Nhiều người ở TP.HCM bức xúc nạn chó thả rông không rọ mõm và ám ảnh mùi hôi
Phát hiện xác ướp 4.300 năm tuổi phủ vàng ở Ai Cập
Ngày 19.3, trên các nhóm mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 16 giây ghi lại hình ảnh một người được cho là tu sĩ tử vong trong tình trạng lõa thể tại ngôi chùa ở Vĩnh Long, kèm theo nhiều thông tin trái chiều.Các bình luận cho rằng tu sĩ bị sát hại, do hiện trường xáo trộn, có nhiều cờ lê, mỏ lếch...; thi thể nằm trong thùng gỗ và đã tử vong nhiều ngày...Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Phan Ngọc Tính, Phó giám đốc Công an tỉnh, người phát ngôn của Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thì vị tu sĩ này tử vong do bệnh lý vỡ mạch máu não; không ghi nhận thương tích hay tổn thương từ bên ngoài.Theo đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17.3, các sư trong chùa Giác Thiên (P.4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thất (phòng) của một tu sĩ. Cửa phòng khóa, khi các sư mở được cửa thì thấy tu sĩ này tử vong trong tình trạng lõa thể nên giữ nguyên hiện trường, báo lực lượng công an.Theo biên bản khám nghiệm tử thi, tu sĩ tử vong trong giai đoạn phân hủy mạnh; mô não không thuần nhất, nhiều vị trí có màu đỏ sẫm. Các bộ phận không phát hiện tổn thương... Kết luận tử vong do bệnh lý xuất huyết não.Tu sĩ tên là H.A.T (pháp danh Thích Pháp N., 62 tuổi, quê TP.Phan Thiết, Bình Thuận), vào tu tại chùa nói trên từ năm 2000. Thượng tọa Thích Lệ Lạc, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cho biết cơ quan công an xác định tu sĩ này tử vong do đột quỵ nên đã bàn giao cho nhà chùa an táng theo phong tục địa phương.Qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chia sẻ, bình luận các vụ việc chưa được cơ quan chức năng kết luận, tránh làm xôn xao dư luận và có thể vi phạm pháp luật.
Nhận định Porto vs Chelsea (2 giờ sáng 8.4): 'Rồng xanh' tiếp tục gây địa chấn?
Adrien Brody đã giành giải Nam chính xuất sắc nhất lần thứ hai trong sự nghiệp nhờ vai diễn trong bộ phim The Brutalist, vượt qua loạt đối thủ nặng ký như Timothée Chalamet, Colman Domingo, Sebastian Stan và Ralph Fiennes.Khoảnh khắc khi được xướng tên, anh bước lên sân khấu với tâm trạng xúc động. Tuy nhiên, điều khiến khán giả bất ngờ là khi đang di chuyển lên bục nhận giải, anh bất ngờ quay lại, lấy kẹo cao su ra khỏi miệng và ném về phía bạn gái Georgina Chapman.Georgina Chapman, vốn là vợ cũ của "ông trùm Hollywood" Harvey Weinstein, được bắt gặp đang cố gắng chụp lấy viên kẹo trước khi Adrien Brody bắt đầu bài phát biểu. Hành động này ngay lập tức gây ra phản ứng trái chiều từ phía khán giả. Nhiều người cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự và phản cảm.Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Live with Kelly and Mark, Adrien Brody đã lên tiếng về hành động này của mình: "Tôi có thể nuốt nó, nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến điều đó. Tôi chỉ đang tìm cách vứt nó đi mà thôi". Ngoài khoảnh khắc ném kẹo cao su, Adrien Brody còn bị chỉ trích vì bài phát biểu nhận giải dài nhất lịch sử Oscar và theo The Daily Beast đó cũng là bài phát biểu tệ nhất trong lịch sử. Chuyên trang này đánh giá trong 5 phút 40 giây dài "đằng đẵng" trên sân khấu, nam diễn viên đã làm đủ mọi thứ không nên làm tại một lễ trao giải danh giá. "Nó tự mãn, lan man và đầy vẻ quan trọng nhưng lại chẳng có nội dung thực sự và quá dài", The Daily Beast bình luận về màn phát biểu của Adrien Brody.Khi dàn nhạc ra hiệu nhắc nhở đã hết thời gian, Adrien Brody với vẻ tự tin đã vẫy tay về phía đội ngũ sản xuất: "Tôi sẽ sớm kết thúc, làm ơn tắt nhạc đi. Đây không phải lần đầu tôi nhận giải đâu".Dù nhận được tràng pháo tay trong khán phòng nhưng bài phát biểu của Adrien Brody lại khiến một bộ phận khán giả xem trực tiếp qua truyền hình không hài lòng.Họ chỉ trích nam diễn viên vì bài phát biểu quá dài và có phần tự cao: "Adrien Brody thật thô lỗ và kiêu ngạo khi nghĩ rằng anh ta xứng đáng được phát biểu lâu hơn người khác"; "Adrien Brody nói: Tôi sẽ phát biểu ngắn gọn, nhưng rồi lại biến nó thành một sân chơi của riêng mình".
