Nên xử phạt thật nghiêm nạn đổ rác trộm
Chiều 28.2, Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giải thể công an cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo theo mô hình tổ chức mới.Phát biểu tại buổi lễ, thiếu tướng Nguyễn Hữu Hợp, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết giải thể công an cấp huyện, thị xã, thành phố là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động theo định hướng của Bộ Công an.Ông Hợp ghi nhận những đóng góp to lớn của lực lượng công an cấp huyện trong suốt thời gian qua, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của nhiều cán bộ, dù còn đủ điều kiện công tác nhưng đã chủ động xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho quá trình sắp xếp nhân sự.Theo đó, có 23 cán bộ lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện gồm 14 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 9 phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, tự nguyện nghỉ hưu.Ngoài ra, còn có 69 cán bộ, trong đó có 16 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 53 phó trưởng công an cấp huyện được điều động đến nhận nhiệm vụ tại các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh.Ông Hợp cho rằng, đến thời điểm hiện nay, khi chuyển giao nhiệm vụ về cấp tỉnh và cấp xã, lực lượng công an sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ, có thể còn mạnh hơn nữa. Tuy công an cấp huyện không còn nữa, nhưng trong mỗi cán bộ, chiến sĩ công an cấp huyện vẫn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Mô hình tổ chức của lực lượng công an cấp tỉnh cũng có nhiều thay đổi trong công tác quản lý.Cụ thể, từ ngày 1.3, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp nhận 5 nhiệm vụ quản lý nhà nước mới, gồm: an toàn thông tin mạng, an ninh hàng không, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, lý lịch tư pháp.Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam yêu cầu toàn lực lượng nhanh chóng tiếp nhận nhiệm vụ mới, đảm bảo công tác an ninh trật tự không bị gián đoạn, tránh phát sinh các vấn đề phức tạp. Các đơn vị phải chủ động triển khai công việc ngay để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Phụ huynh Trường quốc tế AISVN đề nghị tiếp quản, điều hành trường, luật sư nói gì?
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.
Người dân kêu cứu vì nước thải gây hôi thối
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Trao đổi với Thanh Niên Online ngày 12.1, ông Nguyễn Thanh Huy - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) cho biết, VTF vừa nhận được đơn tố cáo của ông N.T.H ngụ P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng về việc con mình, bé N.T.N.M bị HLV đánh đập khi tập luyện taekwondo. Đơn tố cáo cụ thể như sau (nguyên văn): "Con trai tôi đã học tập và rèn luyện từ ngày 1.12.2023 đến 10.1.2025 tại CLB SEUNG RI TAEKWONDO TEAM (Mã Câu lạc bộ: CLB_00349; Địa chỉ: Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng đồng thời là chủ nhiệm CLB. Tối ngày 9.1.2025 tôi đón cháu từ địa điểm học võ của CLB (Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về đến nhà thì cháu nói bị HLV trưởng CLB Nguyễn Văn Kin dùng roi tre đánh vào hai bắp đùi của cháu và trợ lý HLV tên là Quý dùng sống của mốt tập (đùi gà) đánh vào mông, vào ngực cháu trong khi cháu đang ở tư thế nằm nghiêng (tập động tác đá chân), đau quá cháu nhổm dậy thì bị Quý dùng gót chân đạp thẳng vào lưng, cháu nằm chẹp bẹp. Tôi liền dùng điện thoại chụp ảnh tất cả các vết tích trên cơ thể cháu (có địa điểm và thời gian cụ thể trên từng bức ảnh) và báo cho đường dây nóng thành phố Đà Nẵng về việc xâm phạm nghiêm trọng thân thể trẻ em. Đồng thời tôi đưa cháu đến công an phường Khuê Trung để làm việc, công an phường Khuê Trung hướng dẫn tôi đưa cháu đi khám tại bệnh viện để kiểm tra thương tích. Sau khi khám xong, tôi đưa