Doanh nghiệp đề xuất thêm khu đô thị sân bay ở Vân Phong
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Imperial College London (Anh) đã phân tích đánh giá 116 thử nghiệm bao gồm gần 7.000 người lớn thừa cân hoặc béo phì, với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên.Kết quả cho thấy càng tập nhiều bài tập aerobic - làm tăng nhịp tim và nhịp thở như chạy bộ, bơi hoặc đạp xe - thì lượng mỡ cơ thể, cân nặng và vòng eo của người tập càng giảm.Cụ thể, tập các bài tập này 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần trong ít nhất 8 tuần giúp người thừa cân và béo phì giảm cân đáng kể, thậm chí có người giảm đến 19 kg, theo tờ Daily Mail.Họ cũng có vòng eo giảm 0,5 cm mỗi tuần, cũng như tỷ lệ mỡ cơ thể giảm 0,37% mỗi tuần.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Ahmad Jayedi, nhà dịch tễ học tại Imperial College, cho biết: Để giảm cân hiệu quả, cần tập aerobic ít nhất 150 phút mỗi tuần ở cường độ vừa phải.Ông giải thích: Với người thừa cân hoặc béo phì, giảm 5% cân nặng trong vòng 3 tháng được coi là quan trọng về mặt lâm sàng.Những phát hiện này phù hợp với lời khuyên của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh NHS, khuyến nghị người lớn nên tập thể dục cường độ vừa phải khoảng 150 phút mỗi tuần để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.Tiến sĩ Jayedi cho biết, nếu không thể tập thể dục hằng ngày, chỉ dồn vào cuối tuần cũng mang lại hiệu quả.Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Obesity cho thấy chỉ tập vào 2 ngày cuối tuần, mỗi ngày 75 phút, thay vì tập mỗi ngày, cũng cho kết quả tương tự về mức giảm mỡ bụng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể.Các chuyên gia cho rằng chế độ ăn uống chịu trách nhiệm cho 80% cân nặng, và chỉ 20% do lượng hoạt động thể chất quyết định.Trung bình, phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh, trong khi nam giới là 2.500 calo.Tiến sĩ Jayedi cho biết chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại hạt và cá, hạn chế thịt đỏ, đồ uống có đường và thực phẩm siêu chế biến có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư, theo Daily Mail.Bảng xếp hạng vòng 19 V-League: CLB Nam Định hụt chân đáng tiếc, Khánh Hòa chìm rất sâu
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.
NATO phải nỗ lực tự khẳng định ở tuổi 75
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức đã xây dựng nhiều kế hoạch hành động nhằm đảm bảo mọi đối tượng yếu thế đều được chăm lo tết chu đáo.Trung tâm đã huy động thành công nguồn kinh phí hơn 1,7 tỉ đồng từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức xã hội. Số tiền này được sử dụng để tổ chức các hoạt động tặng quà và hỗ trợ tài chính cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.Các hoạt động chăm lo tết do Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức thực hiện trải rộng trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người già neo đơn, từ các gia đình nghèo đến những người mắc bệnh hiểm nghèo.Các hoạt động có thể kể đến như phối hợp Công ty cổ phần du lịch Văn hóa Suối Tiên tổ chức chương trình "Xuân yêu thương - Vì trẻ thơ" lần 2 năm 2025, tặng quà cho 200 trẻ em đang theo học tại các lớp học tình thương tại TP.Thủ Đức (mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng). Đây là hoạt động sẽ duy trì tổ chức hàng năm của Trung tâm nhằm tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tham gia các hoạt động vui xuân đón tết cổ truyền của dân tộc.Trung tâm An sinh xã hội TP.Thủ Đức đã tổ chức tặng quà cho 210 trẻ em mắc bệnh ung thư tạm trú tại TP.Thủ Đức với tổng trị giá 105 triệu đồng. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho người già neo đơn và gia đình khó khăn. Đặc biệt, trung tâm đã trích hơn 680 triệu đồng từ nguồn của chương trình Thủ Đức nghĩa tình để tổ chức các hoạt động chăm lo. Trong đó, hỗ trợ tài chính 133 triệu đồng cho các hộ khó khăn có người mắc bệnh hiểm nghèo; chi 130 triệu đồng để hỗ trợ đột xuất cho các hộ bị thiệt hại do hỏa hoạn tại P.Tăng Nhơn Phú B; cấp 675 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ thoát nghèo; hỗ trợ thêm 163, 5 triệu đồng cho các hộ nghèo có nguy cơ tái nghèo.Từ trẻ em nghèo khó đến người già neo đơn, tất cả đều cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời từ chính quyền địa phương và cộng đồng. Chương trình Thủ Đức nghĩa tình không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn giúp nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng niềm tin và hy vọng cho những người kém may mắn. Qua đó, chương trình đã góp phần củng cố hình ảnh một TP.Thủ Đức nhân văn, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.Trung tâm An sinh xã hội Thủ Đức đặt mục tiêu duy trì và mở rộng các hoạt động an sinh trong những năm tiếp theo. Những chương trình như "Xuân yêu thương - Vì trẻ thơ" hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hy vọng cho các thế hệ tương lai, góp phần xây dựng TP.Thủ Đức ngày càng phát triển và đoàn kết.Những hành động thiết thực này không chỉ cải thiện đời sống cho các đối tượng yếu thế mà còn tạo nên một mùa xuân đầy ấm áp và nhân ái, khẳng định vai trò tiên phong của TP.Thủ Đức trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.
Sang xịn mịn với outfit ren được lòng phái đẹp trong mùa thu năm nay
Sáng nay (21.2), tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025. So với năm 2024 thì số thí sinh dự thi năm 2025 tăng khoảng 30%.Năm 2024, đợt 1 kỳ thi này thu hút trên 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh tham gia dự thi gần 94.000. Như vậy, chỉ tính riêng số thí sinh đăng ký dự thi, năm nay đã cao hơn năm ngoái khoảng 34.000 thí sinh.Cụ thể, số lượng thí sinh đăng ký đến thời điểm hiện tại là 130.489, trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi. Việc hoàn tất đóng lệ phí thi đến hết ngày 23.2 (thay đổi so với dự kiến trước đó là 21.2).Dự kiến, kết quả thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được thông báo đến thí sinh vào ngày 16.4. Trong quá trình đăng ký và diễn ra kỳ thi, thí sinh sẽ được sắp xếp thi tại điểm thi gần trường THPT của mình. Phiếu báo dự thi được cung cấp trực tuyến qua tài khoản mà thí sinh đã đăng ký một tuần trước ngày thi. Thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản để in phiếu báo dự thi và sử dụng khi đi thi. Đồng thời, thí sinh phải sử dụng bản chính căn cước công dân hoặc thẻ căn cước khi dự thi.Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả thi dạng điện tử, không cấp dạng bản giấy. Thí sinh có thể tải giấy này từ tài khoản cá nhân và sử dụng để đăng ký xét tuyển.Năm 2025, đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 30.3 tại 25 tỉnh/thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và TP.HCM.Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.