Đây là những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6, do Bộ TT-TT tổ chức tại Hà Nội sáng 15.1.Diễn đàn năm nay có chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Bên cạnh biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh như: việc thiếu hụt nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia vào nút thắt khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ một chiếc áo bán ra trong đó thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc… đều của người khác, Tổng Bí thư băn khoăn: "Liệu mình thu nhập được bao nhiêu trên những sản phẩm này. Có chăng đóng góp của chúng ta chỉ là công lao động và ô nhiễm môi trường". Tổng Bí thư dẫn chứng thêm, ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện ở khu vực FDI xuất khẩu 100% nhưng nhập khẩu đến 80% giá trị linh kiện này. Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp, đối tác cung ứng cho Samsung thì có đến 55 doanh nghiệp nước ngoài. Tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp 1 cung ứng thì có 164 doanh nghiệp nước ngoài. "Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là cung cấp dịch vụ an ninh, xuất ăn công nghiệp, xử lý rác thải… Tôi muốn nêu rõ bất cập này để các doanh nghiệp thấy chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế", Tổng Bí thư nói.Từ thực tế, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, 5% sử dụng công nghệ cao, Tổng Bí thư lưu ý: "Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn, đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm lắp ráp, gia công, bãi rác của công nghệ thế giới. Trong khi doanh nghiệp trong nước thì không học hỏi được điều gì".Trên tinh thần của Nghị quyết 57 được ví như "khoán 10 trong nông nghiệp đối với ngành khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo", Tổng Bí thư mong muốn sẽ nhận được những báo cáo là trí tuệ của Việt Nam, công nghệ số Việt Nam đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sản phẩm công nghệ số, đóng góp bao nhiêu phần trăm giúp các sản phẩm thông minh hơn, thẩm mỹ hơn, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, những tên Việt Nam nào được vinh danh trong các phát minh sáng kiến.Tổng Bí thư gợi mở các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn tới. Thứ nhất, nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ, phát triển công nghệ chiến lước, công nghệ lõi. Đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ hai, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, bởi theo Tổng Bí thư, hạ tầng số sẽ đóng vai trò cốt lõi cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số.Thứ ba, khơi nguồn nhân tài và thu hút chuyên gia công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa để tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu khu vực và quốc tế.Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ.Thứ năm, phát triển kinh tế số và xã hội số, từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực về kinh tế số như: Chính phủ số, xã hội số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển công nghệ ứng dụng về quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho mọi người dân.Thứ sáu, nâng cao năng lực vị thế năng lực toàn cầu. Chúng ta phải phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030 đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.Thứ 7, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu, sản xuất công nghệ số vào Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế.Đối với doanh nghiệp công nghệ số, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Chúng ta cần đồng lòng, quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy ở đây không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm trong việc góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong Nghị quyết 57. Hãy biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần dấn thân vào các lĩnh vực tiên phong, chủ động tiếp cận công nghệ mới, không ngừng đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung xây dựng các sản phẩm mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích người dân".Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm dịch vụ "Make in Vietnam" vươn xa, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Thói quen chăm sóc da kỳ quặc nhưng lại rất hiệu quả của những người nổi tiếng
Liên quan vụ nhóm nam nữ cầm đao đuổi chém khách ở quán ăn TP.Thủ Đức, ngày 5.3, Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp đối với 4 người để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.4 người bị bắt khẩn cấp gồm: Nguyễn Hoàng Ngọc Phương (23 tuổi), Huỳnh Anh Duy (30 tuổi), Nguyễn Tiến Phát (30 tuổi), Lê Hồng Chân (30 tuổi, cùng ở TP.Thủ Đức).Theo nguồn tin Thanh Niên, nhóm nam nữ nói trên bị lực lượng cảnh sát hình sự địa bàn TP.Thủ Đức bắt giữ hôm 2.3, tại một nhà nghỉ trên địa bàn P.7, TP.Vũng Tàu.Theo điều tra, chiều 28.2, Phương cùng Phát, Duy, Chân tổ chức ăn nhậu tại quán ăn trên đường Trần Thị Diệu (P.Phước Long B, TP.Thủ Đức). Tối cùng ngày, nhóm này về tiệm gần chân cầu Nam Long (P.Phước Long B) tiếp tục nhậu.Đến hơn 23 giờ, trong lúc dọn dẹp thì Phương nhận được cuộc gọi từ 1 nam thanh niên, mời Phương đến quán nhậu trên đường Man Thiện (P.Tăng Nhơn Phú A) tiếp bia. Phương có hỏi lại tiền tiếp thì nam thanh niên lớn tiếng chửi vì cho rằng Phương coi thường mình.Hai bên chửi nhau qua điện thoại di động, Phương có bật loa ngoài cho Phát, Duy và Chân cùng nghe. Cúp máy, nhóm của Phương quyết định đi tìm đối phương để giải quyết mâu thuẫn.Phương và Phát đi trên cùng 1 xe máy, chạy trước, còn Duy chạy vào nhà lấy một cây đao tự chế dài khoảng 1 mét để trên xe, cùng Chân chạy theo sau.Khoảng 23 giờ 55 phút, Phương phát hiện nam thanh niên chửi mình đang ngồi cùng 3 thanh niên khác trong quán nhậu trên đường Man Thiện. 2 phút sau, thấy Duy và Chân cầm theo hung khí chạy tới, Phương xông vào quán, đập ly xuống bàn. Cùng lúc này, Phát xông vào đánh, quật ngã 1 người, còn Duy vác đao xông tới đuổi chém nhóm thanh niên nhưng bị hụt. Chân đứng bên ngoài canh chừng xe.Vụ việc gây náo loạn khu vực, một số tài sản hư hỏng. Sau khi gây án, nhóm này bỏ trốn ra TP.Vũng Tàu và bị cảnh sát hình sự truy xét, bắt giữ.Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp nhóm nam nữ nói trên về hành vi gây rối trật tự công cộng.