cháu quay lại công an phường Khuê Trung và họ đã lấy lời khai chi tiết của cháu, tại bệnh viện cũng như trong lúc làm việc cháu liên tục nói đau mông quá với điều tra viên. Tôi đã cung cấp số điện thoại của HLV Nguyễn Văn Kin theo yêu cầu của công an và họ đã gọi HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý đến làm việc. Sáng 10.1.2025 cháu nói cả đêm con không ngủ được, đau ê ẩm toàn thân, đặc biệt là phần mông. Từ đó đến nay cháu bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, luôn lo sợ bị HLV và trợ lý HLV đánh đập khi đi học võ lại, lo sợ đi học trên trường bị các võ sinh học tại CLB này đánh khi ba làm rõ mọi chuyện, lo sợ sẽ bị đánh khi gặp lại HLV và trợ lý HLV tại công an phường Khuê Trung sắp đến. Tôi phải liên tục an ủi và động viên cháu đồng thời đã chuyển cháu đến học tập và rèn luyện tại CLB khác. Tối ngày 10.1.2025 tôi kiểm tra lại cơ thể cháu thì thấy trên lưng cháu vết bị đạp bằng gót chân vào vẫn còn, tôi đã chụp ảnh lại. Tôi đã từng chứng kiến nhiều lần tại địa điểm cũ của CLB (Số 88A đường Huy Cận, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) HLV Nguyễn Văn Kin và các trợ lý HLV dùng roi tre lấy từ cán chổi hoặc ống nước bằng nhựa đánh võ sinh khi võ sinh tập sai động tác, cấp đai thấp thì bị đánh nhẹ hơn cấp đai cao, trong đó có con tôi. Tôi đã từng góp ý với HLV, dạy mà dùng roi như vậy là phản cảm, phản sư phạm và xâm phạm thân thể trẻ em mà HLV không tiếp thu. Con tôi đi học về thường nói với mẹ là con bị thầy Kin đánh roi đau quá, hầu như buổi tập nào cũng đánh roi, hầu hết võ sinh đều bị đánh. Mẹ cháu yêu cầu tôi chuyển CLB mà do tôi chần chừ, cả nể nên cháu mới bị đánh như vậy. Việc đánh đập dã man đứa trẻ không có khả năng tự vệ và đặc biệt ở tư thế nằm nghiêng sấp là hành vi vô nhân tính, côn đồ của HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý, họ đã chà đạp lên nhân phẩm và xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể trẻ em. Kính đề nghị Lãnh đạo Liên đoàn Teakwondo Việt Nam và Ban Kiểm tra Liên đoàn Taekwondo Việt Nam VTF cần loại bỏ vĩnh viễn CLB này cũng như HLV Nguyễn Văn Kin cùng trợ lý HLV Quý ra khỏi hơi thở, nhịp sống của Teakwondo Việt Nam, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho các HLV Teakwondo trên toàn quốc không được đối xử thô bạo, đánh đập, chà đạp lên nhân phẩm võ sinh mà đặc biệt là trẻ em".Ông N.T.H chia sẻ thêm: "Trước đây con tôi học võ Teakwondo tại CLB An Hải Bắc (Đà Nẵng) với thầy Thiên (võ sư, 5 đẳng, thầy đã mất) và trợ lý HLV Lê Tuấn Vũ, thời gian học khoảng hơn 5 năm (kể cả thời gian dịch bệnh) và đạt đai đen 1 đẳng. Sau đó gia đình chuyển nhà nên tôi đưa cháu đến học tại CLB Seung Ri từ ngày 1.12.2023 đến nay, cháu đạt đai đen 2 đẳng. Cháu là đứa trẻ hiền lành, ngoan, nhỏ con. Tôi rất bức xúc khi cháu bị đánh dã man như vậy chỉ vì cháu thực hiện động tác võ không chuẩn, trợ lý HLV đánh cháu dã man cũng là đai đen 2 đẳng.Ông Nguyễn Thanh Huy cho biết Ban kiểm tra và Ban truyền thông VTF đã vào cuộc, đang trao đổi, làm việc với các bên liên quan để tìm hiểu rõ và có biện pháp xử lý.
Đối phó thế nào khi sếp quấy rối tình dục?
UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan (H.Xuân Lộc, Đồng Nai) đến năm 2030.Phạm vi điều chỉnh quy hoạch rộng 250 ha, gồm các khu vực bảo vệ và khu vực kết nối giao thông. Đối với việc kết nối giao thông, Đồng Nai quy hoạch thêm 3 tuyến cáp treo (hiện đã có 1 tuyến cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu Quang) từ chân núi phía đông nam lên đỉnh núi, gần di tích nhà nghỉ toàn quyền Pháp và vườn trà Bảo Đại. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, các điểm cáp treo này là đầu mối giao thông phục vụ khách du lịch tiếp cận lên đỉnh núi.Bên cạnh đó, quy hoạch thêm 4 tuyến đường sắt leo núi phục vụ nhu cầu di chuyển, kết nối các khu vực đỉnh núi Chứa Chan.