua đường dây nóng của Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Những người lái xe ôm cũng đã không ít lần trực tiếp hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Chưa có điểm chuẩn lớp 10, học sinh nhận thông báo trúng tuyển, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
thợ săn tài ba và con mồi của hắn
Hơn 125 người bị sa thải vào tháng trước tại Cục Dịch vụ Tài chính thuộc Bộ Tài chính ở Parkersburg (bang Tây Virginia). Điều này đã gây chấn động một cộng đồng đã mạnh mẽ ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Tây Virginia là nơi Tổng thống Trump thắng lớn, giành được đến 70% phiếu bầu phổ thông vào năm ngoái. Nhưng giờ đây, nhiều người ủng hộ ông đang cảm thấy bị phản bội.Tác động kinh tế của các đợt sa thải hàng loạt trên toàn nước Mỹ có thể chưa thể hiện ngay lập tức. Đến nay, đã có khoảng 100.000 nhân viên chính phủ bị sa thải hoặc chập nhận nghỉ việc. Parkersburg đang chuẩn bị cho một đợt sa thải khác, khi tất cả các cơ quan chính phủ được lệnh cắt giảm nhân sự trước ngày 13 tháng 3.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư